Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/01/2024 18:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 207/400 (52%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8007
Được cảm ơn: 2114
Loại nước không mùi, không vị lại giúp giải độc, làm đẹp và giảm cân nhưng nhiều người lười không uống


"Xa tận chân trời, gần ngay trước mắt", hóa ra thứ nước "vàng" giúp bảo vệ sức khỏe lại ở ngay gần bạn nhưng nhiều người lười uống.

 

Để giữ gìn sức khỏe và làm đẹp da, nhiều người không tiếc bỏ ra rất nhiều tiền để tìm kiếm, sử dụng các sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, có thể những thứ đơn giản mà chúng ta thường không đánh giá cao lại đáng giá hơn rất nhiều mà chi phí bạn cần bỏ ra thì thấp hơn gấp nhiều lần.

Nước lọc đun sôi là một trong số đó.

Loại nước không mùi, không vị lại giúp giải độc, làm đẹp và giảm cân nhưng nhiều người lười không uống - Ảnh 1.

Tác dụng giảm cân

Uống nước đun sôi có thể làm ấm dạ dày và các cơ quan nội tạng khác. Bằng cách này, quá trình lưu thông máu sẽ trở nên tốt hơn, trao đổi chất cơ bản - chức năng tiêu thụ calo ngay cả khi ngủ và không hoạt động khác, cũng tăng lên.

Nếu quá trình trao đổi chất cơ bản được cải thiện, hiệu quả đốt cháy chất béo cũng sẽ được cải thiện, từ đó có thể xây dựng cơ thể săn chắc một cách dễ dàng.

Tác dụng giải độc

Khi các cơ quan nội tạng được làm ấm ẩm nhờ nước, chức năng của chúng trở nên tích cực hơn và chúng cũng có thể thúc đẩy sự chuyển động của quá trình tiêu hóa trong cơ thể. Nhờ đó, chất thải và nước tiểu tích tụ trong cơ thể dễ dàng được thải ra khỏi cơ thể. 

Loại bỏ táo bón và phù nề

Cũng giống như tác dụng giải độc, phân và nước tiểu đọng lại trong cơ thể cũng dễ dàng được đào thải ra ngoài. Điều rất quan trọng là ngăn ngừa phù nề bằng cách ngăn chặn lượng nước dư thừa tích tụ trong cơ thể. Với lượng nước tiểu tăng lên, nó cũng có tác dụng loại bỏ táo bón và phù nề.

Cải thiện tác dụng khắc phục các triệu chứng cảm lạnh

Khỏi phải nói, vào mùa đông có rất nhiều người sợ lạnh vì mùa hè bật điều hòa quá nóng. Uống nước đun sôi có thể làm ấm các cơ quan nội tạng, cải thiện độ nhạy cảm với cảm lạnh và cải thiện chức năng sinh lý.

Tác dụng làm trắng và làm đẹp

Để làm trắng và làm đẹp không thể thiếu chính là chế độ ăn uống và môi trường đường ruột. Nước đun sôi có thể loại bỏ chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể, làm cho đường ruột sạch sẽ và có tác dụng làm đẹp làn da.

Khi nào nên uống?

Tốt nhất sau khi thức dậy

Việc đầu tiên sau khi thức dậy vào buổi sáng là uống nước đun sôi. Nó có thể loại bỏ độc tố tích tụ vào ban đêm và thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Về phương pháp uống, nên uống từ từ. Hãy cố gắng hình thành một thói quen uống nước như vậy để nó "dần dần thấm vào cơ thể bạn".

Nếu những người uống cà phê vào buổi sáng duy trì thói quen uống nước đun sôi hàng ngày thì cảm giác sảng khoái của cơ thể vào buổi sáng và tình trạng mệt mỏi sau khi thức dậy sẽ được cải thiện.

Uống nước trước khi đi ngủ

Uống một ly nước đun sôi 15 đến 30 phút trước khi đi ngủ có thể làm ấm cơ thể từ bên trong, giúp thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, những người cảm thấy chướng bụng, ớn lạnh hoặc yếu ớt sau khi thức dậy vào buổi sáng nên thử uống nước đun sôi trước khi đi ngủ. 

Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều, bạn có thể cảm thấy muốn đi vệ sinh vào giữa đêm nên chỉ cần uống khoảng 1 cốc.

Trước hoặc trong khi ăn

Trong bữa trưa và bữa tối, tốt hơn hết bạn nên uống nước đun sôi từ từ trong khi ăn. Nước đun sôi có thể thúc đẩy hoạt động của các cơ quan tiêu hóa và các cơ quan khác, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Và nếu bạn uống nước đun sôi từ từ, tốc độ ăn của bạn đương nhiên sẽ chậm lại, đồng thời cũng có tác dụng làm tăng số lần nhai. Thời gian nhai tăng lên có thể kích thích trung tâm cảm giác no và kiểm soát lượng thức ăn ăn vào.

Vì nó có thể ngăn cản việc ăn quá nhiều và ăn quá nhanh nên hiệu quả giảm cân cũng rất đáng mong đợi.

Nguồn và ảnh: QQ, Healthline

Theo Mỹ Diệu

Theo Trí thức trẻ

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024