Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/08/2017 01:08 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Bushido- Tinh thần cốt lõi của con người Nhật Bản


Không thể gọi là am hiểu tường tận về con người và văn hóa Nhật Bản, nếu chưa tìm và hiểu được ngọn ngành về Bushido ( hay nói cách khác là võ sĩ đạo), tinh thần căn bản tạo ra sự thành công của Nhật Bản ngày hôm nay.

Vậy Bushido là gì? Hiểu một cách đơn giản đó là những quy tắc đạo đức mà các võ sĩ thời trung cổ phải tuân theo. Hay Bushido trong đời sống hiện đại chính là nét đẹp riêng biệt trong tinh thần của Nhật Bản so với các nước khác.

Bushido là một bộ quy tắc những giá trị chặt chẽ, coi trọng sự can đảm, danh dự và lòng trung thành được Samurai- những chiến binh đã từng gây ảnh hưởng lớn trong xã hội Nhật Bản, tuân theo. Họ là những chiến binh được tôn trọng nhất trong thời đại đó bởi lòng quả cảm, không sợ nguy hiểm, không sợ chết, hết mực trung thành với bề trên. Để trở thành một Samurai chân chính, họ đã luôn đặt những nguyên tắc Bushido lên hàng đầu, và đó cũng là lí do để hình ảnh và tên tuổi Samurai có thể tồn tại hàng trăm năm nay.

Những tinh hoa được kết tinh từ Phật Giáo, Khổng Giáo, đạo Shinto và Thiền Tông đã tạo nên những đường nét căn bản của tinh thần Bushido. Võ sĩ đạo thể hiện sự tuyệt đối và nền tảng là sự tập luyện của cơ thể thông qua vô thức từ đó hình thành thái độ cư xử đúng mực. Bảy đức tính cao quý của võ sĩ đạo:
Nguồn : https://www.trananh.vn/tin-tuc/samurai-nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet-n33304

  1. Chính trực: Coi trọng lẽ phải, có cái nhìn khách quan đánh giá sự việc để giải quyết một cách công bằng. Niềm tin xuất phát từ trong chính bản thân. Đồng thời còn thể hiện sự quyết đoán và chính xác.
  2. Nhân ái: là thể hiện sự cảm thông, cao thượng, tình cảm tốt đẹp dành cho người khác.
  3. Can đảm: lòng dũng cảm của một người anh hùng, không trốn tránh. Lấy sự tôn trọng và cẩn thận thay cho nỗi sợ.
  4. Lễ độ: Thái độ cư xử đúng mực và lịch sự ngay cả với kẻ thù. Một Samurai không cần phải tàn nhẫn để phô diễn sức mạnh.
  5. Lương thiện: Samurai không coi trọng tiền bạc, họ sống tiết kiệm và coi đó là lối sống đẹp, thể hiện sự tiết chế.
  6. Danh dự: Là thứ quý giá nhất của một Samurai chân chính. Nếu thất bại trong nhiệm vụ hoặc vi phạm tư tưởng võ sĩ đạo, họ sẽ tự sát.
  7. Trung thành: Là đức tính điển hình của một Samurai.

    Bản chất từ chiến binh Samurai trong tiếng Nhật còn mang nghĩa là “phục vụ”. Vậy chẳng phải điều cốt lõi mà những chiến binh muốn hướng tới là cống hiến sức mình để phụng sự xã hội hay sao? Có một điều mà ít người bên ngoài có thể nhìn thấy được, đó chính là: võ thuật không chỉ rèn luyện con người ta về thể xác mà còn trui rèn về nhân cách. Và chỉ có luyện tập đến độ chính muồi cùng với sự nghiên cứu về võ học mới có thể giác ngộ Bushido- sức mạnh tiềm ẩn trong con người Nhật Bản.

