Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/02/2015 17:02 # 1
tranminhdathao
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 76/130 (58%)
Kĩ năng: 58/80 (72%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 856
Được cảm ơn: 338
Cuộc Thi "Hành Động Vì Nguồn Nước" (AFW 2015)


HÀNH ĐỘNG VÌ NGUỒN NƯỚC – AFW 2015 (ACTION FOR WATER) là cuộc thi dành cho thanh thiếu niên nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động bảo vệ môi trường nước. Thí sinh tham gia sẽ nộp các đề tài (giải pháp xã hội hoặc giải pháp kỹ thuật) nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới xử lý ô nhiễm nguồn nước có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế.

1. Thời gian các vòng thi

Vòng 1: Vòng sơ loại

10/02/2015 : Công bố cuộc thi, chính thức nhận hồ sơ

22/03/2015 : Họp báo ra mắt

23/04/2015 : Hạn cuối nộp hồ sơ

30/04/2015 : Công bố top 30 và top 5 vào vòng 2

Vòng 2: Vòng chung kết

02/05/2015 : Tổ chức giao lưu trực tuyến giữa 5 nhóm vào vòng 2, phân công huấn luyện viên cho mỗi nhóm.

03/05/2015 – 31/05/2015 : Các nhóm cùng huấn luyện viên thực hiện giai đoạn 1 của giải pháp.

01/06/2015 – 02/06/2015 : Các nhóm gửi báo cáo kết quả thực hiện qua giai đoạn 1 cho BTC (Video, slide)

05/06/2015 : Tổ chức chung kết tại Hà Nội

2. Đối tượng dự thi.

Mọi ứng viên trong độ tuổi 15 tới 25 tuổi. 

Đội tham gia có thể là một người hoặc một nhóm người. Trong trường hợp một đội gồm nhiều người thì số thành viên tối đa là 5 người và phải nêu rõ vai trò của mỗi người trong nhóm.

3. VÒNG 1: VÒNG SƠ LOẠI

Cách nộp hồ sơ 

Thí sinh truy cập thông tin tại website của cuộc thi : www.hanhdongvinguonnuoc.com trong thời gian đăng ký của cuộc thi.

Các cá nhân/nhóm tham gia cuộc thi Hành động vì Nguồn nước gửi đề xuất theo mẫu về địa chỉ email: hanhdongvinguonnuoc@gmail.com. Yêu cầu thí sinh hoàn thành đầy đủ những thông tin trong bản đăng ký.

Các sản phẩm dự thi của tác giả/nhóm tác giả giải quyết các vấn đề liên quan tới nguồn nước. Trong đó bao gồm: Giải pháp xã hội, giải pháp kỹ thuật trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường nước.

Hình thức: bài dự thi trình bày dưới dạng bản mềm, mô tả được chi tiết ý tưởng, sản phẩm của tác giả/nhóm tác giả.

Thí sinh gửi bài dự thi theo mẫu đính kèm.

  • Chấm điểm

Ban giám khảo bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, các giáo sư tại các trường đại học, các chuyên gia trong tổng cục môi trường.

  • Cách chấm điểm:

- 25 nhóm do ban giám khảo chọn

- 5 nhóm do khán giả chọn, tức là có tổng điểm cao nhất dựa trên lượng like & shares trên trang fanpage Facebook chính thức của cuộc thi, views trên đường link Youtube của ứng viên.

Cách tính điểm: Like = 1 điểm, Share = 5 điểm, View = 3 điểm

Lưu ý: Ứng viên dùng các phần mềm tăng like sẽ được coi như không hợp lệ.

Sau khi chọn được 30 ứng viên trên, BGK sẽ tiếp tục chọn ra 5 ứng viên để vào vòng 2.

4. VÒNG 2: VÒNG CHUNG KẾT

Trước vòng chung kết, 5 ứng viên phải thực hiện giai đoạn 1 của ý tưởng, giải pháp của mình dưới sự trợ giúp của huấn luyện viên. Mục đích của giai đoạn này nhằm chứng minh khả năng ứng dụng của giải pháp và khả năng triển khai dự án của ứng viên.

