Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/12/2021 16:12 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
TOP DẠNG CÂU HỎI NÊN HỎI NHÀ TUYỂN DỤNG KHI PHỎNG VẤN


Trong mọi cuộc phỏng vấn, “cửa ải” cuối cùng của nhà tuyển dụng dành cho bạn luôn là: “Em có câu hỏi nào dành cho anh/chị/công ty không?”. Đối với các ứng viên đã trải qua nhiều cuộc phỏng vấn hay ứng viên dày dặn kinh nghiệm, bất kỳ lúc nào họ cũng có sẵn/chuẩn bị trước những câu hỏi dành cho HR, còn những ứng viên lần đầu đi xin việc thì khá ít bạn có thể làm được điều này.

Tại sao bạn nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng?

Đôi khi chúng ta cho rằng đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng là không cần thiết: để hoàn thành tốt một buổi phỏng vấn thì chỉ cần trả lời xuất sắc những câu hỏi mà họ đưa ra là đủ rồi. Tuy nhiên quan điểm như vậy sẽ khiến bạn không thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được hết tư duy của mình. Nói “Không” có thể khiến nhà tuyển dụng có những đánh giá thấp về bạn. Trái lại, nếu bạn hỏi được câu hỏi có giá trị, nhà tuyển dụng sẽ thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến công việc và đã có sự chuẩn bị trước kĩ càng. Đồng thời, câu trả lời từ nhà tuyển dụng cũng giúp bạn có một quyết định sáng suốt hơn về việc có nên làm việc ở đây hay không. Một buổi phỏng vấn luôn là một quá trình hai chiều - bên cạnh việc nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn có phải ứng viên tốt nhất với vị trí tuyển dụng hay không thì bạn cũng cần biết mình có thực sự phù hợp với công việc và có thể thành công ở vị trí mới này hay không đúng không nào?

Hãy xem việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng là cơ hội để bạn thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng. Dưới đây là các câu hỏi bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn, cùng tham khảo nhé!

1. Những câu hỏi về vị trí ứng tuyển

Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn thật sự quan tâm đến vị trí mà mình ứng tuyển bằng những câu hỏi liên quan đến bản chất của công việc. Điều này đồng thời cũng giúp bạn tránh được những hiểu lầm không nên có sau này. Một vài ví dụ:

- Anh/chị có thể cho em biết về những việc chưa được nói đến trong bản mô tả công việc không ạ? Những kỹ năng, chuyên môn cần có cho vị trí này là gì? (Mặc dù điều này có thể bạn đã biết, tuy nhiên việc bạn lắng nghe từ chính nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đầy đủ và giúp bạn hiểu rõ hơn về tính chất công việc)

- Lộ trình thăng tiến của vị trí này sẽ như thế nào? Anh/chị có thể cho em biết về ưu, khuyết điểm cũng như trách nhiệm của người trước đây đảm nhận công việc này không ạ?

- Để em có thể hiểu rõ hơn về vị trí này thì định hướng mục tiêu cụ thể cho vị trí này là gì ạ? - Vị trí này có chế độ đãi ngộ gì cho nhân viên mới và nhân viên chính thức? Anh/chị có thể cho em biết về thời gian làm việc của công ty nếu em được nhận không ạ?

...

 2. Những câu hỏi về Công ty

Đây sẽ là cách để bạn có cái nhìn tổng quát về công ty mà mình đang ứng tuyển.

- Bạn sẽ làm việc ở bộ phận nào, cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân sự, chiến lược của công ty ra sao…

- Văn hóa của công ty là gì? Thế mạnh của công ty là gì? Phúc lợi mà nhân viên được hưởng sau khi vào công ty là gì?

- Anh/chị có thể chia sẻ một chút về mục tiêu phát triển của công ty trong 5 – 10 năm tới được không ạ?

...

3. Những câu hỏi thể hiện sự quan tâm, muốn gắn bó lâu dài với công ty

Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đều muốn biết ứng viên có muốn gắn bó lâu dài với công ty mình không. Chính vì thế, hãy cho họ thấy lòng nhiệt huyết của bạn đối với vị trí này bằng một vài gợi ý về câu hỏi dưới đây:

- Mục tiêu mà em sẽ phải đạt được trong vòng 6 tháng – 1 năm nếu em được tuyển vào công ty là gì?

- Việc đánh giá hiệu suất làm việc sẽ dựa vào đâu?

- Em sẽ phải báo cáo công việc của mình theo tuần hay theo tháng? Ai là người mà em sẽ trực tiếp báo cáo công việc?

...

4. Các câu hỏi về quá trình ứng tuyển của bạn

“Anh/chị có thể cho em xin đánh giá tổng quan về sự thể hiện của em trong buổi phỏng vấn được không? Nếu có thể, hãy cho em biết nhược điểm mình cần cải thiện là gì được không?”

Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng về sự thể hiện của bạn, bạn đã thể hiện được rằng bạn là một người cầu tiến trong công việc. Ngoài ra thông qua đánh giá của họ, bạn sẽ có thể đọc vị cảm xúc nhà tuyển dụng xem bạn có lọt vào tầm ngắm ứng viên tiềm năng của họ hay không.

Hãy nhớ, khi nhận những đánh giá dẫu tích cực hay tiêu cực, bạn phải luôn giữ một thái độ tươi tắn và ghi nhận những góp ý này. Cho dù đó không phải là những điều bạn mong muốn được nghe, bạn nhất quyết không được phân bua quá nhiều để phản bác lại ý kiến của họ.

“Anh/chị có góp ý gì về CV và thư xin việc của em không?”

Bạn hãy thể hiện những quan điểm như theo bạn thì CV rất quan trọng để gây ấn tượng đầu tiên và xin được học hỏi kinh nghiệm từ họ. Áp dụng tốt câu hỏi này và mở rộng được những chủ đề liên quan, buổi phỏng vấn của bạn sẽ trở nên rất sôi nổi và gần gũi.

Bạn cũng có thể khéo léo nhấn mạnh thêm vào những kỹ năng mà bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, cũng như cách bạn học được và áp dụng những kỹ năng này vào thực tiễn thông qua cuộc hội thoại này.

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024