Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/03/2022 07:03 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 135/190 (71%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1845
Được cảm ơn: 6
Ngọc Châu và 'một thời Hà Nội hát'


Xin chào tất cả mọi người!

Thời sinh viên, Ngọc Châu 'cháy hết mình" với ban nhạc Hoa Sữa, thường bị bạn bè trêu vì tính ngây thơ.

Nghe tin qua đời ở tuổi 55, từ Mỹ, nhạc sĩ Vũ Quang Trung bồi hồi nhớ kỷ niệm thời sinh viên. Năm 1987, khi học ngành sáng tác của Học viện Âm nhạc Quốc gia, từ những buổi cà kê cùng hai người bạn là Lương Minh, Vũ Quang Trung, Ngọc Châu nhen nhóm ý tưởng thành lập nhóm, lấy theo tên loài hoa đặc trưng của Hà Nội.Họ thường tụ tập tại nhà Ngọc Châu ở Giảng Võ. Trong nhóm, Lương Minh thích sáng tác những ca khúc thê lương, Vũ Quang Trung tìm tòi, phá cách trong khi Ngọc Châu chọn viết những bài hát có giai điệu, ca từ hồn nhiên. Anh từng viết trong bài Ngây thơ: "Ngày xưa em còn bé thơ/ Tính rất hay dỗi hay hờn/ Tôi hay trêu đùa em khóc nhè". Vũ Quang Trung nói kỳ thực, Ngọc Châu hay dỗi, dễ khóc nên bị bạn bè trêu chọc nhiều nhất.

Cựu thành viên ban Hoa Sữa nhớ lại: "Chúng tôi viết nhạc vô tư, không có khái niệm làm sản phẩm để quảng bá. Mỗi khi hoàn thành bài mới, chúng tôi ngồi hát cho nhau nghe. Nhóm có ba thằng, nếu bài mới bị hai thằng còn lại đều chê, chẳng dám giới thiệu với ai nữa. Vì thế, nhiều ca khúc một thời đều bỏ xó. Cả ba cũng không có khái niệm bản quyền. Sáng tác đều cho đàn em khoa thanh nhạc hát để thi tốt nghiệp, biểu diễn". Là ban nhạc hiếm hoi ở thủ đô lúc ấy, Hoa Sữa đắt sô ở nhiều vũ trường. Mỗi đêm, sau khi chơi nhạc về, cát-xê của họ đủ ăn một bát phở.

Nhạc sĩ Ngọc Châu. Ảnh: Đại Ngô

Nhạc sĩ Ngọc Châu gắn với đôi mắt kính trắng, nụ cười hiền. Ảnh: Đại Ngô

Ngoài đánh keyboard, Ngọc Châu kiêm nhiệm vai trò hát chính. Nhạc sĩ Tạ Ngọc Hưng kể kỷ niệm bạn anh từng thi Giọng hát hay Hà Nội, biểu diễn bài Nếu điều đó xảy ra, nhờ các thành viên ban nhạc hát bè. Họ trêu đùa Ngọc Châu, trong lúc anh biểu diễn, nhóm bạn ở sau nhảy điệu múa trong Hồ thiên nga, khiến ban giám khảo cười nghiêng ngả. Sau buổi thi, Ngọc Châu khóc, giận vì bạn bè đùa ác. "Mãi về sau này, chúng tôi không hối hận, bởi màn biểu diễn đã níu giữ Ngọc Châu ở lại với Hoa Sữa trong tư cách nhạc công, nhạc sĩ sáng tác, phối khí, là người khiêm nhường đứng sau, âm thầm nâng đỡ các giọng hát", nhạc sĩ Tạ Ngọc Hưng nói.

 

Hồng Nhung hát "Chiều xuân" trong chương trình Làn Sóng Xanh năm 1997. Video: Youtube NH

 quen biết Ngọc Châu khi mới 14 tuổi, thường xuyên đi diễn cùng bố, mẹ nhạc sĩ, sang nhà anh ăn cơm. Sau này, Hồng Nhung nhiều lần hát cùng ban nhạc Hoa Sữa, trình bày bài Thì thầm mùa xuân, Chiều xuân.

