Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/12/2021 22:12 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
5 BƯỚC ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT CON NGƯỜI KỶ LUẬT


Khác với sự nuông chiều bản thân mang lại sự biếng lười và buông thả khiến cho bạn dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi về phía sau, thì kỷ luật và tự giác sẽ giúp bạn thực hiện những điều đúng đắn. Đặc biệt trong giai đoạn chuyển giao giữa năm cũ và năm mới như thế này, chỉ có sự kỷ luật mới giúp bạn hoàn thành những công việc còn dở dang và bắt đầu một phiên bản tốt hơn của chính mình.

Để trở thành một con người kỷ luật, ban đầu bạn có thể gặp nhiều khó khăn và dễ bỏ cuộc. Trong bài viết này, mình xin giới thiệu cho bạn 5 bước để trở thành một con người kỷ luật một cách nhanh chóng nhất từ cuốn sách "Không sợ chậm chỉ sợ dừng" của Vãn Tình:

1. VIẾT MỤC TIÊU, ƯỚC MƠ VÀ HOÀI BÃO CỦA MÌNH RA GIẤY.

Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn người bạn mong muốn trở thành, bạn coi trọng điều gì, cuộc sống mong ước ra sao. Việc lập bảng kế hoạch như nào, đánh giá ra sao thì mình đã có viết trong "Học sao cho đúng ?" rồi mọi người hãy vào xem để hiểu rõ hơn nhé.. Từ đó, bạn sẽ hiểu mình cần thiết lập những thói quen nào để đạt được những điều ấy.

2. XEM LẠI MÌNH ĐÃ VÀ CHƯA LÀM ĐƯỢC GÌ MỖI NGÀY

Dành 10 - 20 phút mỗi ngày nhìn lại những việc đã làm, và cả những việc đi ngược lại kỷ luật bản thân đề ra trước đó. Từ đó rút kinh nghiệm, tránh lặp lại lỗi.

3. XÂY DỰNG TIMELINE RÕ RÀNG CHO MỤC TIÊU NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN.

Tự đặt ra sự thưởng/phạt cụ thể khi hoàn thành hay đi ngược lại kế hoạch đưa ra. Bạn có thể nhờ ai đó thân thiết “giám sát” quá trình này trong giai đoạn đầu. Khi mọi thứ đã vào guồng, tự nhiên bạn sẽ không cần ai nhắc nhở nữa hoặc mọi người có thể tham khảo thêm bài "Quỹ thời gian" mà mình đã viết trong "Học sao cho đúng?" để biết cách quản lí thời gian cho những mục tiêu ngắn hạn này nhé.

4. KỶ LUẬT TỪ NHỮNG VIỆC NHỎ NHẤT

Hãy thiết lập sự kỷ luật từ việc đơn giản, dễ làm và mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho bạn. Khi có được lòng can đảm từ việc nhỏ nhặt ấy, bạn sẽ thêm tự tin vào bản thân. Và điều đó sẽ giúp tính kỷ luật đến với bạn một cách tự nhiên hơn.

5. TỰ ĐỘNG VIÊN BẢN THÂN

Gặp thử thách hay vướng mắc rắc rối, bạn hãy tự nói chuyện với chính mình, tự khuyến khích bản thân và trấn an lo lắng, sợ hãi. Nghe có vẻ buồn cười nhưng thực tế điều này sẽ nhắc nhở bạn về các mục tiêu, tạo dựng lòng can đảm, củng cố quyết tâm cùng nhận thức về nhiệm vụ mình đang làm.

Kỷ luật là cách sống thoải mái và đẳng cấp nhất. Giống như rất nhiều bài động lực mình đã viết ở "Học sao cho đúng?" thì một khi nó đã trở thành thói quen của bạn, thì nó nhất định sẽ quay lại báo đáp bạn gấp trăm ngàn lần.

Nếu một ngày bạn tỉnh dậy và cảm thấy mệt mỏi trên chặng đường đi tìm sự kỷ luật, đừng quên nhắc nhở mình rằng: Chỉ cần hôm nay bạn sống tự giác và kỷ luật hơn một chút, cố gắng hơn một chút thì nhất định sẽ không phải trải qua những nỗi khổ ấy. Ngược lại, bạn sẽ có được niềm vui sướng vô tận mà cuộc sống này mang lại.

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024