Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/07/2015 13:07 # 1
nhathung
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 42/300 (14%)
Kĩ năng: 26/50 (52%)
Ngày gia nhập: 30/05/2015
Bài gởi: 4392
Được cảm ơn: 126
Dùng phần mềm nào để máy Windows dùng chip ATOM chạy đỡ nặng nhất?


Tinhte_chon_ung_dung_may_tinh_cau_hinh_yeu.

Hiện nay có khá nhiều máy tính trên thị trường dùng cấu hình CPU Intel Atom Z3xxx, RAM 2GB, Windows 8 hoặc Windows 10 bản 32-bit, bộ nhớ trong tầm 32-64GB. Những chiếc máy đó có thể là máy desktop truyền thống, máy desktop nhỏ gọn, dòng Intel Compute Stick hoặc NUC, và không thể không kể đến rất nhiều tablet Windows cỡ 8" đến 10". Cấu hình nói trên có ưu điểm là tiết kiệm điện và giá thành rẻ, nhưng bù lại hiệu năng có những hạn chế nhất định, dung lượng trống để cài app cũng không nhiều. Chính vì thế, trong bài này mình sẽ chia sẻ với các bạn những phần mềm nào nên dùng với những mẫu PC như trên mà vẫn đảm bảo máy chạy ổn, ít bị đứng, giật nhất có thể.
 

Tóm tắt nội dung chính
Noi_dung_chinh. ​


Trình duyệt: Firefox, Opera, Yandex hoặc Internet Explorer

Firefox, Opera thì có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người rồi nên chắc mình không cần giới thiệu nhiều, Internet Explorer cũng thế. Nhưng vì sao không xài Chrome, vốn là một giải pháp quá quen thuộc với mọi người? Trong quá trình mình thử nghiệm con Compute Stick của mình thì những lúc chạy Chrome máy trở nên chậm hơn hẳn so với khi lướt web bằng Firefox. Ngoài ra, mình đã thử mở 2-3 tab cùng lúc thì Firefox cũng mượt hơn Chrome khá nhiều. Thử nghiệm với Opera cũng cho ra kết quả khá ngon.

Mod @bk9sw thì đề xuất thêm một trình duyệt nữa là Yandex. Đây là trình duyệt của Nga, hỗ trợ cho Windows 8/10 và có giao diện khá thân thiện. Bộ nguồn dựng trang bên trong là Blink, tức là cũng nền WebKit tương tự như Opera hay Chrome nên bạn không cần phải lo về tính tương thích của nó với các trang web. Bạn có thể tham khảo thêm về Yandex trong bài viết này.

Về phần Internet Explorer, có thể bạn sẽ lo lắng rằng tính tương thích của trình duyệt này có thể không cao. Nhưng kể từ IE10 trở đi thì tình hình đã được cải thiện khá nhiều, ngay cả với những website phức tạp thì chúng ta vẫn có thể chạy hầu hết những tính năng của trang web mà không gặp vấn đề gì. Nếu bạn nào dùng Windows 10 thì bạn sẽ không có IE, thay vào đó bạn hãy dùng Microsoft Edge. Khả năng tương thích và hỗ trợ các chuẩn web của Edge thậm chí còn tốt và nhanh hơn IE nữa.

Link tải Firefox dành cho Windows
Link tải Opera dành cho Windows
Link tải Yandex dành cho Windows

Ứng dụng văn phòng: Microsoft Office 2013 / Office for Windows 10 hoặc LibreOffice (miễn phí)

Mình khá ngạc nhiên khi mà toàn bộ các ứng dụng Word, Excel, PowerPoint 2013 có thể chạy rất nhanh và mượt trên một chiếc máy tính có cấu hình thấp như thế này. Việc nhập liệu, định dạng văn bản, chạy slide thuyết trình (có nhiều hình), hay xử lý các công thức Excel đều có thể được thực hiện một cách dễ dàng, y hệt như khi chạy một cái PC mạnh mẽ vậy. Ban đầu mình cứ nghĩ là phải dùng đến bộ Open Office hay Libra Office cho nhẹ, nhưng cài Microsoft Office vào thấy ngon nên để dùng luôn.