Nữ ca sĩ nói: "Tôi nghĩ nề nếp của gia đình nghệ sĩ Hà Nội, tính cách hiền lành của anh, cùng không khí lãng mạn của thập niên 1980 đã tạo nên một Ngọc Châu trong sáng, vô ưu trong âm nhạc. Hồi ấy, chúng tôi chẳng có điện thoại, máy tính, tivi chỉ phát vài chương trình vào buổi tối. Học sinh, sinh viên đều thích đọc sách, làm thơ, nghe nhạc ở một số tụ điểm. Mấy anh em hay ôm đàn, ngâm nga cho nhau nghe. Đó là một thời Hà Nội hát ngây ngô, thời kỳ tràn ngập hơi thở thanh xuân, và anh Ngọc Châu đã góp phần dệt nên những mộng mơ của thế hệ trẻ bấy giờ".

 

Trong ký ức bạn bè, âm nhạc của Ngọc Châu hồn nhiên như con người anh. Vũ Quang Trung nhớ thời trẻ, bọn anh không tránh khỏi những tranh chấp nhỏ nhặt, đôi khi cãi nhau chỉ vì người này đánh nhạc đè lên phần của người khác. Ngọc Châu hiền lành nhất nhóm, chẳng to tiếng với ai. Những lúc tức giận, anh thường dỗi, bỏ đi, vài hôm sau lại làm lành trên bàn nhậu.

Nhà báo Hoàng Minh Trí là bạn trong "hội thức khuya" một thời cùng Ngọc Châu. Anh nhớ nhạc sĩ điềm đạm, thường tránh mọi tranh luận bằng cách cười trừ. Thời máy tính mới du nhập vào Việt Nam, trong khi mọi người thường dùng phần mềm lậu, nhạc sĩ Ngọc Châu thường bỏ nhiều tiền mua đĩa bản quyền. Anh nói: "Mình kiếm được tiền từ âm nhạc, phải mua phần mềm làm nhạc mới đúng em ạ".

Nhiều ca khúc nổi tiếng của Ngọc Châu như Thì thầm mùa xuân, Nếu điều đó xảy ra... ra đời trong giai đoạn cuối thập niên 1980. Anh viết nhạc chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng nhiều người phối khí thời ấy thường đẩy cao tiết tấu, hòa âm theo phong cách disco, techno đang thịnh hành lúc bấy giờ. Ngọc Châu thường chọn lối sáng tác nhẹ nhàng, dễ đi vào lòng người nghe nên được công chúng đón nhận

Ngọc Châu hiếm khi viết theo đơn đặt hàng, anh chỉ sáng tạo khi thực sự rung cảm. Người duy nhất từng mời được Ngọc Châu làm nhạc phim là đạo diễn Trần Lực. Hai người cùng lớn lên ở Khu văn công Mai Dịch, thân thiết từ bé. Những năm 1990, họ hay ngồi cà phê hàn huyên. Trong mắt Trần Lực, Ngọc Châu là típ nghệ sĩ tao nhã, tâm hồn trong sáng, yêu đời.

Trần Lực cho biết: "'Cử chỉ điềm đạm, nụ cười chúm chím nhẹ nhàng của Châu khiến người đối diện yên tâm dốc bầu tâm sự. Khi chỉ có hai anh em, chúng tôi bàn luận về âm nhạc, phim ảnh, sân khấu và sự đời. Ngọc Châu là người kỹ tính. Năm 2001, tôi đạo diễn phim Tết này ai đến xông nhà, mời đàn em viết nhạc. Cả hai thức liền mấy đêm ở phòng thu tại Cầu Giấy. Châu sáng tác, phối khí nhanh nhưng nhẩn nha nghe đi nghe lại, thêm chỗ này một tí, bỏ bớt chỗ kia một tẹo. Tôi giục giã, nói rằng bản thu khá hoàn hảo rồi, cậu cười chúm chím nói: 'Kệ anh, nhạc của em cứ phải chỉnh chu, phải hay"'.

Ca khúc Ngọc Châu viết cho phim là Quà tặng trái tim, bản hit một thời của giới trẻ. Trước đó, năm 1998, họ hợp tác trong phim Chuyện nhà Mộc.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024