Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/05/2020 20:05 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Có một người ba như thế


Ba chấp nhận mọi điều bất hạnh đến với con, ba thương con từ khi chưa sinh ra, ngày con sinh, ba ở cạnh mẹ, nấu nồi nước nóng cho bà mụ vườn, ba lau mồ hôi cho mẹ, mồ hôi ba thì rơi ướt đẫm, ba lo, nhìn con hình hài nguyên vẹn, ba đã khóc như đứa trẻ, bà mụ cười ha hả.

(truyenngan.com.vn - Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Những câu chuyện cuộc đời")

***

Trong đêm tối, bóng người đàn ông vẫn ôm chai rượu, phì phò rít từng hơi thuốc, bốn mươi lăm đối với những người đàn ông khác tóc vẫn đen huyền, còn ba óng ánh sợi trắng, dưới ánh trăng khuya của đêm ba mươi, đứa bé tật nguyền nằm trên chõng tre, không nói không cười nhưng nước mắt nó có thể chảy vì sợ hãi, đêm tối ư, hay những con ma trơi lội trên nước hù dọa nó, hay là...tiếng ba tát mẹ, tiếng mẹ cào vấu ba, tiếng khóc than inh ỏi, chén vỡ cả nền nhà. Mọi thứ đều bỏ quên nó, nó tè ra cả quần, nằm trên vũng nước hôi thối, nó muốn cất tiếng khóc, muốn đòi mẹ ẵm, nó bất lực, ông trời đã cướp mất tiếng nói của nó từ khi vừa ra đời, mẹ đã đặt hy vọng rất nhiều vào đứa con trai này từ khi mẹ ốm nghén không ăn nổi con cá rô đồng của ba. Chỉ có ba và nó hiều, nó có vấn đề, ba đã từng nhận nhiệm vụ rà mìn để cứu vùng đất trắng, để người ta bớt thương đau khi va phải mìn vì mưu sinh, để rồi hôm ấy, ba đã chết đi trên vũng máu, cánh tay ba chỉ còn một nữa. Người ta cho ba về nghỉ, ba cũng từng nghĩ đời mình cứ vậy nuôi mẹ già chứ nào có tình yêu chớm nở với người tật nguyền lại đeo đẳng cái nghèo.

co-mot-nguoi-ba-nhu-the

Vào một đêm có cô gái xóm trên nổi tiếng xinh đẹp, lại khéo tay, nết na, nhiều mối dạm hỏi, hằng đêm vẫn cùng mấy chị đội từng đôi chiếu đi bán ở chợ ma, cái chợ chỉ nhốm đêm từ mười hai giờ đến chạng vạng của ngày hôm sau. Một hôm, chẳng may, cô về sớm hơn các chị khác vì hàng đẹp nên bán nhanh, đến đoạn vắng, nghĩa địa xóm cồn, bọn ma trơi xuất hiện, nó quắn quanh mẹ, nó cởi tuồn tuột, rồi nó lôi mẹ vô chòm mã thay nhau ăn hiếp mẹ, giữa đêm khuya, chiếc xuồng ba nghe tiếng ai khóc, đầu tóc bù xù. Vậy là ba cưới mẹ, ngày mẹ dệt chiếu với đôi tay khéo léo, cha giăng câu, rồi ai mướn gì làm nấy, ấy vậy mà nghèo vẫn cứ đeo bám, gánh nặng hơn khi bà nội bệnh, mẹ có con. Có lẽ nghèo quá nên con chưa một lần được ba mẹ đưa vào viện để khám thai có tốt hay không, ba thì biết rõ con sẽ có vấn đề, trong bệnh án của ba đã ghi rõ có ảnh hưởng con cái sau này vì bom đạn. Ba chấp nhận mọi điều bất hạnh đến với con, ba thương con từ khi chưa sinh ra, ngày con sinh, ba ở cạnh mẹ, nấu nồi nước nóng cho bà mụ vườn, ba lau mồ hôi cho mẹ, mồ hôi ba thì rơi ướt đẫm, ba lo, nhìn con hình hài nguyên vẹn, ba đã khóc như đứa trẻ, bà mụ cười ha hả.

