Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/06/2017 21:06 # 1
nhathung
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 42/300 (14%)
Kĩ năng: 26/50 (52%)
Ngày gia nhập: 30/05/2015
Bài gởi: 4392
Được cảm ơn: 126
[Hình & Video] Buổi hướng dẫn chụp ảnh đẹp hơn bằng điện thoại (Buổi 2 thứ Bảy 24/6)


Đây là buổi tiếp nối cho nội dung của Buổi hướng dẫn chụp ảnh đẹp hơn bằng điện thoại - hôm thứ Bảy 27/5 đã diễn ra trước đó, trong phần này các bạn sẽ được chia sẻ về cách xác định nguồn sáng, hướng sáng khi chụp, cách bố cục frame hình sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể cũng như để tạo hiệu ứng thị giác ấn tượng cho người xem ảnh.
 


Nếu như trong buổi 1 các bạn đã được hướng dẫn về cách để lựa chọn một chiếc camera phone phù hợp, cách kiểm soát và khai thác nó như thế nào để có thể chụp được một bức ảnh tốt nhất thì ở buổi này các bạn sẽ được dẫn ra bên ngoài để thực hành chụp ảnh với những kiến thức sẽ được trang bị ở ngay bên dưới đây:

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_01.jpg

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_02.jpg

 

I. Ánh sáng


Có ánh sáng là có nhiếp ảnh, nhờ ánh sáng phản xạ lại từ vật thể và ghi nhận lại trên cảm biến mà chúng ta có được hình ảnh

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_03.jpg 

Cần xác định nguồn sáng để có cách xử lý khung hình của mình với nguồn sáng đó như thế nào? Ánh sáng tồn tại dưới 2 hình thức:

Nguồn sáng nhân tạo:
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_05.jpg

Nguồn sáng tự nhiên:
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_06.jpg 

Xử lý nguồn sáng như thế nào để có được bức ảnh đạt yêu cầu? Đối với nguồn sáng hài hòa thì chụp ảnh rất khỏe, ứng dụng vào các chủ đề: chụp du lịch, chụp sự kiện ...

Trường hợp ánh sáng hài hòa, đủ, đều
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_09.jpg

Trường hợp sử dụng ánh sáng làm chủ đạo, làm điểm nhấn cho khung hình:
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_08.jpg 

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_11.jpg
Lưu ý 1: ném 1 phần chủ thể vào bóng tối để tạo hiệu ứng ấn tượng hơn, ảnh có cảm xúc hơn:
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_12.jpgChup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_13.jpg

Ánh sáng sẽ đối nghịch cực độ khi nguồn sáng nằm ngay ở phía trước hay phía sau máy ảnh. Đó chính là khái niệm của Thuận sáng và Ngược sáng

Lưu ý 2: Ánh sáng tạt ngang với bóng đổ ít nhiều cắt chéo qua bức ảnh là loại ánh sáng thường được dùng nhất
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_14.jpgChup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_15.jpg

Lưu ý 3: Những giây phút mặt trời mọc và lặn là những thời điểm đặc biệt cho nhiếp ảnh
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_16.jpg
 


II. Canh khung hình


Các bạn cần nắm được bố cục căn bản mà chúng ta vẫn thường xuyên nghe nói khi học chụp ảnh đó chính là bố cực 1/3
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_17.jpg 

Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý: Đối với nhiếp ảnh thì Quy tắc bố cục chỉ là chiếc xe tập đi cho trẻ nhỏ mà thôi
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_18.jpg

Các bạn cần phải tìm cho ra cái gì khiến cho bạn chú ý nhất, "Nhiếp ảnh là nghệ thuật của sự chọn lọc, cần xác định khi nào ta nên để chủ đề lấp đầy khung hình hoặc khi nào để chủ đề trở nên nhỏ bé bị cô lập bởi các bối cảnh xung quanh"

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_19.jpg

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_20.jpg
Để bố cục khung hình thì bạn có thể xoay ngang, xoay dọc; hoặc di chuyển lên xuống; hoặc đưa qua trái, qua phải; hoặc là tiến gần hơn hoặc lùi xa

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_21.jpg 

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_22.jpg 

Góc nhìn tốt nhất đôi khi chỉ là dịch chuyển máy một chút, góc nhìn ngang là góc nhìn tự nhiên, khó tạo được bất ngờ độc đáo
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_23.jpg
Thay đổi góc máy lên, xuống hoặc bước tới gần thêm một chút kết hợp với hiệu ứng ngược sáng thì ảnh sẽ ra ấn tượng hơn
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_24.jpg

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_25.jpg

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể dùng ánh sáng để tạo bố cục
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_26.jpg
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_27.jpg

Trong nhiếp ảnh hiện đại, phản ứng xúc cảm nhiều khi quan trọng hơn phản ứng thẩm mỹ. Phần lớn mọi bức ảnh đều có một điểm thu hút sự chú ý nằm đâu đó trong khung hình. Xác định rõ đâu là điều thu hút sự chú ý của bạn để đưa ra quyết định lựa chọn đúng ý.
 


III. Hiệu ứng thị giác

Dễ thấy nhất là cách khác thác hiệu ứng của tiêu cự ống kính: wide, normal hoặc tele

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_28.jpg

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_29.jpg 

Cách thứ 2 là sử dụng hiệu ứng màn trập chậm để tạo điểm nhấn cho bức ảnh bởi sự đối lập động và tĩnh

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_30.jpg 

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_31.jpg

Đúc rút lại từ những chia sẻ trên thì tác giả cho rằng: "Mỗi bức ảnh đều dối trá vì chúng hoàn toàn đúng hiện thực". Bạn có cảm thấy như vậy không?

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_32.jpg 

Một số hình ảnh trong buổi chia sẻ

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_33.jpg

Chủ đề chia sẻ lần này liên quan nhiều đến thực hành nên phần giao lưu và hỏi đáp khá nhiệt tình, những câu hỏi hay sẽ được ngay lập tức nhận những món quà từ nhà tài trợ

Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_34.jpg
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_35.jpg 
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_36.jpg 
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_37.jpg
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_38.jpg 
Chup_anh_khong_kho_camera.tinhte.vn_39.jpg 

Xin cảm ơn Oppo Việt Nam, Metrophone.vn đã luôn đồng hành cùng chương trình của camera Tinh Tế.

tinhte.vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024