Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/03/2022 22:03 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
4 DẠNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG ĐỐI XÃ HỘI


Những người mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể giỏi thao túng và thường thành công trong việc đánh lừa người khác.

Họ có thể là người dí dỏm, thông minh, hài hước và duyên dáng, và thường xuyên khen ngợi người xung quanh. Họ có thể sử dụng cách tâng bốc này để thao túng cảm xúc của mọi người.

Tuy nhiên, rối loạn nhân cách chống đối xã hội (Antisocial Personality Disorder) là một rối loạn tâm lý, những người bị ASPD thường thiếu đi sự đồng cảm, và có xu hướng coi thường quyền lợi của người khác.

Các chuyên gia cho biết, có 4 dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội, đó là: dạng thù hận, dạng bất hòa, dạng thiếu cảm thông và dạng lừa gạt, nói dối.

1️ Dạng thù hận (hostile type) bao gồm các biểu hiện như: hiếu chiến, bốc đồng, và sẵn sàng chiến đấu. Họ có xu hướng rất dễ tức giận. Đặc biệt là khi đối mặt với sự từ chối, họ trở nên có thể trở nên bạo lực và hung hăng.

2️ Dạng bất hòa (disaffiliated type) là dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội phổ biến nhất. Đây là những người cảm thấy rất khó kết nối với những người khác. Vì sự bất lực này, họ khó để duy trì bất kỳ mối quan hệ lâu dài nào với người khác. Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân cũng như sự nghiệp của họ. Theo các chuyên gia tâm lý, thiếu hụt sự quan tâm và lòng trắc ẩn khi còn nhỏ dẫn đến loại rối loạn nhân cách chống đối xã hội này.

3️ Dạng thiếu cảm thông (dis-empathetic type) là kiểu người đặc biệt quan tâm, chăm sóc những người thân thương trong khi lại vô cảm, lãnh đạm với những người xung quanh. Thậm chí, họ coi người khác là công cụ phục vụ mục đích cá nhân. Những người này hiểu tầm quan trọng của sự đồng cảm, nhưng lại không thể hiện nó với những người bên ngoài vòng tròn kết nối thân cận của mình. Đôi lúc, những người đang có mối quan hệ gần gũi với dạng người này cũng nhận rất ít phản ứng và cảm xúc thực sự từ họ.

4️ Dạng lừa gạt và nói dối (cheated or aggressive type) là dạng rối loạn nhân cách chống đối xã hội mà trong đó, người mắc rối loạn những mối tư thù mà chống đối cả thế giới. Họ luôn cảm thấy bản thân bị thiệt thòi và bị đối xử không công bằng. Do đó, họ dễ dàng quay lưng với những người xung quanh và tin rằng mọi quy tắc xã hội không phù hợp hoặc không dành cho họ.

Chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường như: rối loạn lo âu, trầm cảm, hành vi bạo lực và bốc đồng, rủi ro tự tử, lạm dụng rượu bia và các chất kích thích, cô lập bản thân, hủy hoại các mối quan hệ xã hội… Tuy nhiên, đây là một rối loạn tâm lý có thể được điều trị khi có sự can thiệp của các chuyên gia tâm lý với phương pháp khoa học.

Mục tiêu của trị liệu tâm lý là giúp những người sống chung với ASPD hiểu họ mắc kẹt trong vấn đề như thế nào; và hiểu những nhận thức sai lệch về bản thân họ đang có. Điều trị tâm lý cần phải duy trì một cách nhất quán để có hiệu quả và có thể là một quá trình kéo dài suốt nhiều năm. Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết đang lạm dụng chất kích thích và có những biểu hiện của ASPD, hãy nhớ rằng sự trợ giúp luôn có sẵn.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '4 DẠNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH CHỐNG ĐỐI XÃ HÔI Dạng thù hận (hostile type) Dạng bất hòa (disaffiliated type) Dạng thiếu sỰ cảm thông (dis-empathetic type) Dạng lừa gạt và nói dối (cheated, aggressive type) Healthy Mind'




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024