Con lên hai, rồi lên ba, con vẫn không gọi được tiếng mẹ, tiếng ba, đôi chân thì yếu ớt, ba làm cho con đôi nạng để đi cho tiện. Từ khi mẹ nhận ra con khuyết tật, mọi tội lỗi mẹ đổ dồn trên ba, tiếng cãi vã nhốm lên từ khi con biết nhìn, con biết cảm, con sợ hãi khi ba mẹ quên con ngoài chõng che, muỗi bu quanh, con ngứa ngáy, lăn qua lăn lại rồi rơi tởm xuống đất nằm cạnh con mực. Con mực mới sinh được ba con, đang cho lũ con bú mớm, nó quây qua ôm ấp tựa con, con bấu vú nó để bú vì con thèm sữa mẹ. Dòng sữa bị cắt khi chưa đầy thôi nôi, mẹ phải đi kiếm ăn, mẹ lên thị xã cùng mấy chị để gọi là làm tiếp viên cà phê. Gánh nặng nuôi con mẹ để ba, ba buồn nghĩ mình vô dụng, ba vò đầu bứt tóc, bỏ thân mình vào rượu và thuốc lá.

"Tối nay em sẽ lên thành phố, em sẽ gửi tiền về cho anh và con"

"Nhưng..."

"Thôi để anh ký đơn ly dị là được rồi"

Mẹ đi, mưa nhạt nhòa, ở xứ mình người dân chẳng sợ áp thấp, cũng chẳng cầu mong mưa thuận gió hòa, chỉ cầu mong cho đừng thiếu nước. Thằng bé năm tuổi, cố chạy theo kêu mẹ ơi, nhưng nó thét mãi vẫn i a "Ẹ,ẹ..."nó té trong vũng nước, may mắn con mực chạy theo với lũ con kéo thằng bé lên, không nó chớp ngợp mất. Ba vẫn ngồi đấy nhìn theo mẹ, tay vò tấm ảnh cưới ngày nào mà lòng đau nhói, con mực chạy vô sủa inh ỏi, ông chợt giật mình, khi thằng Lượm không còn ngồi cạnh ông. Ông chạy như điên dạy tìm con giữa đêm khuya. Thằng bé nằm cạnh vũng nước, hơi thở không còn, ông ôm nó, sốc nó chạy khắp cái xóm cầu cứu, ông hối hận, ông giàn giụa, ông không muốn con chết, thằng bé là máu mù, là nắm ruột, là tình yêu duy nhất mà ông còn lại.

"Lượm à mở mắt ra đi con"

"Cứu con tôi đi, ông trời xin ông trả con lại cho tôi"

Ông thét lên giữa trời đất vẫy vùng, sấm chớp vang dội, ông ôm đầu nhớ lại mưa bom nổ ngày buồn năm ấy đã cướp đi hy vọng, niềm tin của người thanh niên trẻ năm nào. Trong bóng tối, Lượm được hai chú đen trắng bồng lên, ẵm đi. Trời vừa sáng, tiếng gà gáy trên ngọn tre, hai chú bảo Lượm về đi.

"A....A...E"

Ông mừng rỡ ôm con vào lòng, hôn khắp người con, xoa thân thể con, ông liệng chai rượu xuống dòng sông mênh mông, ông đã tỉnh, tỉnh sau cơn say.

"Từ nay, ba không bỏ con nữa, ba sẽ nuôi dạy con nên người".

Sáng hôm ấy, ba chở Lượm ngồi sau đi hết mấy trường trong huyện, dưới cái nắng chói chang, mồ hôi nhễ nhại, ông cầm ổ bánh mì đút con ăn, thằng nhỏ nó vui nó cười suốt. Ấy vậy, mà không có trường tiểu học nào chịu nhận thằng nhỏ vì nó khuyết tật sợ ảnh hưởng con người ta. Ôi nền giáo dục tương lai là vậy sao, ông muốn hét lên trước mặt ông hiệu trưởng, ti vi vẫn ca ngợi đều đều mỗi tối khi đổi mới giáo dục. Ông lặng lẽ bước đi trong ánh mắt không tình người, ông không bỏ cuộc, và rồi có ngôi trường mang tên khuyết tật đã nhận thằng bé. Để tương lai con được sáng rạng rỡ, ông ngày đêm lênh đênh giữa sông lớn dữ dội từng cơn sóng khi bão về, mưa đêm, gió lạnh. Chiếc xuồng ba lá đã bao lần nhắn chìm ông giữa sông cái, chỉ có những người quen với sông nước thủy thần mới có thể sống được như ông. Những con cá, con tôm được mấy bà bạn hàng tranh nhau mua mỗi sáng, nuôi thằng Lượm đến trường.

