Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/06/2015 08:06 # 1
lien7h30
Cấp độ: 22 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 158/220 (72%)
Kĩ năng: 89/100 (89%)
Ngày gia nhập: 23/03/2013
Bài gởi: 2468
Được cảm ơn: 539
Một số khái niệm cần biết về truyện tranh


Một số khái niệm cần biết về truyện tranh

 

Hầu như bọn mình đều đọc truyện tranh của Nhật, thế nên mình xin copy paste bài này nên cho các bạn cùng tìm hiểu:D
Comic: Truyện tranh phương Tây. Một số bộ tiêu biểu có thể kể đến là Luky Luke, Xì trum,...

Anime, được hiểu là hoạt hình có xuất xứ từ Nhật Bản. Tiếng Nhật của từ này có nghĩa là Họat hình. Khác với khái niệm họat hình thông thường vốn được xem dành cho trẻ em, Anime rất đa dạng về chủng loại và đối tượng người xem: có hành động, hài hước, tình cảm, bi kịch, rồi cho con nít, cho người lớn... Nhiều người đồng hóa anime với các nhân vật có mắt to gần 1/3 khuôn mặt, chân dài siêu người mẫu, cằm nhọn hoắc... cũng không đúng lắm. Anime có nhiều phong cách và trường phái. Đáng chú ý là những anime nghiêm túc mang tính "thật" cao. Điển hình là: Akira, Ghost in the Shell, Jin-roh, Perfect Blue. Đó là chưa kể đến những hoạt hình 3D chẳng hạn như Final Fantasy: The Spirit Within. 

Manga là truyện tranh Nhật Bản. Những truyện tranh từ biếm họa trên báo đến truyện tranh tiểu thuyết đều có thể gọi là manga. Thật ra từ truyện tranh tiếng Nhật là komikku, được sử dụng trong giới xuất bản nhưng lại không phổ thông trong công chúng. Manga theo kiểu chữ Katakana bao gồm 2 chữ “vui” và “hình” và ban đầu ám chỉ hình châm biếm và hài hước. Nhưng sự phát triển đột bậc của manga hiện đại vào thập kỷ 60 mở rộng chủ đề ra ngoài châm biếm và hài hước. Từ đó thuật ngữ được sử dụng để bao gồm luôn những chủ đề khác và tạo nên một chủng loại được chúng ta biết đến ngày nay: truyện tranh Nhật Bản. 

Mangaka: chỉ các tác giả manga. 

Otaku là danh từ ám chỉ những người yêu thích anime hay manga cuồng nhiệt. 

Các thể loại manga

Kodomo: Manga dành cho trẻ em còn rất nhỏ và đang học đọc. Chúng sẽ sớm chuyển sang đọc shoujo hay shonen, phụ thuộc vào việc chúng là nam hay nữ. 

Shonen: Manga dành cho con trai từ 6 đến 18 tuổi. Tất nhiên là những tuổi quá vẫn có thể đọc nhưng hiếm khi người ta thấy hai nam, một 15 tuổi, một 30 tuổi cùng đọc chung một tờ magazine. 

Shoujo: Manga dành cho các cô bé 6-18. Tuy nhiên giống như Shonen, nhiều người lớn tuổi hơn vẫn đọc shoujo. Người ta thường bảo là shoujo là dành cho nữ nói chung và shonen là dành cho nam nói chung; cũng không có nghĩa là con gái không được đọc shonen và con trai không được đọc shoujo. 

Seinen: Một thể loại khó định nghĩa? Seinen manga dành cho nam từ độ tuổi 15 đến 40. 

Redisu: Manga dành cho nữ đứng tuổi. Lại một thể loại khó định nghĩa? Redisu là bản dành cho nữ của seinen. Số lượng các chủ đề của redisu cũng nhiều không kém seinen. 

Gekiga: Những manga truyện nghiêm túc. Không phải tất cả manga đều có mục đích giải trí đơn thuần. Nhiều manga được người đọc đọc để hiểu biết thêm về lịch sử, chính trị, hoặc những kiến thức khác… Một trong những magazine như thế là Garo, ra đời từ năm 1964. Câu chuyện đầu tiên là Kamui, của tác giả Sampei Shirato, thể hiện một cách nhìn lịch sử về các ninja và sự bất công giữa các tầng lớp xã hội Nhật thời phong kiến. Hầu hết các truyện đều rất hay và hấp dẫn. Garo bây giờ vẫn tiếp tục xuất bản hàng tháng… sau khoảng thời gian gần 40 năm. 


Và những thể loại manga mang tính chất "nhạy cảm":

Hentai là truyện tranh hoặc hoạt hình Nhật trong đó có những cảnh (scene) quan hệ nam nữ. 

Redikomi: Manga dành cho nữ đứng tuổi + nội dung người lớn (thuộc hentai). 

Seijin: Nam đứng tuổi + nội dung người lớn (thuộc hentai). 

Yaoi là từ để chỉ về các tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản và dựa trên các tác phẩm nghệ thuật Nhật Bản trong đó có mối quan hệ male/male về thể xác. Yaoi = yama nashi, ochi nashi, imi nashi = không đỉnh điểm, không rõ rệt, vô nghĩa. (no climax, no point, no meaning). 

Shounen ai là từ chỉ các tác phẩm trên nhưng mối quan hệ male/male không có dính tới thể xác. 

Yuri, cũng giống như yaoi, nhưng mối quan hệ là female/female. 

Shoujo ai, giống Shounen ai nhưng đề cập tới female/female. 

Slash là từ để chỉ các tác phẩm nguyên bản hoặc dựa trên nguyên bản của phương Tây có đề cập tới mối quan hệ male/male hoặc female/female. 

* Shounen là con trai, và shoujo thì con gái, ai là ái, tức là yêu. Vậy Shounen ai nôm na là boy love, shoujo ai nôm na là girl love. (all young) 

Bishounen: Một cậu bé dễ thương trong anime/manga (mà thường ngượng trước con gái) thì được gọi là bishounen. 

Biseinen: Một người thanh niên đẹp trai trong anime, độ tuổi từ 16 trở lên. 


Nói thêm

- Sở dĩ xuất hiện khá nhiều thể loại sex, đồng tính trong manga Nhật Bản là do ảnh hưởng của nền văn hóa nước này. Tại Nhật, việc ái tình đồng tính là một việc hằng ngày từ xưa. Những người Tây phương đến các khu này thường sửng sốt về việc nó được chấp nhận và trưng bày công khai. thói quen này được gọi là shudo hay nanshoku (男色, nam sắc), đã được ghi lại trong nhiều tài liệu trên một nghìn năm và là một phần quan trọng trong các tu viện đạo Phật cũng như truyền thống samurai. Nền văn hóa ái tình đồng tính này đã dẫn đến một truyền thống hình vẽ và văn chương ghi nhận và ca tụng các quan hệ này. Truyện kể Genji là một trường thiên tiểu thuyết của nữ sĩ cung đình Nhật Bản cũng đề cập đến mối quan hệ này. 


Mình cũng biết 1 thể loại là echi, nhưng k biết nó thuộc loại nào trên danh sách trên, mà đọc truyện cho 15+ đã thấy toàn cảnh nhạy cảm rồi, k hiểu truyện 18+ thì nó thế nào( những truyện cho 18+ mình chưa từng đọc
 
nguồn: truyentranh.xitrum.ne

 



I also tend to be much more positive, energetic and happy..

Gmail: Mylien126@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank lien7h30 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024