Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/08/2015 16:08 # 1
hoanghuydtu
Cấp độ: 32 - Kỹ năng: 24

Kinh nghiệm: 233/320 (73%)
Kĩ năng: 16/240 (7%)
Ngày gia nhập: 09/04/2010
Bài gởi: 5193
Được cảm ơn: 2776
Cụ ông 83 tuổi học cao học


Ở tuổi xưa nay hiếm, cụ Thiệt quyết định đi học cao học không phải vì cơm áo gạo tiền mà chỉ với suy nghĩ "Làm gương cho con cháu biết quý trọng kiến thức".

Bắt chuyến xe đò từ nhà ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) rồi đi xe ôm đến trường Đại học Duy Tân sau ngày cuối tuần về thăm vợ, cụ Lê Phước Thiệt (83 tuổi) là học viên đến lớp cao học ngành Quản trị kinh doanh sớm nhất. Ở tuổi xưa nay hiếm, cụ Thiệt vẫn khỏe mạnh, minh mẫn nhờ việc đi bộ, ra biển tập thể dục từ vài chục năm nay.

Ông cụ vừa được Đại học Duy Tân đặc cách sau gần một năm nộp đơn học cao học. Cơ duyên đưa cụ đến với lớp học này rất tình cờ. Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ, Hiệu trưởng Đại học Duy Tân kể: "Trong một lần đọc hồi ký của tôi, ông Thiệt tìm đến gặp. Ông ấy hỏi ý kiến nên làm gì đóng góp cho xã hội Việt Nam. Tôi nói ông nên đi học để làm gương cho con cháu, bởi đất nước mình phải học mới đi lên được".

Lời khuyên thật lòng nhưng chính thầy Cơ cũng không nghĩ chuyện ông cụ mới từ Mỹ về Việt Nam sinh sống lại đi đến quyết định nộp đơn học cao học ở trường mình. "Tôi gọi điện báo cáo với Bộ Giáo dục, rồi xét đặc cách cho ông cụ nhằm động viên tinh thần. Tiền học phí cũng như chỗ ở cũng được nhà trường miễn. Không phải ông Thiệt không có tiền mà vì ông là tấm gương hiếu học hiếm thấy", thầy Cơ nói.

2G3A2098-2197-1439263793.jpg

Cụ Lê Phước Thiệt với niềm vui được theo học cao học. Ảnh: Nguyễn Đông.

Không giấu niềm vui được tiếp tục đến trường, cụ Thiệt cười kể: "Hôm vừa rồi tôi ghé Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, lấy làm lạ vì từ bác sĩ đến y tá ai cũng biết tôi đi học cao học. Họ hỏi thăm, động viên nhiều lắm!". Cùng lớp cao học còn có một người cháu họ nội. Trên lớp dù giảng viên gọi bằng bác, nhưng cụ Thiệt vẫn luôn tôn trọng gọi bằng thầy, gọi đồng môn bằng bạn. "Ở Mỹ việc người lớn tuổi đi học là bình thường, còn ở Việt Nam thì hình như là chuyện lạ", cụ nói.

Sinh ra trong thời chiến, chàng trai Lê Phước Thiệt xung phong đi du kích khi vừa học hết cấp 2 tại trường Mỹ Hòa Frimaire Pháp. Sau thời gian tham gia Hội cựu trào, năm 1954 gia đình ông Thiệt nằm trong diện tập kết ra Bắc, nhưng do số lượng người quá đông nên đành ở lại quê Đại Lộc. Để tránh bị bắt giam, ông Thiệt trốn vào TP HCM, đi lính bộ binh rồi sau đó chuyển ra Nha Trang làm lính hải quân. Năm 1975, ông mang hàm trung tá, giữ chức hạm phó 1 tàu quân sự rồi đưa gia đình theo tàu sang Mỹ định cư. 

Cuộc mưu sinh nơi xứ lạ rất chật vật, nhưng ông Thiệt quyết cho các con học đại học. Năm 1995, khi con cái đã trưởng thành, cụ mới đi học lớp phổ thông ban đêm, rồi vào đại học California State University Hay Ward bang California, ngành Kinh tế tài chính"Bao nhiêu người mong được học đại học ở Mỹ, trong khi mình có điều kiện lại không đi học thì quá phí", ông cụ lý giải việc học đại học khi đã ngoài 60 tuổi, rồi tự hào khoe chiếc nhẫn khắc tên trường và năm tốt nghiệp đại học 2001.

Một năm sau, cụ Thiệt muốn đăng ký học lên cao học nhưng vợ đột ngột đổ bệnh, việc học phải dừng lại. Năm 2013, cụ Thiệt đưa vợ về quê Đại Lộc sinh sống. "Giờ vợ tôi đã có hai đứa cháu chăm sóc, tôi ở nhà cũng rảnh rang nên đi học", ông cụ nói. Còn theo thầy Lê Công Cơ, cụ Thiệt muốn tìm đến việc học nhằm rèn luyện để không mất trí nhớ, bởi cụ thấu hiểu nỗi vất vả khi chăm sóc người vợ mắc chứng bệnh này hơn 10 năm nay.

2G3A2129-4894-1439263793.jpg

Lớp học vào buổi tối nhưng ông cụ luôn chăm chú nghe thầy giảng bài. Ảnh:Nguyễn Đông.

Cụ Thiệt cho hay việc đi học tiếp là quyết định của riêng mình, con cái đều ở bên Mỹ nên không khuyên ngăn gì được. "Tôi tự đi học, không ai ép nên không thấy khó khăn gì. Tôi học không phải vì cơm áo gạo tiền, mà để lấy kiến thức, làm gương cho con cháu mình", ông cụ nói. Việc chọn Đại học Duy Tân vì ngành Quản trị kinh doanh phù hợp với bằng cử nhân Kinh tế tài chính.

Để rèn luyện sức khỏe đảm bảo cho việc học, cụ Thiệt tiết lộ đang đi tập tạ với những động tác và dụng cụ phù hợp với lứa tuổi. Ông cụ cũng bỏ thói quen đi bộ buổi sáng như trước vì muốn dành cho giấc ngủ được sâu hơn, tránh giảm trí nhớ. Thừa nhận mình có lợi thế hơn các học viên khác nhờ thông thạo tiếng Anh, nhưng ông cụ luôn tự nhắc mình phải cần cù để theo kịp bạn bè và ra trường đúng hẹn. Những lúc rảnh rỗi, cụ lại lên mạng bằng laptop mang theo bên mình để cập nhật thông tin, kiến thức.

Anh Nguyễn Lương Khánh, bạn cùng lớp với cụ Thiệt, cho biết thấy rất hào hứng khi được học cùng người đáng tuổi ông mình, nhưng luôn hăng hái phát biểu ý kiến, tìm tòi, trau dồi kiến thức. "Sức khỏe của bác ấy thật tốt. Bác ấy cũng luôn gần gũi trò chuyện cùng mọi người trong lớp, không có khoảng cách về tuổi tác", anh Khánh nói.

Về nước, cụ Lê Phước Thiệt đã tài trợ cho 5 hội khuyến học ở huyện Đại Lộc với số tiền 20 triệu/hội/năm. Riêng những hội khuyến học ở thị trấn đến liên hệ xin đài thọ, cụ thẳng thắn từ chối vì muốn giúp đỡ con em ở vùng nông thôn nghèo khó. Ngày 7/8 vừa qua, cụ Thiệt trao tặng 150 suất quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Nguyễn Đông

 



 
Không được phép bỏ link vào chữ ký 
Không Spam link dưới mọi hình thức
Thanks all

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024