Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/08/2017 01:08 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA VÕ ĐƯỜNG VÀ CLB THỂ THAO


Trong thời đại mà mọi thứ trở nên lẫn lộn và khó xác định như ngày nay thì việc xác định khác biệt của "CLB THỂ THAO" và "VÕ ĐƯỜNG" nó thật sự cần thiết cho người học võ. Những ai may mắn được sinh ra và lớn lên. Được tập luyện ở võ đường truyền thống, rồi đi mưu sinh ở thành phố hiện đại và phát triển thì càng thấm thía và hiểu rõ sự khác biệt giữa "CLB THỂ THAO" và "VÕ ĐƯỜNG" như thế nào. Ở võ đường, võ nó có cả "vỏ" lẫn "ruột". "Vỏ" là những kỹ thuật đấm, đá, quyền, cước... Là cái hình mà ai cũng có thể thấy được rõ ràng qua quá trình tập luyện. Cái "ruột" là cái chất bên trong mà phải bằng cảm nhận mới nhìn ra được. Là cái cốt cách của con nhà võ.

Là cách sống, cách ăn ở với đời sao cho vuông tròn trước sau. Có tình có nghĩa. Có trên có dưới. Dĩ nhiên võ đường hay CLB thể thao thì đầu tiên đều có "vỏ" là những kỹ thuật được trui rèn cho nhanh hơn, xa hơn, cao hơn... Để có được cái đầu tiên là sức khoẻ và kỹ năng. Nhưng khi thời gian tập luyện khá lâu thì ở võ đường còn giúp tự mỗi bản thân mỗi người nhận ra rằng "vỏ" chỉ là cái đam mê trước mắt. Còn sâu hơn và quan trọng hơn là cái cốt cách con người. Có tình có nghĩa. Sống thuỷ chung. Sống có nguyên tắc sống của mình. Dù giữa vô vàn thứ cuốn hút thì mình vẫn giữ cho mình lập trường kiên định. Những thứ đó có thể không làm cho mình nhiều tiền hơn nhưng chắc chắn sẽ đi với mình đến hết cuộc đời. Về CLB thể thao. Đặc biệt là ở thành phố kinh tế. Võ chỉ tròn trịa một chữ "vỏ" không hề có chút "ruột" nào. Thậm chí ngay chữ "võ" là cái "vỏ" còn không giữ nổi. Kỹ thuật là cái đầu tiên cũng không còn. Nó chỉ là môn "THỂ DỤC" không hơn không kém. Họ chỉ quan tâm làm sao thu nhập được nhiều và quen được với ông này bà nọ. Còn tới lớp chơi cũng được không cần thiết tập có chất lượng. Người ta chỉ chú trọng hai điểm chính "TIỀN" và "DANH". Làm gì và làm cách nào không cần biết miễn lắm TIỀN và QUAN HỆ LỚN. Ở đó họ hiểu sai về chữ THẦY, tiêu chuẩn làm THẦY của họ quá dễ. Chỉ cần đứng lớp lúc nào đó thì được gọi là THẦY. Họ quên rằng người THẦY còn có trách nhiệm là giáo dục và truyền đạt. THẦY như thế nào sẽ đào tạo ra lớp học trò như vậy. Nên không lạ gì các CLB thể thao khi ra thi đấu giao lưu sẽ xảy ra các trường hợp: - Ai không vì thành tích thì thôi kệ tham gia cho vui thế nào cũng được. Không có chút cầu tiến. Không có ý chí chút nào - Ai chạy theo thành tích thì gầm gừ đấu đá. Hận thù lẫn nhau. - Ai mưu cầu danh lợi thì lòn trên đạp dưới Họ luôn miệng nói câu "ngày nay không giống ngày xưa. Võ thời nay đã khác". Họ bỏ những thứ cái gốc họ đã và đang dùng, chê cả cái gốc nơi họ sinh ra. Vậy làm sao đào tạo ra thế hệ có tình có nghĩa được. Vậy họ có khi nào nghĩ lại mục đích của họ là gì. Đào tạo ra các đấu sĩ, hay những kẻ phải biết lạy dạ người khác mới có miếng ăn. Những thứ đó liệu có bền với tuổi tác lúc về già không. Mà bằng chứng thực tế rất nhiều người quá khứ có tiền và danh, khi về già không còn một người bạn hữu. Họ không nhận ra hay họ nhận ra nhưng họ biết hiện tại đã tương lai tính sau? Ở võ đường về kỹ thuật luôn phải tập luyện và hoàn thiện tốt. Có thi đấu giao lưu cũng phải hết mình cống hiến. Tôn trọng đối phương và tôn trọng chính mình. Tôn trọng quá trình tập luyện của mình. Không bao giờ có chữ KỆ SAO CŨNG ĐƯỢC. Nhưng không hề cay cú ăn thua ôm hận lẫn nhau.

Thắng hay thua cũng là bạn hữu. Những điều này có được bởi truyền đạt của người thầy trong võ đường qua quá trình tập luyện. Bởi cái tâm và mong muốn của người thầy cho học trò mình cho tương lai cả thế hệ sau này mà các CLB thể thao khó lòng làm được. Để thấy được sự khác biệt giữa VÕ ĐƯỜNG và CLB THỂ THAO thật sự nó còn dựa vào cái duyên. Không phải ai mới bắt đầu đều nhận ra để lựa chọn. Nhưng phân biệt được hai nơi đào tạo đó thật sự rất quan trọng đối với người học võ. Nó là một trong những con đường cho mình đến tương lai. Nó sẽ tạo nên một con người như thế nào. Có tình có nghĩa, có thuỷ có chung. Hay một con người khi trưởng thành không từ bất cứ cách gì để có được TIỀN và DANH. Để đến cuối đời phải rơi vào cảnh nghèo đến nỗi nhìn lại gia tài chỉ còn mỗi TIỀN. Mong cho tất cả những ai học võ có duyên thấy được sự khác biệt giữa "CLB THỂ THAO" và "VÕ ĐƯỜNG" để chọn cho mình một "VÕ ĐƯỜNG" tốt. Nó sẽ phần nào đó góp sức tạo nên một con người như thế nào trong tương lai.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024