Người mẹ, giờ có cuộc sống hạnh phúc bên người chồng Đài Loan, bà vừa về nước định cư cùng chồng, bấy lâu bà vẫn nhớ về thằng Lượm, dẫu sao vẫn là miếng thịt của bà dứt ra. Giờ có cái ăn, bà nhớ về Lượm, bà gửi tiền về cho ông và Lượm. Ông nhận tiền từ người đưa thư nhưng ông để hết vào một cạnh giường, ông để cho Lượm chứ giờ ông chẳng cần. Giờ ông cũng rất vui mừng khi thấy bà hạnh phúc. Đôi khi tình yêu chỉ cần sự hy sinh cũng đủ vui cho một kiếp nhân sinh.

Lượm giờ đây đã bập bẹ được tiếng ba, biết i a gọi mẹ, đi cũng vững chắc hơn trước. Lượm giỏi lắm, thầy cô ở trường ai cũng bảo Lượm rất thông minh, Lượm đang dự thi thiếu nhi sáng tạo ở Tỉnh với chiếc nạng của ba.

"Lượm, con về ở với mẹ nhé, mẹ vẫn rất thương con, lên đó, con học thêm nhiều điều mới mẻ, mẹ có điều kiện sẽ lo cho tương lai con tốt hơn ba"

"Ba...Ba...ẽ ra sao?"

Ông kéo Lượm vào lòng, tựa vai ông "Ba là đàn ông, ba phải ra khơi chiến đấu thủy thần để kiếm tiền cho Lượm, là đàn ông phải thế". Từ khi mẹ đi, mỗi đêm qua đi bắt tôm cá, ba hay kể chuyện là đánh thủy thần để Lượm ngủ ngoan với mực ở nhà.

Ba đợi mẹ nơi quán cà phê Buồn, giọt đắng nghẹn cổ, đôi khi ông chẳng thể nói nên lời, nhìn mẹ vẫn đẹp như thời con gái dẫu có trải qua bao sự cố của cuộc đời.

"Lượm qua với mẹ"

Thằng Lượm vẫn ngồi đó níu áo ba "Lại với mẹ đi con"

"Mẹ"

Lượm rời bàn tay ba, bước theo mẹ, lòng ba đau nhói từng thớ thịt, ngồi trên chuyến xe đêm, ông thổn thức, xin nhờ điếu thuốc của ông bạn cùng đường. Đã lâu lắm ông mới hít hơi thuốc, khói ngun ngút, cay xòe, nước mắt sẽ ngưng chảy.

Hôm nay, Lượm lên ti vi "Điều ước thứ bảy" mang món quà vô giá về với ba. Lượm đã đạt giải nhất sáng chế đôi nạng cho con. Nằm trên giường bệnh, ông đã thức trắng đêm khi nghe Lượm điện thoại nói từng chữ rõ mồn một "Con có giải", niềm vui của ông át hẳn căn bệnh ung thư phổi quái ác giai đoạn cuối. Đoàn làm phim có chuyến đi vui vẻ với hy vọng ghi hình ảnh của Lượm và ba. Căn nhà lá xiu quẹo còn đó, Lượm chạy quanh tìm ba, con mực với đàn con ốm yếu vì đói chạy ra đón chủ.

"Ba mày sắp chết rồi, nằm trên Trạm y tế đó"

Lượm chạy đi, đôi chân không còn yếu ớt, lại mưa, mưa đúng khi lòng người vụn vỡ, mưa chẳng theo mùa, thiên nhiên đang chống đối con người, con người gây ô nhiễm, con người chặt phá rừng, thiên nhiên cần gì mưa thuận gió hòa. "Điều ước thứ bảy" tập này không phải đoàn tụ mà chia ly, chị MC không thể dẫn tiếng chương trình khi chứng kiến cuộc chia ly đầy nước mắt. Con mực lên ti vi cũng đẹp, óng ánh lông vũ đen, người gầy còm cẳng cẳng rồi lăn đùng ra chết vì đói, ông cũng đợi Lượm để nói "Ba yêu con" rồi ngủ thiếp đi, thẳng Lượm, mười lăm tuổi, vác ba chạy, sốc ba dậy như thời nó bị hai chú đen trắng dẫn đi để ba tỉnh lại. Ba vẫn ngù. Nó khóc trên tivi "Ba chết rồi mẹ ơi"

Mẹ lặng người....

Nguồn: kênh 14.vn



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024