Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/05/2016 21:05 # 1
vnrleo28
Cấp độ: 29 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 34/290 (12%)
Kĩ năng: 40/80 (50%)
Ngày gia nhập: 17/09/2014
Bài gởi: 4094
Được cảm ơn: 320
Đặc sản của Sài Gòn là nỗi cô đơn...


Đặc sản của Sài Gòn là nỗi cô đơn...

Trời bắt đầu mưa. Năm nay Sài Gòn mưa khá muộn, muộn hơn tận một tháng lận. Vậy là cái thời tiết nắng nóng như đổ lửa cứ mặc sức mà hoành hành xuống làn da của các chị em phụ nữ, không những thế, cả những đấng mày râu cũng phải kêu ca với cái tiết trời như thế. Ngoài đường phố Sài Gòn bắt đầu xuất hiện những "Ninja" theo đủ mọi phong cách Á-Âu hay Ả rập. Từ kính râm, nón tai bèo hay rộng vành, từ vái chống nắng hay áo quần dài tới ngón chân bắt đầu tung bay khắp thành phố. Tôi nói vui với anh bạn mới từ Hà Nội vào chơi "Sài Gòn mùa nắng có đặc sản là các siêu nhân đấy!". Và rồi chúng tôi cười phá lên, anh bạn của tôi cũng phải gật đầu công nhận "Đúng là đa dạng đặc sản hơn cả Hà Nội rồi". Tôi gọi đó là đặc sản thứ nhất!

Những cơn mưa cứ thế mà trút xuống khắp mọi nẻo đường, con phố của Sài Gòn. Mưa ở Sài Gòn cũng được coi là một đặc sản. Có những bài hát, câu thơ miêu tả cơn mưa của Huế, của Hà Nội mà chúng đã đi vào lòng người của bao thế hệ người dân Việt Nam. Tôi còn nhớ cỡ chục năm trước, cái bài hát "Mưa trên phố Huế" được ca sĩ Quang Lê thể hiện mà sướt mướt tất thảy những hàng quán của Sài Gòn. Người dân Sài Gòn khi ấy còn đặt cả vé máy bay tới Huế để thưởng thức mưa màu con gái của nơi đây nữa. Tôi thì không bàn cãi về vấn đề này, nhưng bản thân tôi thấy mưa Sài Gòn cũng khá là thú vị. Những vị khách từ phương xa tới Sài Gòn thường bảo mưa ở nơi đây thất thường y như tính cách của người con gái đang yêu. Khi vui thì trời nắng, đột nhiên hờn giận thì mưa ướt mình. Trong bài hát "Sài Gòn café sữa đá" của Hà Ô-ki-ô cũng đã miêu tả "Sài Gòn café sữa đá, vẫn cứ như thế khi nắng, khi mưa...". Và đó là đặc sản thứ hai của Sài Gòn.

 

Mới vô Sài Gòn được khoảng một năm, tôi đã cảm nhận được cái vị dân dã, phóng khoáng của những con người nơi đây. Là một sinh viên ngành du lịch, tôi thường phải tự mình đi đây đi đó khắp Sài Gòn để có thêm cho mình những kiến thức và kinh nghiệm cho công viên sau này. Cũng nhờ vậy mà tôi càng có cơ hội hiểu hơn về con người Sài Gòn. Người miền Bắc thường gọi chung người miền Nam là "Nam Kỳ", cái tên ấy không chỉ có nghĩa theo cách phân chia khu vực của người Pháp xưa, mà nó còn có ý nói người miền Nam đôi lúc kỳ cục lắm! Không biết có phải vậy không nhưng theo cảm nhận của tôi thì chính cái kỳ cục ấy mới khiến những vị khách lãng du vô tình tới Sài Gòn mà lại muốn gắn bó với nơi đây. Người Sài Gòn chịu ăn chịu chơi lắm, một ngày họ làm ra mười đồng thì có khi họ tiêu hết tới mười hai đồng trong ngày đó luôn. Hai đồng thiếu kia họ đi vay rồi ngày mai họ ăn tiết kiệm chút để trả lại. Cái thú tiết kiệm của người Sài Gòn hình như chẳng tồn tại. Họ làm bao nhiêu là ăn hết bấy nhiêu. Ấy thế mà lại hay, vì ở Sài Gòn tiền kiếm ra dễ lắm. Ai tới Sài Gòn mới hiểu được điều đó. Người Sài Gòn cũng vì thế mà rất phóng khoáng và dân dã. Không ở đâu như Sài Gòn, một con người có thể trả nghiệm được tất thảy những thứ bậc của đẳng cấp chỉ trong một ngày, một giờ. Có thể ngày mai họ có tiền, ngay lập tức vô một quán thật sang trọng và gọi toàn những thức ăn sang trọng. Có thể khi đã tiêu hết tiền, họ lại trở về với sự bình dân thường ngày và bắt đầu một chu trình kiếm tiền khác. Cái thứ đặc sản này giống như uống cafe vậy, cần phải chậm rãi, từ từ thưởng thức mới thấy rõ được vị hay của nó.

