Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/07/2015 07:07 # 1
crisalder
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 144/170 (85%)
Kĩ năng: 35/80 (44%)
Ngày gia nhập: 22/12/2014
Bài gởi: 1504
Được cảm ơn: 315
Những điều "không ngờ" mà cuộc sống hiện đại hủy hoại cơ thể chúng ta


Ít ai ngờ, chính cuộc sống hiện đại, nhiều tiện nghi lại khiến cơ thể chúng ta ngày một yếu.

Liệu bạn có để ý những thổ dân châu Phi thường có một hàm răng trắng đẹp dù lối sống của họ vô cùng sơ khai, đôi khi còn kém vệ sinh?
 
Hoặc bạn có đặt câu hỏi liệu tổ tiên chúng ta sẽ thế nào nếu có một thị lực kém do cận thị - căn bệnh hiện nay rất nhiều người mắc phải trong khi việc không thể nhìn thấy kẻ săn mồi từ xa gần như là một bản án tử hình.

Câu trả lời là hầu hết các căn bệnh như sâu răng hay cận thị… rất ít xuất hiện ở cơ th người trong quá khứ. Và sự phổ biến của căn bệnh ngày hôm nay bắt nguồn từ lối sống hiện đại và nhiều tiện nghi của con người.

1. Sâu răng bùng phát bởi những thay đổi gần đây trong chế độ ăn uống
 
Dù được hỗ trợ rất nhiều bởi các loại dụng cụ vệ sinh răng miệng như nước súc miệng, kem đánh răng và chỉ nha khoa nhưng chúng ta không sở hữu một hàm răng khỏe, đẹp như tổ tiên - những người sống trong điều kiện vệ sinh kém hơn rất nhiều.
 

Kỳ lạ là sự giảm sút sức khỏe răng miệng của ta liên quan đến một trong những thành tựu vĩ đại. Đó là cuộc cách mạng công nghiệp - sự gia tăng nhanh chóng khả năng sản xuất đã tạo ra những thay đổi lớn lên chế độ ăn hàng ngày.

Trước khi cách mạng công nghiệp diễn ra, con người xem đường như một loại gia vị quý hiếm và phải sử dụng rất hạn chế trong các bữa ăn. 
 
Tuy nhiên, chỉ trong thời ngắn khi đường được sản xuất ở quy mô công nghiệp, loại gia vị ngọt ngào này đã hiện diện rất nhiều trong các loại thực phẩm.

 

 

Cần lưu ý rằng, bản thân đường không hề gây hại cho răng mà chính các vi khuẩn trong miệng khi tiêu thụ đường sẽ sản sinh ra acid ăn mòn men răng. 

Bình thường cơ thể con người có các cơ chế để tự trung hòa acid nhưng với chế độ ăn nhiều đường, các vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng tạo ra lượng acid vượt quá khả năng tự cân bằng của cơ thể và kết quả là dẫn đến sâu răng.

 
Các nhà khoa học gợi ý rằng, với sự thay đổi quá nhanh chóng trong chế độ ăn uống, mà cụ thể là việc bổ sung nhiều đường, khiến cơ thể con người không tiến hóa theo kịp để cân bằng lượng vi khuẩn trong miệng làm cho tình trạng sâu răng dễ xuất hiện hơn so với trước đây.
 
2. Cận thị thành dịch bệnh bởi việc đọc quá nhiều nhưng ít vận động ngoài trời
 
Bệnh cận thị đã bùng nổ ở các nước phương Tây trong hơn 40 năm qua. Tại châu Á, cận thị đã gần như thành dịch bệnh trong khoảng thời gian rất ngắn gần đây. 

 

 

Tại sao cận thị lại có một sự bùng nổ đột ngột? Câu trả lời là vì ngày nay trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn so với trước kia. 

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mắt các loài linh trưởng được kích hoạt khả năng nhìn vật ở xa khi tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, có cường độ mạnh hơn 100 lần so với đa số các loại ánh sáng trong nhà. 

 

 

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên loài khỉ Rhesus và nhận thấy chúng rất hiếm mắc bệnh cận thị. Tuy vậy, họ đã dễ dàng khiến một chú khỉ con mắc bệnh này khi tách chú khỉ lúc mới sinh ra khỏi nguồn sáng tự nhiên.

 

 

Điều này giải thích lí do tại sao đa phần người cận thị là những người khi còn trẻ dành nhiều thời gian ở trong nhà, chỉ được tiếp xúc với nguồn sáng nhân tạo yếu ớt. Cùng với đó, chính việc sử dụng máy tính bảng, trò chơi điện tử, nhìn màn hình điện thoại thông minh... đã khiến cho càng nhiều bạn đeo kính hơn.

3. Giảm thính lực vì thế giới ngày nay quá nhiều tiếng ồn
 
Hiện nay bệnh giảm thính lực được xem là một trong những rủi ro nghề nghiệp hàng đầu thế giới. Theo thống kê, có phân nửa người Mỹ trên 75 tuổi bị giảm thính lực. 
 
 
Ngoài tuổi già, một trong những nguyên nhân quan trọng gây giảm thính lực là con người ngày nay phải tiếp xúc với nhiều loại máy móc tạo tiếng ồn lớn.
 
 
Các loại tiếng ồn tạo ra từ vũ khí, tai nghe, máy nghe nhạc hay loa công suất lớn gây rối loạn chức năng các tế bào lông nhỏ trong tai của con người gây ra tình trạng giảm thính lực tạm thời. 
 
