Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/06/2017 22:06 # 1
nhathung
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 42/300 (14%)
Kĩ năng: 26/50 (52%)
Ngày gia nhập: 30/05/2015
Bài gởi: 4392
Được cảm ơn: 126
Trải nghiệm chụp ảnh Body Painting với máy ảnh medium format Fujifilm GFX 50s


Mặc dù phải vận hành một hệ thống điện tử với cảm biến lớn, kèm theo một hệ thống ống kính hoàn toàn mới nhưng những trải nghiệm của mình với Fujifilm GFX 50s khi chụp body painting là rất ấn tượng. Máy vẫn đảm bảo được khả năng vận hành rất mượt, tốc độ lấy nét nhanh với 425 điểm linh hoạt, máy không bị nóng khi chụp liên tục, độ trễ khi chụp hầu như khó nhận ra được. Việc dùng chiếc máy này để khai thác loại hình nghệ thuật Body Painting độc đáo, hấp dẫn thì thật không còn gì hợp lý hơn. Các bạn sẽ thấy được những thế mạnh về chi tiết, các mảng màu sắc thể hiện trên chính làn da cơ thể người được đẩy bật lên ở mức độ như thế nào nhờ vào cảm biến lớn medium format có kích cỡ lớn hơn 1.7 lần so với cảm biến fullframe


GFX 50s là chiếc máy ảnh cao cấp nhất của Fujifilm hiện nay thuộc dòng Medium format (MF), đây là sản phẩm mang tính đột phá của Fuji khi họ trực tiếp tham gia vào phân khúc này. Máy ảnh medium format (MF) trước giờ vốn chỉ dành cho những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đòi hỏi chất lượng hình ảnh vượt trội như lĩnh vực chụp ảnh thương mại liên quan đến: sản phẩm, tạp chí thời trang, phong cảnh, kiến trúc …

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_29.jpg

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_30.jpg

Nói về Body Painting thì ở thời điểm hiện nay loại hình này cũng không có gì là quá xa lạ đối với chúng ta nữa. Tuy nhiên nói về bản chất thì loại hình nghệ thuật này vẫn còn những hạn chế nhất định để có được phổ biến và thừa nhận như các môn nghệ thuật khác.

  • Vấn đề khó khăn đầu tiên đó chính là người mẫu, với BP thì người mẫu thường phải nude hoàn toàn 100% để trở thành chất liệu cho người họa sĩ vẽ lên cơ thể của mình. Mà nude ở xứ ta vốn không được cởi mở và thoải mái cho lắm
  • Vấn đề thứ 2 cũng quan trọng không kém đó chính là người thực hiện. Một tác phẩm BP chỉ có thể trở nên hoàn hảo nếu người thực hiện phải là người am hiểu từ A-Z của quá trình từ lên ý tưởng tác phẩm, chuẩn bị phụ kiện, trang điểm và vẽ trên cơ thể, chụp ảnh tác phẩm vừa tạo ra và cuối cùng là hậu kỳ để tác phẩm thế hiện được đúng ý tưởng ban đầu của mình.

Rất may mắn là chúng ta đã có được những người đặc biệt như vậy và mình đã được tham gia vào quá trình sáng tạo nghệ thuật này để ghi nhận lại dưới góc nhìn của Fujifilm GFX

Vì là thể loại ảnh nhạy cảm liên quan đến chính người mẫu nên theo nguyên tắc thì trước khi bắt đầu, người mẫu và các bên tham gia phải cùng nhau ký một bản cam kết liên quan đến công việc và quyền sử dụng hình ảnh của mẫu sau này để tránh những rủi ro phát sinh về sau.

Trước khi đi vào nội dung chính là ghi lại hình ảnh của một tác phẩm body painting hoàn thiện thì chúng ta cùng xem qua quá trình hình thành tác phẩm.

Tất cả hình ảnh sau đây được mình chụp với body Fuji GFX và ống GF 63mm F2.8. Với hệ số crop là 0.79x khi so với chuẩn fullframe thì ống kính này sẽ cho chúng ta tiêu cự tương đương với ống 50mm F2.2. Fuji GFX tái tạo chi tiết hình ảnh cũng như khả năng khử noise và cân bằng màu sắn ở mức rất tuyệt vời. Những ảnh hậu trường được chụp trong điều kiện ánh sáng khá yếu của phòng trang điểm

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_01.jpg

F4.5, 1/40s, ISO 3200


Crop lại, những người mới cầm vào MF như mình thì thường hay bị mắc phải căn bệnh là chụp xong phải zoom lên soi, và cảm giác khi được nhìn thấy độ chi tiết ở mức zoom 100 hay 200% thì thật là đã

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_01_crop.jpg

Trên thực tế thì Fuji GFX có khả năng khử noise ở mức ISO cao rất tốt, mình có test thử tại ISO 12.800 thì vẫn ổn. Tuy nhiên trong điều kiện bài test để khai được chất lượng hình ảnh và chi tiết tốt nhất có thể thì mình khống chế ISO ở 3200 chứ không đưa lên quá cao.
 

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_02.jpgF6.4, 1/40s, ISO 3200

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_03.jpgF3.6, 1/100s, ISO 3200

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_04.jpg
F4.0, 1/110s, ISO 3200

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_05.jpgF4.0, 1/70s, ISO 3200

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_06.jpgF4.0, 1/60s, ISO 3200

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_07.jpgF5.0, 1/40s, ISO 3200

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_08.jpgF4.0, 1/125s, ISO 3200

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_09.jpgF4.0, 1/120s, ISO 3200

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_10.jpg
F4.0, 1/70s, ISO 3200


Crop lại từ ảnh trên để soi nào

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_10_crop.jpg


Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_11.jpg
F4.0, 1/60s, ISO 3200

Trung bình thời gian hoàn thành xong tác phẩm trên cơ thể mẫu mất khoảng 4 tiếng, có thể ngắn hoặc dài hơn tùy vào mức độ cầu kỳ của tác phẩm. Thời gian chuẩn bị thì khá lâu nhưng để chụp thì lại diễn ra nhanh hơn rất nhiều, đặc biệt là trông bối cảnh phông nền của Studio vốn không có nhiều đất để mẫu có thể diễn.