Nếu bạn nào sử dụng Windows 10, bạn có thể cài Office for Windows 10 từ Windows Store. Bộ này miễn phí cho các máy tablet có màn hình dưới 10,1", còn PC và desktop cỡ lớn thì phải mua gói cước Office 365.
 

Microsoft_Office.PNG


LibreOffice cũng là một ứng dụng văn phòng khác, cũng có trình xử lý văn bản, bảng tính và bài thuyết trình tương tự như Word, Excel, PowerPoint. Điểm khác biệt so với Microsoft Office đó là LibreOffice sử dụng mã nguồn mở, thế nên app hoàn toàn miễn phí nhưng vẫn sở hữu rất nhiều tính năng mạnh mẽ. Giao diện của phần mềm được thiết kế có nhiều nét tương đồng với Microsoft Office nên bạn sẽ không tốn nhiều thời gian làm quen. Tính tương thích với các tập tin Office của LibreOffice cũng khá tốt. Ngoài ra, LibreOffice cũng hoạt động khá ngon lành trên chiếc Intel Stick của mình, không gặp vấn đề gì về hiệu năng cả.

Tải về LibreOffice (miễn phí)

Nghe nhạc, giải trí: iTunes, MusicBee, VLC, K-Lite + Media Player Classic

Mình dùng iTunes bởi vì mình cần đồng bộ nhạc với iPhone của mình, ngoài ra thư viện của mình trước giờ đã được quản lý bởi iTunes rồi nên mình dùng luôn cho tiện. Hiệu năng khá tốt, không bị đứng hay giật gì nữa. Tuy nhiên, iTunes thì hơi to nên chiếm bộ nhớ trong hơi nhiều, nếu bạn có dung lượng SSD quá thấp thì nên dùng app Music sẵn có trong Windows, cũng rất dễ dùng, trực quan và đẹp nữa.

Nếu bạn không dùng iTunes hay Music thì có thể xài MusicBee. Phần mềm này có giao diện thân thiện, dễ dùng, cho phép quản lý thư viện một cách trực quan, và đặc biệt là miễn phí. Đặc biệt, app này hỗ trợ đổi theme và cho phép cài thêm các plugin từ bên ngoài vào.

Để xem phim thì cứ VLC thẳng tiến. Miễn phí, nhẹ nhàng, tương thích rất hầu hết các định dạng file nhạc phim phổ biến, hỗ trợ các filter lọc để cải thiện chất lượng hình ảnh, có các app remote để điều khiển từ xa bằng điện thoại nữa.

Bạn nào không thích VLC thì có thể dùng Media Player Class + K-Lite Codec Pack, cũng mạnh mẽ và dễ dùng không kém. Media Player Classic dùng thư viện đồ họa Direct X của Windows để hỗ trợ cho việc hiển thị video, nhờ vậy mà hình ảnh được cho là đẹp hơn so với VLC. Bạn có thể cài thử cả hai để trải nghiệm, thích cái nào thì giữ lại cái đó.

Tải về MusicBee cho Windows
Tải về iTunes cho Windows
Tải về VLC cho Windows
Tải về Media Player Classic và K-Lite Codec cho Windows


Chat và chơi Facebook: app Facebook chính chủ hoặc tạo web app

Bạn có thường xuyên phải trả lời tin nhắn Facebook trong khi đang làm những việc khác? Nếu có, nhiều khả năng bạn sử dụng trình duyệt chạy song song với những app khác để làm chuyện đó. Nhưng vấn đề là nếu sử dụng trình duyệt thì tài nguyên máy sẽ hao hơn. Đặc biệt, lúc thử trên con Compute Stick của mình thì trình duyệt nào mở Facebook thì cũng trở nên chậm hẳn đi. Rất bực mình, chat thì chữ khi xuất hiện khi không, có khi bị trễ cả 1 2 giây mới ra chữ.

Chính vì thế, mình quyết định chuyển sang dùng app Facebook Modern chính chủ được viết riêng cho Windows. App này có giao diện khá giống Facebook trên di động, có đầy đủ tính năng xem News Feed, Timeline, hình ảnh, truy cập các nhóm, và tất nhiên là có cả chức năng chat nữa. Việc sử dụng app Facebook song song với những phần mềm khác trở nên nhẹ nhàng và nhanh chóng do các app Modern thường không tốn tài nguyên nhiều. Trên Windows 10 thì app này thậm chí còn chạy riêng trong một cửa sổ, còn tiện hơn cả Windows 8.

