Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/07/2017 21:07 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Tâm pháp Karate


Tâm (Citta) là chủ của toàn thân (Tâm vương), nó thống trị tất cả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức gây tạo nghiệp quả theo triết học Phật giáo. Tâm là dòng chảy liên tục biến động không ngừng. Khi cái Tâm cảm được sự biến đổi của sự vật diễn ra bên ngoài gọi là tình cảm. Con người có bảy thứ tình cảm phát lộ ra ngoài, nên gọi là Thất tình (Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Dục). Tâm hoang mang bất định hoặc khiếp sợ, nóng nảy, giận dữ, kiêu căng, mừng rỡ, v.v… Trạng thái tâm lý của con người luôn biến động rất khó khống chế nhân tâm, tâm như con vượn, ý như con ngựa luôn chạy nhảy. Những trạng thái của thất tình không chừng mực thì thân, thủ, cước, nhãn pháp sẽ không tự chủ, chiến đấu dễ thất bại. Trong bản năng con người lại rất đa dạng, chẳng hạn thích hư vinh, hay ghen ghét, đau khổ với chuyện bất bình, sợ hãi trước hiểm nguy, sợ bóng tối và cái chết. Những thứ này đeo đuổi ta như cái bóng dưới ánh nắng theo hình. Nó là hào lũy ẩn náu mọi tật xấu nhưng cũng là mãnh đất phì nhiêu nảy mầm giác ngộ. Đây cũng là căn nguyên tạo nên hạnh phúc và cũng tạo nên khổ đau. Lúc vọng động ta kiềm chế nó sẽ đi vào tiềm thức nếu không hóa giải được sẽ triền miên phiền não. Vì vậy, ta cần phải có một trạng thái an định (Samatha), phải điều chỉnh lại tình trạng mất cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh. Từ đó, bạn sẽ mất trạng thái căng thẳng, tâm mình có an nhiên, tự tại trong chiến đấu mới thành công được. Khi Tâm được điều phục, đó là giải thoát. Khí và Tâm tuy là một nhưng như hai bánh xe răng cưa, sự vận hành của nó chịu ảnh hưởng với nhau. Khi Tâm vô úy, trí vô ngại thì khí biến đổi làm thể lực tăng tiến, thần sắc tươi nhuận.

Thầy Choji Suzuki trong các buổi giảng huấn cho chúng tôi trước đây thường hay nói tới câu: Mizu No Kokoro nôm na là Tâm phẳng lặng như mặt nước. Thực vậy hãy quan sát mặt nước trong một cái ao hay hồ, nếu nước trong vắt và yên tĩnh thì mặt hồ nước sẽ phản chiếu mọi sự vật xung quanh như một tấm gương. Trái lại, nếu nước bị dao động thì sự phản chiếu bị sai lệch. Trong Karatedo, môn sinh phải tưởng tượng tâm của mình an tĩnh như mặt nước trong hồ, thấy tất cả sự vật xung quanh một cách chính xác. Cũng như mặt nước trong hồ phản chiếu mọi sự vật xung quanh trong chu vi của hồ nước, tâm của ta cũng phải như thế. Và khi đạt được trạng thái yên lặng tâm của ta sẽ cảm nhận mọi sự việc thích đáng với ngoại cảnh. Và như thế ta sẽ cảm nhận được tất cả cử động của đối thủ như một tấm gương phản chiếu vật đối diện, như một thung lũng lặng yên một tiếng động nhỏ cũng vang dội. Nếu ta không tập trung tinh thần để tâm bị dao động giống như ném hòn đá xuống mặt hồ nước, sự an tĩnh của hồ nước sẽ bị dao động không còn phản chiếu sự việc như mắt thấy mà sẽ bị thay đổi. Chúng ta sẽ không còn nhận thức được đòn thế của đối thủ và thời gian phản ứng (thủ hay phản công) sẽ bị chậm lại.

Trước buổi tập, các huấn luyện viên dành cho võ sinh mười phút tọa thiền để luyện khí pháp, luyện tâm pháp là cũng vì lẽ đó. Con người xưa nay tìm kiếm nhiều con đường tu tập cũng với mục đích làm cho Tâm mình yên lặng thoát khỏi bể khổ đến bờ hạnh phúc. Thuật ngữ “Vọng tưởng” chính là sự “Nói thầm” trong não của chúng ta. Ta phải biết hóa giải để làm nó yên lặng thì mới tâm an, thần định. Người luyện tập Karatedo cấp cao đẳng lâu năm thường có tâm vô úy, vô tranh, vô thọ. Họ cảm thấy mình và vũ trụ không còn ngăn cách nhau nữa mà là một nhịp cầu cảm thông qua trung gian của khí. Khi đó, họ thoát ra khỏi cái tôi nhỏ bé và hòa hợp vào cái không của vũ trụ, lấy cái linh của vũ trụ làm cái linh của chính mình, lấy cái động của vũ trụ làm cái động của chính mình. Từ việc chiêm nghiệm trong cô tịch để làm chủ được bản ngã, bản thân người tập tìm về chân tâm, phát triển tuệ giác hướng đến Chân - Thiện - Mỹ. Karatedo không chỉ dạy luyện tập các bài quyền, đối kháng vì mục đích tranh giải để thắng, thua mà cốt lõi là học Đạo để diệt bỏ tự ngã, chiến thắng bản thân. Đó chính là đẳng cấp cao nhất của một Karateka.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024