Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/11/2022 22:11 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 135/190 (71%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1845
Được cảm ơn: 6
Tùng Dương: 'Tôi muốn dụ người trẻ nghe nhạc mình'


Xin chào tất cả mọi người!

Nghệ sĩ nói về âm nhạc, chuyện làm nghề nhân dịp tổ chức  20 năm ca hát, diễn ra ngày 25/11 ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.

- Sau hai thập niên làm nghệ thuật, anh định nghĩa thế nào về âm nhạc của mình?

- Hôm trước, tôi gặp nghệ sĩ chèo Quốc Anh, anh hỏi: "Em sinh năm 1977 đúng không", tôi trả lời: "Em sinh năm 1983 mà". Anh ấy nói: "Chú hát từ lâu quá, tôi cứ tưởng chú 7x". Ở thời điểm này, tôi là một luôn hướng đến sự tươi sáng. Trước kia, khi hát CD Những ô màu khối lập phương (2007), tôi thể hiện một cách day dứt, quằn quại. Chị Thanh Lam từng nói: "Với chất giọng của em, em nên thể hiện tinh thần tích cực". Lúc đó, tôi chưa hiểu lắm, vẫn thích sự đau đớn, da diết. Sau này, tôi nhận ra chất giọng của mình có âm vang hào sảng, không phải kiểu tự sự man mác như chị Thanh Lam. Giờ dù hát về nỗi buồn, tôi vẫn muốn gửi gắm sự lạc quan, không bi luỵ.

Ở liveshow, tôi muốn khắc họa chân dung bản thân với sự kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Vẫn là một Tùng Dương nhiều màu sắc, đại chúng hơn, có thể cân bằng giữa nghệ thuật và thị trường. Với địa điểm có sức chứa 4.000 khán giả, trong số đó nhiều người là fan các khách mời như, tôi buộc phải thể hiện sự hài hòa

 

- Nhìn lại chặng đường đã qua, anh nhớ gì những ngày đầu mới vào nghề?

- 16 tuổi, tôi không biết một nốt bẻ đôi nhưng được nhạc sĩ Trần Hoàn - ông họ - động viên thi vào nhạc viện. Lúc đó, tôi gầy gò ốm yếu, ngoại hình hom hem, không ai nghĩ tôi có thể thành nghệ sĩ biểu diễn. Nhạc sĩ Trần Hoàn nói: "Thể lực này chắc chắn không thành công được rồi nhưng cứ học đi. Học văn hóa không giỏi lắm thì học nhạc vậy". Gặp thầy Quang Thọ, tôi được nhận ngay nhưng lúc ấy, ông cũng không kỳ vọng gì bởi nghĩ tôi sức khoẻ yếu.

Đến khi vào học hệ trung cấp, tôi phát triển nhanh, không thua kém các bạn. Những giờ nghỉ ở cantin, tôi đập bàn đập ghế hát, quên hết mọi thứ xung quanh. Bạn bè khi ấy đã nói tôi khác biệt, chuyên thể hiện bài khó, kén người nghe. Khi đi hát ở nhiều tụ điểm, tôi bị không nhận. Họ yêu cầu tôi hát nhạc pop, nhạc Hoa lời Việt nhưng tôi chẳng thuộc bài nào. Thời ấy, như viên đá chưa được mài giũa, tôi cũng có nghi ngờ, băn khoăn về con đường mình chọn. Tôi nghĩ: "Mình chỉ thích hát những thứ khó nghe vậy, liệu có khán giả không? Nhưng vẫn có nhiều người thành công với dòng nhạc này, liệu mình có thể?".

Tùng Dương hát trong đêm nhạc chào đón Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik ở Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Tùng Dương hát trong đêm nhạc chào đón Thái tử kế vị Đan Mạch Frederik ở Hà Nội ngày 1/11. Ảnh: Nhân vật cung cấp

 

- Anh từng trải qua khó khăn gì trên chặng đường làm nghệ thuật?

- Tôi không phải khóc hay kiệt quệ tinh thần để có thành công. Điều buồn lòng nhất là tôi hay bị chê gu thời trang khi diện những bộ trang phục không giống ai, tức anh ách trong bụng.

Thời tôi mới vào nghề, nghệ sĩ chạy show các tỉnh rất nhiều. Có lần, tôi và Lệ Quyên diễn ở một tỉnh miền núi phía Bắc, trong chương trình kết hợp ca nhạc và xiếc. Trời rét căm căm, chúng tôi phải ngồi ở thùng xe, vẫy tay chào để khán giả tin và mua vé. Hồi đó, mỗi chị em được cát-xê ba triệu, cũng là cao so với mặt bằng. Tôi còn nhớ tổ chương trình thông báo: "Nào các tiết mục tối nay nhé: Một: chó, hai: Tùng Dương, ba: khỉ, bốn: Lệ Quyên". Hát xong, cả hai ngồi chịu lạnh đến 0h, đợi bầu sô trả tiền. Họ trả trước một triệu, nói về Hà Nội sẽ gửi nốt nhưng sau đó cắt liên lạc. Lần khác, tôi đi hát trong bar ở Hải Phòng. Một khách say khướt, chỉ thẳng mặt tôi và nói: "Tùng Dương à, cho hát đúng một bài thôi nhé rồi xuống". Tôi vẫn phải lựa để được biểu diễn tiếp, vì không đủ bài thì bầu sô không trả tiền.