Ví dụ về giải pháp xã hội: Gải pháp của ứng viên là “Hồ không rác” thì ứng viên có thể tổ chức một hoặc một số chương trình vớt rác tại các hồ nước rồi báo cáo kết quả tại đêm chung kết, mức độ khả thi của dự án nếu muốn nhân rộng tới 5,000 người.

Ví dụ về giải pháp kỹ thuật: Giải pháp của ứng viên là “Bình lọc nước mặn phục vụ ăn uống cho vùng lũ” thì ứng viên nên chế tạo bình lọc và xét nghiệm mẫu nước sau khi lọc để chứng minh đủ tiêu chuẩn nước phục vụ ăn uống.

Vòng chung kết cuộc thi diễn ra tại Hà Nội. Các đội được tham gia vòng chung kết sẽ được BTC thu xếp chỗ ăn ở và chi phí đi lại. Ngoài ra, các đội tham gia dự thi sẽ được tập huấn 1 ngày tại Hà Nội để hoàn thiện đề tài dự thi vòng chung kết.

Tại vòng chung kết, ứng viên phải chiếu 1 đoạn video về những thành quả giai đoạn đầu của dự án và tiếp tục thuyết trình bảo vệ đề án, ý tưởng của mình. Sau đó, Ban giám khảo sẽ quyết định chọn ra giải nhất, giải nhì, giải ba ngay trong ngày chung kết.

Sau cuộc thi, Ban tổ chức tiếp tục làm việc với tác giả/nhóm tác giả đoạt giải nhằm hỗ trợ triển khai hiện thực hóa ý tưởng, đề án vào thực tế trong thời gian 6 tháng. Sau 6 tháng tác giả phải báo cáo kết quả thu được sau khi triển khai đề tài vào thực tế.

CÁCH NỘP HỒ SƠ :

- Hồ sơ dự thi được viết bằng Tiếng Việt.

- Chỉ chấp nhận hồ sơ dự thi gửi qua email hanhdongvinguonnuoc@gmail.com

- Thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ là ngày 23/04/2015

- BTC không chịu trách nhiệm các lỗi dữ liệu do trong quá trình truyền tải dữ liệu.

Trách nhiệm pháp lý:

Thí sinh tham gia chịu toàn bộ trách nhiệm đối với các rủi ro trong quá trình tham gia cuộc thi với bất kỳ thương tích, tử vong, thiệt hại hoặc mất mát tài sản; doanh thu, lợi nhuận dù trực tiếp hay gián tiếp do kết quả của sự tham gia cuộc thi, ngoại trừ trường hợp sai trái do cố ý.

THÔNG TIN THÍ SINH :

Nhằm phục vụ quá trình kiểm tra, xác minh hồ sơ dự thi, BTC sẽ yêu cầu thí sinh tham gia cung cấp một số thông tin cá nhân cơ bản. Những thông tin này còn được phục vụ cho truyền thông, quảng bá cuộc thi.

Thí sinh sẽ được đề nghị hoàn thành thông tin theo yêu cầu của BTC. Tuy nhiên, các thông tin này không có giá trị trong việc đánh giá điểm hồ sơ dự thi của thí sinh. Những thông tin liên quan tới thí sinh bao gồm:

- Tên, địa chỉ của tác giả/nhóm tác giả

- Phương thức liên lạc (Tên, chức danh, fax, email, số điện thoại)

- Tên tổ chức, đối tác đang hợp tác phát triển ý tưởng, sản phẩm

- Mô tả ngắn gọn về sản phẩm, ý tưởng

GIẢI THƯỞNG

1. Vòng sơ loại

  • Top 30 cuộc thi 1,000,000 VNĐ
  • 05 đội vào vòng chung kết được cấp vốn 5,000,000 VNĐ phát triển đề án

2.Vòng chung kết

  • Giải nhất: 30,000, 000 VNĐ
  • Giải nhì: 20,000, 000 VNĐ
  • Giải ba: 15,000, 000 VNĐ
  • Giải khuyến khích: 5,000,000 VNĐ

Giải đáp thắc mắc:

Những thắc mắc về cuộc thi có thể gửi về địa chỉ mail hanhdongvinguonnuoc@gmail.com

Các câu hỏi tiêu biểu và câu trả lời sẽ được đăng tải trên website:www.hanhdongvinguonnuoc.com.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024