Tải về ứng dụng Facebook Modern cho Windows 8

Facebook.

Còn cách tạo web app là chúng ta sẽ đóng gói trang Messenger.com thành một ứng dụng để chạy trong máy tính. Trang Messenger.com là nơi mà Facebook tạo ra để chúng ta có thể chat Messenger bằng trình duyệt, nhưng giờ chúng ta biến nó thành app để có thể dùng ngay trên máy tính, không cần mở trình duyệt lên. Cách biến Messenger.com thành web app mình đã chia sẻ rồi, mời các bạn tham khảo.

Chỉnh sửa ảnh cơ bản: ứng dụng Photos mặc định hoặc GIMP

Như đã nói ở trên, do máy tính của chúng ta không có nhiều dung lượng trống nên việc cài thêm phần mềm sẽ rất hạn chế. Chính vì vậy, thứ gì dùng được app có sẵn thì nên dùng luôn, và việc chỉnh sửa ảnh là một trong những số đó. Ứng dụng Photos có sẵn trong Windows 8 và Windows 10 xem vậy chứ rất mạnh mẽ, nó có đầy đủ các filter màu đẹp mắt, có luôn cả các công cụ chỉnh sáng tối, tương phản, highlight/shadow, thậm chí chỉnh luôn cả nhiệt độ màu, bão hòa màu, mắt đỏ... cũng được. Việc quản lý hình bằng phần mềm này cũng dễ với giao diện đẹp, dễ dùng, lại có thể tích hợp trực tiếp với OneDrive.

Nếu cảm thấy Photos vẫn còn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thì bạn có thể thử qua GIMP. Phần mềm này được mệnh danh là Photoshop miễn phí, nó rất mạnh, hỗ trợ nhiều tính năng nâng cao như layer, mask, lại có thể vẽ thêm các hình khối vào nữa.

Tải về GIMP (miễn phí)
 

[​IMG]


Nên dùng đám mây + selective sync

OneDrive, Dropbox, Google Drive... các dịch vụ đám mây như thế này đều quá quen thuộc rồi nên mình sẽ không nói về tính năng của chúng. Điều mà các bạn cần quan tâm đó là những lợi ích do chúng mang lại:

  1. Bạn sẽ tiết kiệm được không gian lưu trữ trên SSD bởi bạn chỉ đồng bộ những tập tin quan trọng và thường dùng. Các thư mục sao lưu, phim, ảnh có dung lượng to thì bạn không cần sync thường trực với NUC, trong khi chúng vẫn tồn tại trên mạng để bạn có thể lấy xuống ngay khi cần thiết. Tính năng này gọi là Selective Sync.
  2. Tập tin của bạn sẽ được đồng bộ xuyên suốt nhiều thiết bị khác nhau.
  3. Tập tin của bạn luôn an toàn trên máy chủ của Dropbox, Google hay Microsoft. Trong tình huống xấu nhất, lỡ máy tính hay SSD có hỏng thì bạn vẫn có thể lấy lại toàn bộ tập tin quý giá của mình.

Riêng với OneDrive, các bạn còn có thêm tính năng "Make Available Offline", tức là chỉ các file nào bạn chọn thì nó mới được tải về sẵn trên máy tính. Lợi ích của Make Available Offline đó là bạn có thể tiết kiệm được nhiều dung lượng bộ nhớ trong hơn (chúng ta chỉ có 32, 64GB thôi mà), bởi bạn chỉ để trong máy những gì cần xài mà thôi, còn những file khác tuy cũng xuất hiện trong thư mục OneDrive đấy nhưng khi nào cần xài thì OneDrive mới lên mạng lấy về.

Để biết thêm về các dịch vụ này, mời bạn xem qua bài viết Chia sẻ kinh nghiệm chọn và sử dụng hiệu quả những giải pháp đám mây.
 

[​IMG]

Bạn nào còn muốn chia sẻ thêm phần mềm gì nữa thì hãy comment nhé, mình sẽ cho bổ sung vào bài luôn.

theo tinhte.vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024