 
Tuy nhiên, nếu tình trạng cứ lặp đi lặp lại trong thời gian dài, khả năng nghe sẽ bị tổn thương vĩnh viễn bởi các tế bào lông tai mất đi không thể phục hồi.

 

4.  Mất ngủ là do phát minh ánh sáng nhân tạo
 
Thói quen “cú đêm” hiện không còn xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Tại sao con người ngày nay lại thích thức đêm? Các nhà khoa học cho rằng thủ phạm chính là do ánh sáng nhân tạo.

 

 

Quay trở về thời kỳ sơ khai, khi con người chưa hề tạo ra một nguồn sáng nhân tạo nào, lúc đó tổ tiên chúng ta chỉ săn bắt hái lượm vào buổi sáng và tối đến quay về ngủ trong hang động. 
 
Mặt trời mọc và lặn là chiếc đồng hồ duy nhất báo hiệu thời gian thức, ngủ. Cơ thể con người đã tiến hóa theo cơ chế bất di bất dịch này.

 

 

Tuy nhiên, với việc phát minh ra nguồn sáng nhân tạo đầu tiên như lửa, con người đã làm mờ ranh giới giữa ngày và đêm. Hiện nay với đủ loại các dụng cụ phát ra ánh sáng nhân tạo như bóng đèn, màn hình máy tính… ranh giới này gần như không còn tồn tại.

Đặc biệt, với các thiết bị điện tử cá nhân như điện thoại di động, máy tính bảng…màn hình của chúng phát ra ánh sáng màu xanh. 
 
Trong các bước sóng ánh sáng thì bước sóng màu xanh có tác động mạnh nhất khiến cho con người tăng sự tỉnh táo, ức chế tiết melatonin (hormone gây buồn ngủ), khiến cho việc nhìn chằm chằm vào màn hình các thiết bị này càng dễ khiến bạn cảm thấy “tỉnh như sáo”. 
 

Tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo vào ban đêm ngoài việc khiến bạn mất ngủ, uể oải vào ngày hôm sau, liệu còn gây tác hại khác nghiêm trọng hơn? 
 
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Harvard vào năm 2012, việc thức đêm và tiếp xúc nhiều ánh sáng nhân tạo khiến lượng đường trong máu mất ổn định, tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư, tâm thần. 
 
Do đó, trước khi đi ngủ bạn nên để chiếc điện thoại hay máy tính bảng cách xa mình để không bị xao nhãng bởi một dòng “cập nhật trạng thái” nào đó của bạn bè.

5. Đau chân bắt nguồn từ việc đi giày
 
Bạn có hay, việc bị đau các phần của bàn chân đa phần không bắt nguồn từ việc phải đứng hàng giờ liền, hay phải đi lại quá nhiều mà từ chính đôi giày bạn đang mang. 
 

Hai bàn chân của chúng ta có kích thước nhỏ so với phần còn lại của cơ thể, do đó chúng phải chịu một áp lực rất lớn với mỗi bước đi. 
 
Việc mang những đôi giày không phù hợp như quá ngắn, quá bó hoặc làm biến đổi dáng đi tự nhiên như giày cao gót làm bàn chân không còn hình dáng chuẩn để chịu lực khiến chúng dễ bị tổn thương và mắc các bệnh như viêm gót chân, u dây thần kinh Morton (gây đau giữa kẽ ngón chân 3 và 4), cong ngón chân…
 

Điều đáng buồn, không chỉ việc mang những đôi giày quá kiểu cách mới khiến bàn chân con người yếu đi, tất cả đôi giày ta mang đều ảnh hưởng xấu đến bàn chân. Bàn chân của con người có cấu tạo tự nhiên để giảm sốc, chống đỡ, cân bằng cơ thể và di chuyển trên hai chân.
 
Theo Kênh 14

Chúng là kết quả hàng trăm ngàn năm tiến hóa từ việc leo trèo trên cây tới thích nghi với lối sống đi bộ dưới mặt đất. Rất nhiều xương, khớp, dây chằng, cơ bắp phối hợp với nhau để giữ con người hoạt động bình thường trên đôi bàn chân. 
 

Do đó, khi bạn mang giày, dù đó là đôi giày được quảng cáo có có chức năng hỗ trợ, nâng đỡ bàn chân thì thực chất chúng cũng đã làm biến đổi ít nhiều hoạt động tinh tế của các bộ phận trong bàn chân. 

Nghiên cứu tại Đại họcWitwatersrand ở Johannesburg, Nam Phi vào năm 2007 trên 180 người hiện đại thuộc ba nhóm dân cư khác nhau Sotho, Zulu và châu Âu cho thấy, những người Zulu dành đa số thời gian đi trên chân trần. Bởi vậy, họ sở hữu một đôi bàn chân khỏe mạnh nhất chứ không phải những người châu Âu vốn thường mang những đôi giày hiện đại.
 

Vì thế, tốt nhất bạn nên dành nhiều thời gian đi chân trần và khi bắt buộc phải mang giày thì đừng chọn những đôi giày "mốt nhất" mà hãy là những đôi giày thoải mái nhất với đôi chân bạn nhé.

 



Lê Đình Nguyên Vũ

K19CMUTPM4

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenvulee


 
Các thành viên đã Thank crisalder vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024