Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/01/2024 17:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 207/400 (52%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8007
Được cảm ơn: 2114
Loại quả vị đắng nhưng chăm ăn sẽ nhận toàn “trái ngọt” cho sức khỏe, vóc dáng


Mướp đắng là loại quả giá rẻ, dễ mua nhưng giúp điều trị nhiều loại bệnh. Ngay cả khi khỏe mạnh, ăn thường xuyên cũng giúp bạn khỏe đẹp từ trong ra ngoài.

 

Quả mướp đắng hay còn gọi là khổ qua thuộc họ Cucurbitaceae, được trồng rộng rãi ở châu Á, châu Phi và vùng Caribe, Nam Mỹ. Tùy thuộc vào giống, điều kiện sinh trưởng mà loại quả này có sự khác biệt nhỏ về hình dáng, màu sắc. Tuy nhiên, điểm chúng cũng là đặc trưng của mướp đắng là vị đắng khi ăn, mặc dù mức độ đắng của nó cũng có thể khác biệt giữa các giống, cách trồng và cách chế biến.

Loại quả vị đắng nhưng chăm ăn sẽ nhận toàn “trái ngọt” cho sức khỏe, vóc dáng- Ảnh 1.

Mướp đắng là loại quả mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, dễ mua, giá lại rẻ (Ảnh minh họa)

Về mặt dinh dưỡng, mướp đắng rất giàu vitamin, chất xơ, tinh bột, khoáng chất và các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe. Nổi bật như khoáng chất: canxi, kali, sắt, kẽm, magie… hay vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6) vitamin C, vitamin A, vitamin K… Đặc biệt là các chất chống oxy hóa như catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic… cùng các hợp chất tốt cho sức khỏe như folate, beta- carotene, lutein zeaxanthin, alpha-carotene.

Bởi vậy mà từ xa xưa, mướp đắng không chỉ là thực phẩm ngon và tốt mà còn là vị thuốc phòng và chữa rất nhiều bệnh tật. Tuy không phải ai cũng yêu thích vị đắng của loại quả này nhưng nếu chăm ăn nó sẽ nhận được nhiều “trái ngọt” cho sức khỏe và làm đẹp.

Những lợi ích sức khỏe, làm đẹp của mướp đắng

Mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm đẹp nhưng không phải ai cũng biết tận dụng.

Tăng cường miễn dịch:

Các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng trong mướp đắng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều cần thiết để cơ thể chống lại nhiễm trùng và loại bỏ các chất có hại một cách hiệu quả.

Thanh lọc cơ thể:

Loại quả này chứa chất chống oxy hóa và các hợp chất hoạt tính sinh học có thể hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể. Những hợp chất này giúp trung hòa các gốc tự do có hại và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.

Chống lại ung thư:

Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng, đó là đặc tính chống ung thư. Mướp đắng đã được chứng minh là làm gián đoạn quá trình sản xuất glucose và có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tụy. Loại quả này cũng được cho là giúp giảm nguy cơ và ức chế sự phát triển của khối u gan, ruột kết, vú hoặc tuyến tiền liệt.

Loại quả vị đắng nhưng chăm ăn sẽ nhận toàn “trái ngọt” cho sức khỏe, vóc dáng- Ảnh 2.

Có nhiều cách chế biến giúp mướp đắng ngon miệng, bớt đắng hơn (Ảnh minh họa)

Giảm mỡ máu, tốt cho tim mạch:

Chất xơ và các hoạt chất chống oxy hóa, hàm lượng polyphenol cao cùng khoáng chất như kali, canxi, magie trong mướp đắng giúp giảm mỡ máu, tan huyết khối. Nó cũng có tác giúp thải độc, điều hòa tim mạch nên giảm đáng kể nguy cơ đau tim, bệnh tim và đột quỵ.

Phòng và điều trị tiểu đường:

Các nghiên cứu cho thấy, ăn mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Bởi loại quả này cải thiện cách sử dụng đường trong các mô của cơ thể và thúc đẩy quá trình tiết insulin - loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Do vậy, nó là thực phẩm thường được sử dụng trong chế độ ăn uống của người bệnh tiểu đường.

