Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/06/2022 19:06 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Tuyệt chiêu giúp bạn giao tiếp với người nước ngoài một cách lưu loát


1. Nên tìm hiểu về văn hóa của nước họ

Để giao tiếp tốt với người nước ngoài, trước hết bạn nên có những hiểu biết cơ bản về văn hóa ở quốc gia của người mà mình đang trò chuyện. Sự hiểu biết này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp và hiểu được tại sao trong hoàn cảnh đó người ta lại xử sự như thế.

Chẳng hạn như, khi gặp người Nhật Bản, cách chào hỏi đúng nhất là cúi đầu chào, còn với người phương Tây thì đó là việc bạn tự giới thiệu bản thân và thể hiện sự thân thiện bằng cái bắt tay.

Trong khi trò chuyện với người Anh, bạn nên bày tỏ ý kiến cá nhân bằng cách sử dụng những từ làm giảm mức độ, ví như "có thể", "có lẽ", "điều đó có thể là",… Thì với người Mỹ những ý kiến cá nhân mang tính chắc chắn vẫn được hưởng ứng hơn.

2. Luôn ghi nhớ và gọi tên

Ngay sau khi được giới thiệu, bạn hãy cố gắng nhớ tên của người mình đang trò chuyện cùng. Bạn có thể liên tưởng tên người ấy với một người nổi tiếng nào đó hoặc đồng nhất tên người ấy với các từ quen thuộc như (Jen với jewellery hoặc Ben với beard). Thậm chí cả việc bạn đề nghị họ đánh vần tên họ để tiện cho việc ghi nhớ của bạn.

Và rồi khi câu chuyện kết thúc bạn có thể chào họ bằng các câu như: Thanks for chatting, Jen.” hoặc “It was great to meet you Ben.” Điều này sẽ làm họ cảm thấy được trân trọng, ấm áp, gần gũi và có ấn tượng tốt về bạn hơn.

3. Thân thiện nhưng không quá vồ vập

Thân thiện không chỉ là tuyệt chiêu nói chuyện với người nước ngoài, mà là yếu tố cốt yếu để bạn xây dựng những ấn tượng đầu tiên với người khác, gây dựng thiện cảm với đối phương. Đặc biệt, khi bất đồng ngôn ngữ với người nước ngoài, sự thân thiện của bạn chính là điều gây ấn tượng và khiến họ cảm thấy thoải mái trò chuyện với chúng ta.

Tuy nhiên, bạn đừng quá vồ vập, mất tự nhiên nhé. Bởi dù sao, sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ có thể làm bạn mất điểm trong mắt họ nếu quá vồ vập đấy.

Một lời khuyên nho nhỏ là khi trò chuyện với người ngoại quốc, bạn nên nói chuyện vừa phải trong khoảng 5 – 10 phút đầu tiên. Sau đó, quan sát xem thái độ, cảm xúc của họ như thế nào để tiếp tục câu chuyện sao cho hợp lý. Đặc biệt trong trường hợp chưa hiểu văn hóa của nhau, thì bạn càng nên thận trọng trong những thời điểm mới làm quen. Đừng vội vỗ vai hay hỏi han những thông tin riêng tư của họ.

4. Vận dụng tối đa ngôn ngữ cơ thể

Một đặc điểm dễ nhận ra là người nước ngoài, đặc biệt người phương Tây rất biết cách sử dụng ngôn ngữ cử chỉ trong quá trình giao tiếp. Dạng ngôn ngữ này nếu được thể hiện đúng lúc sẽ giúp câu chuyện trở nên thú vị hơn rất nhiều. Do vậy, khi giao tiếp với người nước ngoài, bạn hãy học nghệ thuật truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ cơ thể từ họ, và bản thân mình cũng đừng ngại thể hiện cảm xúc qua các cử chỉ nhé.

Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể nhiều lúc còn là vị cứu tinh của bạn. Bởi dù rằng ngoại ngữ của bạn rất tốt thì cũng sẽ không trách khỏi những lúc hai bên không hiểu ý hoặc hiểu nhầm ý của nhau. Lúc này, ngôn ngữ cơ thể sẽ là công cụ hữu hiệu đấy.

5. Một số lưu ý trong lúc nói chuyện

Khi trò chuyện, bạn không nên nói quá nhiều về bản thân nếu không được hỏi. Ngoài ra, bạn hãy tránh xa những chủ đề mang tính riêng tư như tuổi tác, tình trạng hôn nhân, thu nhập,… Những vấn đề khá nhạy cảm như tôn giáo, chính trị,… cũng không nên đề cập tới. Một số chủ đề phù hợp cho bạn khi giao tiếp với người nước ngoài là thời tiết, các tin tức thế giới, du lịch, sở thích,…

Ví dụ, về chủ đề du lịch bạn có thể hỏi những câu này khi giao tiếp với người nước ngoài:

“Where have you travelled?”.

“Where would you like to travel?”.

“Have you ever been to…?”.

Hơn nữa, khi giao tiếp với người nước ngoài, bạn cần nhớ trong đầu là hãy luôn sẵn sàng sử dụng những cụm từ thể hiện sự lịch sự như "xin lỗi", "cảm ơn", "làm ơn",… Với người Việt, đôi lúc bạn quên nói điều này cũng không sao, nhưng với người nước ngoài thì bạn sẽ bị đánh giá là thiếu lịch sự đấy.

Nguồn: Tổng hợp

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024