Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/02/2022 10:02 # 1
buiducduong
Cấp độ: 22 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 32/220 (15%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 25/09/2020
Bài gởi: 2342
Được cảm ơn: 0
Anonymous bắt đầu tấn công Nga, DDoS trang Chính phủ


Trong bối cảnh Nga đang tấn công Ukraine, nhóm Hacker Anonymous tuyên bố đã đánh sập một số trang web của chính phủ Nga và RT.com – trang web của mạng truyền hình do nhà nước Nga kiểm soát.

Nhóm Hacker này đã đưa ra một thông báo trên +ngày hôm qua, với nội dung Anonymous đang tham gia vào một cuộc ‘chiến tranh mạng’ chống lại chính phủ Nga.

anonymous ddos nga

Anonymous đã tuyên bố nhận trách nhiệm vào tối thứ Năm về các cuộc tấn công mạng đã đánh sập một số trang web của chính phủ Nga – để trả đũa vì Nga đã xâm lược Ukraine. Trang tin tức nhà nước Nga RT.com đã xác nhận các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), tuy nhiên cuộc tấn công đã bị ngăn chặn sau thời gian ngắn.

Một số trang web bị Anonymous làm sập và gây gián đoạn truy cập như trang web của chính phủ Nga, Điện Kremlin, Duma và Bộ Quốc phòng. Ngoài RT.com, nhóm hacker này cũng đã thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) phân tán nhằm vào các trang web của các nhà cung cấp dịch vụ internet của Nga như Com2Com, Relcom, Sovam Teleport và PTT-Teleport Moscow.

Nhiều tài khoản với Anonymous khác nhau đã sử dụng hashtag #OpRussia và #OpKremlin trên Twitter, tương tự như chiến dịch #OpISIS cách đây vài năm nhằm tấn công vào tổ chức khủng bố ISIS.

Bạn đừng ngạc nhiên vì sao trên Twitter lại có quá nhiều tài khoản Anonymous, vì họ là nhóm Hacker phi tập trung và không ai biết ai cả, nhưng có thể dễ nhận ra khi họ có cùng mục tiêu tấn công và dùng chung một hashtag khi phát động chiến dịch tấn công nào đó.

Ukraine cáo buộc Nga đứng sau cuộc tấn công mạng

Trước đó, Ukraine tuyên bố rằng Nga đứng sau các cuộc tấn công mạng lớn nhằm vào các trang web của chính phủ nước này và một số ngân hàng cũng như các công ty công nghệ thông tin khác.

“Phần mềm độc hại của Nga dùng để tấn công vào hệ thống mạng của Ukraina, được thiết kế để trông giống như ransomware nhưng không cơ chế khôi phục tiền chuộc, nhằm mục đích phá hủy dữ liệu trong các máy chủ của Ukraine”. Thông tin này đã được Microsoft công bố trong một bài đăng trên blog, mô tả cuộc tấn công chống lại Ukraine.

Theo một số thông tin từ Dark Web, bên phía Nga lợi dụng tình hình chính sự căng thẳng để đăng bài quảng cáo bán dữ liệu công dân của Ukraine. Những hành động tạo nên một sự khủng hoảng từ đời thật đến không gian mạng, đồng thời tạo lên làn sóng áp đảo chính quyền Ukraine.

Tấn công mạng là một trong những phương tiện được sử dụng trong chiến tranh hiện đại, sự nguy hiểm của chiến tranh mạng có thể phá hủy cơ sở hạ tầng công nghiệp của một quốc gia.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024