    Tưởng chừng khi Samurai mất đi thì nét văn hóa Bushido cũng bị xóa sổ theo biến cố của lịch sử, thế nhưng nó vẫn trường tốn đến nay với những giá trị không hề đổi thay. Và nó chính là cái gốc để tạo nên một Nhật Bản thành công như ngày hôm nay.
    Nguồn : https://sites.google.com/site/artofthelegendary/binh-hng/chin-tranh/binh-chng-huyn-thoi/samurai-v-v-s-oTinh thần Bushido hiện tại là một nét để phân biệt con người, dân tộc Nhật Bản đối với các đất nước khác. Là một đất nước không được ưu đãi về thiên nhiên, không có rừng vàng biển bạc nhưng hiện tại là đang là một cường quốc lớn mạnh trên thế giới. Chúng ta không thể không nghiêng mình thán phục điều đó. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn là một đất nước thường xuyên xảy ra động đất, hay thảm họa sống thần thế nhưng hình ảnh mà thế giới thấy ở Nhật Bản không phải là cảnh lộn xộn, chen lánh. Thay vào đó, mọi người xếp hàng, chia nhau đồ cứu trợ, động viên nhau thay vì phàn nàn hay oán trách. Vào năm 2011, khi nhà máy điện Fukushima phát nổ sau hai thảm họa kép là động đất và sống thần, 50 công nhân đã tình nguyện ở lại cứu nhà máy để ngăn chặn tình trạng phóng xạ lan tràn. Ở đó ta cũng có thể nhìn ra được sự hy sinh thầm lặng bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Họ được ví như những chiến binh samurai thời hiện đại.Ta còn nhìn thấy được sự bình thản, điềm tĩnh trước thảm họa của con người xứ sở mặt trời mọc. Đó chính là do tinh thần bushido đã thấm nhuần vào văn hóa của con người Nhật Bản, thể hiện “lòng dũng cảm của một người anh hùng, không trốn tránh”. Và bản thân mỗi người cũng nên học tập sư điềm tĩnh này, để có thể ứng biến nhanh chống trong bất kì hoàn cảnh nào.
    Nguồn : http://news.zing.vn/the-gioi-nguong-mo-tinh-than-nguoi-nhat-post109594.html

    Tinh thần võ sĩ đạo kế thừa được từ những người đi trước cũng là lí do để Nhật Bản có thể phát triển từ đống đổ nát sau chiến tranh. Từ cốt lõi là lòng tự tôn dân tộc và danh dự của bản thân, những con người Nhật Bản đã không ngừng học hỏi, cố gắng, đoàn kết để có thể tạo nên một nền mống vững chắc cho sự phát triển không ngừng nghỉ ở hiện tại.

    Tinh thần này còn được khắc họa rất rõ nét trong văn hóa công sở. Người Nhật coi việc cám ơn và xin lỗi khi được giúp đỡ và mắc sai lầm là chuẩn mực đạo đức. Bên cạnh đó tính lễ nghi và tôn trọng, bình đẳng còn được thể hiện qua việc họ chào nhau “ 5 lần 7 lượt” và đưa hai tay khi trao và nhận danh thiếp. Đặc biệt hơn nữa đó chính là chế độ tuyển dụng của các công ty Nhật Bản thường mang tính lâu dài. Những công ty Nhật Bản thường tuyển những sinh viên mới ra trường để đạo tạo them phần chuyên môn. Mỗi nhân viên đều cống hiến hết sức trẻ, tài năng, sự tình nghĩa với công ty hệt như những chiến binh Samurai hết mực trung thành với bề trên của mình.
    Nguồn : http://xuatkhaulaodongnhatban.net.vn/nhung-kien-thuc-co-ban-ve-van-hoa-nhat-ban-lao-dong-viet-nam-can-biet/Lối sống khắc kỷ của những chiến binh đã dần thấm nhuần vào văn hóa và được cả xã hội Nhật Bản tôn kính, giữ gìn. Chính đó, họ coi việc hy sinh thân mình, nhất nhất trung thành với bề trên, trọng danh dự là lẽ hiển nhiên. Tuy nhiên, quá sùng bái tinh thần này, cũng dẫn đến một hệ quả, Nhật Bản trở thành quốc gia có số người tự tử cao trên thế giới. Đó là do một xã hội quá kỳ vọng vào sự thành công của cá nhân, một cộng đồng quá coi trọng danh dự và nghĩa vụ đã tạo nên một sức ép lớn, vô hình cho các cá nhân và giới trẻ.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024