Bố mẹ thấy tôi đi diễn vất vả, về nhà lúc nửa đêm, thương và xót con. Tôi ngày ấy rất ngoan, giống như "con gà đẻ trứng vàng", bao nhiêu tiền chỉ đưa bố và làm sản phẩm. Thời làm đĩa Li ti năm 2009, tôi đi diễn mười bốn show ở Đức, có những đêm tôi chạy ở hai tỉnh khác nhau, để có tiền làm CD ở trời Tây. Hát xong, giọng tôi cũng "đi tour" luôn. Tôi biết ơn những ngày tháng ấy vì được trải nghiệm nhiều dư vị tuyệt vời. Tôi không đánh đổi điều gì quá ghê gớm nhưng luôn có sự quyết tâm trong mỗi bước đi.

Tùng Dương trong bộ ảnh chụp nhân dịp kỷ niệm 20 năm ca hát. Ảnh: Tang Tang

Tùng Dương trong bộ ảnh chụp nhân dịp kỷ niệm 20 năm ca hát. Ảnh: Tang Tang

- Những bước ngoặt nào khiến anh trở thành Tùng Dương của hiện tại?

- Năm 1999, tôi đoạt giải ba giọng hát trẻ Hà Nội. Bốn năm sau, tôi là quán quân Giọng hát hay Hà Nội. Nhưng phải đến Sao Mai Điểm hẹn 2004, tôi mới thực sự bùng nổ và được thừa nhận. Tôi lúc đầu không có ý định đi thi, nhưng được nhạc sĩ Lưu Hà An động viên. Chương trình vốn không có giải do Hội đồng nghệ thuật bình chọn, nhưng sau đó mở thêm hạng mục này.

Tôi nghĩ được giới chuyên môn đánh giá tốt là khởi đầu đẹp, bởi trước đó tôi vẫn chông chênh với lựa chọn của mình. Sau Sao Mai, tôi làm nghề trong sáng, không bon chen hay tị hiềm cát-xê với ai.

Tùng Dương chăm con ở nhà
 
 

Một ngày bên con trai của Tùng Dương, video thực hiện đầu năm nay. Video: Văn Phú, Hà Thu

- Sau hơn một năm, thử cover nhiều bài nhạc trẻ, anh nhận thấy mình thay đổi thế nào?

- Bước ra từ Sao Mai Điểm hẹn, tôi có "mác nghệ thuật" trên người, luôn nghĩ mình chỉ cần nghệ thuật thôi, không cần đại chúng hiểu. Sau này, tôi mới nhận ra thế nào là "nghệ thuật vị nhân sinh", và mỗi nghệ sĩ đều cần cân bằng cả hai. Khi ngày một nhiều chương trình yêu cầu tôi thử hát nhạc xưa, nhạc trẻ, tôi nhận ra mình cần thay đổi.

Tôi từng đọc được nhận xét: "Tùng Dương cứ hát những bài như thế này có phải hay không. Từ khi anh biểu diễn Ai chung tình được mãi - ca khúc hot gần đây, tôi có thiện cảm hẳn". Nhiều người nghe tôi cover nhạc trẻ, sau đó mới tìm nghe những bài tôi hát độc quyền và thích cả hai. Với những người không nghe nhạc Tùng Dương, tôi không để mặc họ mà cố gắng chinh phục. Nếu lôi kéo được nhóm này, đó mới là thành công. Đừng nói "Tôi hát mà không cần khán giả", như vậy chỉ thiệt thôi. Khán giả giờ quá đa dạng, nhiều màu sắc và cũng khắt khe. Tôi nghĩ mình hát nhiều nhạc trẻ nhưng không mất "chất".

Tôi vẫn thích được hát ca khúc sáng tác riêng nhất, phù hợp "tạng" của mình chứ không chăm chăm đi cover nhạc của người khác. Cover là xu hướng giúp tác phẩm có thêm nhiều phiên bản, sự sáng tạo. Các nghệ sĩ thời nay dù đi theo hướng nào, đều cần thức thời, "bắt trend" để không lạc lõng giữa thị trường.

Năm nay, tôi theo dõi Sao Mai và thấy nhiều bạn vẫn chọn các bài hát của Tùng Dương dù độ phổ cập không cao. Tôi nghĩ giá trị của tác phẩm không chỉ nằm ở độ lan tỏa. Chính vì vậy tôi mới cần cân bằng, tách bạch, cố gắng khéo léo dẫn dụ bạn trẻ tới miền âm nhạc của mình.

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024