Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/12/2009 11:12 # 1
coixuong
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 158/160 (99%)
Kĩ năng: 77/170 (45%)
Ngày gia nhập: 08/12/2009
Bài gởi: 1358
Được cảm ơn: 1437
Thêm một bài văn gây sốc



Đề bài: Phân tích một đoạn thơ trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm.
Bài làm:


Bài thơ được mở đầu bởi hương thơm mà người dân Việt nào cũng từng ngửi: “Quê hương ta lúa nếp thơm nồng”. Như vậy có thể nhận xét ngay Hoàng Cầm rất có tâm hồn ăn uống. Chắc khi viết bài thơ này khi ông đang đói. Mà nếp ở quê Hoàng Cầm chắc chắn là nếp xịn, nên mới thơm nồng như thế. Mới có hai câu thơ đầu Hoàng Cầm đã bộc lộ rõ niềm tự hào thị trường lúa gạo quê nhà. Đồng thời ông cũng khéo quảng cáo cho sản phẩm lúa gạo quê hương: lúa sông Đuống. Tự hào bao nhiêu thì đau xót bấy nhiêu:

“Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy

Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu”.

Biết quê tác giả xuất khẩu lúa rất kinh, bọn giặc quyết tâm phá bằng được. Chúng kéo đến cướp ruộng đất, đốt ruộng làm cháy cả căn nhà của ông. Kết quả ruộng khô, nhà cháy. Hoàng Cầm trắng tay bèn đi làm thơ kiếm sống… Nhưng bọn giặc vẫn chưa thỏa mãn, Chúng xông tận vào nhà, xộc vào chuồng lợn giết lợn mẹ để đàn con nheo nhóc bơ vơ. Tâm trạng quá!

Khi gần về bọn giặc còn đưa mắt xem trong nhà còn có cái gì để phá, liền bắt gặp bức tranh đám cưới chuột tác giả treo đầu giường… thế là thôi rồi Lượm ơi…Có một bức tranh mà thằng nào cũng tranh nhau xâu xé như kiểu thằng Thanh “xồm” lớp em xé bài kiểm tra!

Như vậy bọn giặc đã phá hoại cả vật chất lẫn tinh thần. Tội này là lớn lắm. Bởi vậy tác giả vô cùng căm thù chúng



 
Các thành viên đã Thank coixuong vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024