Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/01/2017 11:01 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
TRIẾT LÍ TRONG KARATE-DO


Nói về triết lý trong karate-do người ta nói tới hai khía cạnh triết lý.
• Triết lý về võ thuật 
Karate-do là một môn võ thuật phương đông nó có nhiều mục tiêu để phát triển và có nhiều hệ phái, mỗi hệ phái lại có quan điểm và triết lý khác nhau, và ngay dưới thời “ đường trưởng” của mỗi võ đường đã có quan niệm khác nhau về triết lý karate-do
- Shotokan Funakoshi : Mục đích cuối cùng của nghệ thuật Karate không nằm trong chiến thắng hay thất bại mà là sự hoàn thiện nhân cách của những ai đến với nó. (Sensei Gichin Funakoshi )
Chúng ta thấy rằng ở đây có hai quan niệm cần phải hiểu: “nghệ thuật karate” và “mục đích của karate không ở sự chiến bại”. Nhằm dụng ý hiểu karate-do ở đây là vẻ đẹp và sự chiêm ngưỡng nó theo con mắt nghệ thuật. Và câu thứ hai của thầy hàm ý rằng nó để rèn dũa nhân cách hoàn thiện bản thân.
Vậy theo quan niệm của thầy Ghichin, karate-do shotokan chính là “thiền võ”.
– Đại sư Nakayama- shotokan (người viết Karatedo Shinkyotei - phương pháp mới Karatedo) đã mang karate-do phổ biến toàn thế giới với nhiều quan điểm mới về triết lý karate-do, “một karateka luôn luôn chủ động trong mọi tình huống”
Với mỗi dòng phái người ta có quan niệm về triết lý karate-do khác nhau. Karate-do là một môn võ phương đông toàn diện với nhiều hướng phát triển, mỗi hướng phát triển lại có một triết lý riêng
Chúng ta có thể tập luyện karate-do với nhiều hệ phái, tại nhiều võ đường với nhiều mục đích khác nhau:
- Để trở thành một karateka
- Trở thành một võ sỹ thi đấu chuyên nghiệp
- Một võ sỹ karate-do thi đấu thể thao
- Một chiến binh 
- Một môn nghệ thuật ( biểu diễn karate)
- Nhiều quốc gia dạy karate-do cho quân đội của mình hay cho các lực lượng bảo vệ, vệ sỹ.
Do xu hướng phát triển của xã hội, nhiều quan niệm triết lý không còn phù hợp với từng thời kỳ nên nhiều võ đường, nhiều hệ phái đã không thể tồn tại và phát triển.
Cho dù triết lý của các dòng phái và các võ đường có phức tạp như thế nào đi chăng nữa cũng không thể thoát ra khỏi ba quan điểm triết lý: duy vật, duy tâm và không phân biệt
Và triết học đã chứng minh trường phái duy vật bao giờ cũng chiến thắng.
• Triết lý về cuộc sống
Chính là con đường tìm ra chân lý cuộc sống của những ai đến với karate-do, những triết lý đó luôn cập nhật những tiến bộ của khoa học, triết học, lịch sử.
Mỗi một võ sư, một võ sỹ, một chiến binh, và thậm chí mỗi võ sinh đều tự tìm cho mình những triết lý phù hợp với bản thân, với xu thế thời đại, để tự tìm cho mình câu trả lời, tập karate-do để làm gì ? Vì sao chúng ta được sinh ra? Vì sao chúng ta phải chết?




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024