Sài Gòn – vị ngon phố xá! Đi khắp những con đường dù lớn nhỏ cỡ nào thì cũng có những quá cóc bán đủ những đồ ăn vặt với đủ hương vị chiều lòng được những vị khác khó tính nhất. Tôi đang nói tới bánh tráng trộn, tôi đang nói tới xiên nướng, các loại chè, nước uống và cả những món đồng quê khác như ốc, cá khô nướng,...Có lần tôi bắt gặp một cặp đôi người nước ngoài đang ngồi ăn chè long nhãn một cách ngon lành bên vỉa hè, tự dưng trong lòng có gì đó hạnh phúc lắm! Thấy cũng lạ mắt khi hai người họ khá to lớn nhưng lại ngồi vào chiếc ghế bé tẹo của cô bán chè. Giới trẻ thành phố là những người cảm thụ ẩm thực vỉa hè khá sành. Khác với Bangkok, thủ đô của đất nước được mệnh danh là "sứ sở của các món ăn vặt", Sài Gòn sở hữu cho riêng mình những món ăn đậm đà bản sắc quê hương và còn du nhập một cách rất nhanh những món ăn độc và lạ ở các nước bạn. Nét đặc sản ăn vặt uống vặt của Sài Thành cũng vì thế mà nổi tiếng gần xa...

Sài Gòn còn có đặc sản là "nỗi ". Vì sao ư?!

"Vì Sài Gòn khi đi lạc là sẽ mất nhau"

Một nhà văn đã từng nói như vậy trong tác phẩm về Sài Gòn của mình. Đúng, Sài Gòn nói rộng thì rất rộng, nói đông thì cũng rất đông. Một thành phố năng động là luôn đổi mình từng ngày sẽ cuốn những cặp đôi đi tới những cảm xúc khác lạ của tình yêu, của cuộc sống. Đứng ở phố đi bộ Nguyễn Huệ vào một đêm trời có trăng, tôi đã có dịp chứng kiến một cặp đôi chen chúc mãi mới có thể nắm được tay nhau mà tung tăng tiếp bước. Khi ấy lạ lắm, thấy người ở đó không đông đúc gì mấy nhưng sao hai người lại dễ lạc nhau tới vậy!? Có lẽ vì ở đây ai cũng chất chứa chó mình một niềm khát khao thay đổi bản thân, thử lục tìm ở tận sâu trong trái tim mình một cái tôi khác, và có lẽ cũng vì thế mà Sài Gòn luôn chứng kiến những cuộc tình hợp rồi lại tan...Biết đâu còn có những lý do khác!

Tôi yêu Sài Gòn như bất kỳ người dân nào được mảnh đất này che chở và yêu thương.

Tôi yêu Sài Gòn vì ở đây có người mà tôi thương nhớ ngày đêm.

Tôi yêu Sài Gòn còn vì nơi đây có những đặc sản khiến tôi đi xa phải nhớ!

DUY DUY



Gmail: vnrleo28@gmail.com

Con người có thể mất đi nam tính, có thể mất đi nữ tính, nhưng đừng đánh mất nhân tính
Lớp : K20YDH1


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024