Tốt cho tiêu hóa:

Hàm lượng chất xơ trong quả mướp đắng hỗ trợ thúc đẩy quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Lượng chất xơ đầy đủ hỗ trợ nhu động ruột thường xuyên, ngăn ngừa táo bón và giúp loại bỏ chất thải và độc tố khỏi đường tiêu hóa.

Bồi bổ và thải độc gan:

Loại quả này được chứng minh là có tác động tích cực đến sức khỏe gan. Bởi nó giúp cải thiện chức năng gan và hỗ trợ quá trình giải độc, giảm tích nước. Trong mướp đắng chứa một hợp chất có tên momordica charantia - có tác dụng chống lại suy giảm chức năng gan bằng cách tăng cường hoạt động chống oxy hóa của các enzym trong gan.

Điều trị sỏi thận:

Mướp đắng có thể làm phá vỡ những viên sỏi và đào thải qua đường nước tiểu. Thực phẩm này còn làm giảm nồng độ acid trong nước tiểu, giảm những cơn đau do sỏi thận gây ra.

Tốt cho xương và thị lực:

Mướp đắng là “mỏ" vitamin K và cũng chứa canxi. Nhờ vậy mà loại quả này giúp xương chắc khỏe, phòng bệnh loãng xương. Đồng thời, mướp đắng còn giàu vitamin C, chất chống oxy hóa và kháng viêm, từ đó giúp cải thiện tình trạng viêm khớp hiệu quả, phục hồi vết thương nhanh hơn. Còn lợi ích cho thị lực của mướp đắng tới từ nguồn vitamin A dồi dào và chất lutein zeaxanthin.

Lợi ích của mướp đắng trong làm đẹp:

Lợi ích về làm đẹp của mướp đắng chủ yếu là đối với làn da và tác dụng giảm cân. Bởi vì mướp đắng ít calo nhưng lại rất giàu chất xơ, giúp no lâu hơn. Đặc biệt, mướp đắng được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể, kiềm chế cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ thừa, giảm béo bụng hiệu quả. Bản thân công dụng thúc đẩy tiêu hóa, thải độc của loại quả này cũng giúp bạn giảm cân hiệu quả hơn.

Còn với làn da, mướp đắng dưỡng ẩm và dưỡng trắng da rất hiệu quả. Nhờ vào tính chất kháng khuẩn, chống viêm, mướp đắng được dùng để trị các loại mụn khác nhau, thậm chí cả vảy nến. Vitamin C và E trong mướp đắng không chỉ làm sáng da mà còn giảm thâm nám, thâm sau mụn. Nó giàu chất chống oxy hóa nên cũng khá hữu ích trong việc làm chậm lão hóa da, tăng cường thải độc để làn da hồng hào và căng mịn hơn. Bạn có thể kết hợp cả ăn/uống mướp đắng với đắp mặt nạ để tăng hiệu quả làm đẹp da.

Một số lưu ý khi tiêu thụ mướp đắng

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp nhưng loại quả này không phù hợp với tất cả mọi người. Những nhóm người sau đây nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên dùng mướp đắng:

- Người có huyết áp thấp.

- Người đang có bệnh đường tiêu hóa.

- Bà bầu, nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu và phụ nữ đang cho con bú.

- Bệnh nhân trước và sau khi thực hiện phẫu thuật (ngừng ăn tối thiểu là 2 tuần trước và sau phẫu thuật).

- Những người bị thiếu canxi nặng.

- Trẻ em không nên ăn quá nhiều.

Loại quả vị đắng nhưng chăm ăn sẽ nhận toàn “trái ngọt” cho sức khỏe, vóc dáng- Ảnh 3.

Ngoài chế biến món ăn, bạn có thể uống nước ép hoặc đắp mặt nạ mướp đắng để khỏe đẹp hơn (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, bạn cần tránh uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng kẻo ảnh hưởng dạ dày. Cũng không nên kết hợp mướp đắng cùng các loại hải sản như tôm, cua… vì mướp đắng chứa vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản có thể gây phản ứng khó chịu, nặng hơn sẽ tạo thành thạch tín gây ngộ độc.

Nguồn: Sohu, Eat This, Healthline

Theo Ngọc Ái

Theo Phụ nữ Việt Nam

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024