Một lưu ý đối với các dòng máy Fujifilm khi chụp studio đó là bạn phải chuyển qua mode M để có thể khống chế được các thiết lập như ý đồng bộ với đèn trong phòng chụp. Thông thường thì các chỉ số thiết lập khi chụp ở studio sẽ là F9.0 - 11, tốc độ > 1/125s và ISO < 500. Vì là dòng máy ảnh không gương lật nên nếu các bạn để tùy chỉnh như mặc định thì trên màn hình và ống ngắm điện tử (EVF) ở các thông số vừa thiết lập thì chúng ta sẽ không thấy gì cả, hoàn toàn tối thui rất khó chụp.

Để giải quyết cho vấn đề đó thì các bạn vào phần Setting, mục "Screen set-up", tìm đến mục "Preview Exp/WB in manual mode" để chọn tắt đi là xong, mọi thứ sẽ sáng rõ lại như những gì mà ống kính đã thu nhận. Nếu để mặc định thì máy sẽ tự hiển thị cho chúng ta thấy hiệu ứng như thông số mà ta đã thiết lập trước đó.

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_12.jpgF10, 1/125s, ISO 200

Crop lại để soi nào:
Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_12_crop.jpg

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_13.jpgF10, 1/125s, ISO 400

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_15.jpgF10, 1/125s, ISO 400

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_16.jpgF8, 1/125s, ISO 200

Chụp trong studio vốn không có gì che chắn nên sẽ dễ bị lộ vùng nhạy cảm của mẫu nên mình cũng giới hạn một phần không đưa ra nhiều, ảnh test trong studio sẽ cho chúng ta thấy được khả năng khử noise của máy, cũng như thấy được thế mạnh về độ tái tạo chi tiết, màu sắc và tự động cân bằng trắng.

Một điểm rất tuyệt khi chụp trong studio với body Fuji GFX đó là máy này hỗ trợ đến 425 điểm lấy nét chi chít gần như hết cả cảm biến nên khi cần bố cục hình ảnh trong khi body đang gắn trên chân máy thì hoàn toàn dễ dàng và nhanh chóng.

Để có được sư đánh giá đa dạng hơn thì mình đưa mẫu ra ngoài để khai thác được hiệu ứng xóa phông cũng như trường nhìn có được khi chụp với ống kính tiêu cự 63mm F2.8 trông ra làm sao. Đây là một ống kính theo mình là cực kỳ tuyệt vời để gắn trên Fuji GFX, với góc nhìn tương đương với ống 50mm trên định dạng fullframe thì chúng ta có thể khai thác được đa dạng các thể loại nhiếp ảnh chỉ với một ống kính này.

Một ống kính gọn, nhẹ nhưng cực kỳ chất lượng để có thể cùng GFX chinh chiến khắp mọi nơi, mình hoàn toàn tự tin mở khẩu lớn nhất tại 2.8 để chụp chân dung ngoài trời với ống này
 

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_17.jpgF2.8, 1/ 450, ISO 200​

Crop lại:
Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_17_crop.jpg


Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_18.jpgF2.8, 1/180, ISO 100​


Crop lại:
Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_18_crop.jpg

 

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_19.jpgF2.8, 1/150, ISO 100

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_20.jpgF2.8, 1/150, ISO 200

Crop lại:

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_20_crop.jpg


Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_22.jpg
F2.8, 1/150, ISO 100​

Crop:
Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_22_crop.jpg
 

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_23.jpgF2.8, 1/150, ISO 100

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_24.jpgF2.8, 1/340, ISO 200

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_25.jpgF2.8, 1/350, ISO 200

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_26.jpg
F2.8, 1/340, ISO 100​

Crop:
Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_26_crop.jpg

 

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_27.jpg
F2.8, 1/340, ISO 100

Fuji_GFX_Body_Painting_camera.tinhte.vn_28.jpg
F4.0, 1/125, ISO 200

Kết luận

Với sự giới hạn về khả năng hiển thị hình ảnh trên web thì thật khó để các bạn hoàn toàn có thể thấy được 100% chất lượng của ảnh chụp từ chiếc máy medium format Fuji GFX 50s. Tuy nhiên hi vọng là qua bài trải nghiệm này, các bạn có thể hình dung được phần nào chất lượng ảnh của cảm biến MF nó ra làm sao.

Mặc dù sinh sau đẻ muộn nhưng Fujifilm đã luôn đi tắt đón đầu để tạo ra sự đột phá cho sản phẩm của mình. Khi công nghệ trên dòng máy ảnh cảm biến fullframe đang dần dần chững lại thì Fujifilm bằng kinh nghiệm và phán đoán của mình đã bước thẳng một bước lên phân khúc medium format với chiếc GFX 50s, và điều làm nên sự ấn tượng từ chiếc máy này đó là một thân máy medium format mirrorless cực kỳ nhỏ gọn nếu so với các máy khác cùng định dạng. Khắc phục được những nhược điểm cố hữu trước giờ của máy MF như: mức giá quá cao, kích thước cồng kềnh, thao tác sử dụng bất tiện … thì Fuji GFX được xem là một bước phổ thông hóa của dòng máy ảnh đặc biệt này.
 

Xin chân thành cảm ơn anh Cu Hiệp đã cho mượn máy
Cảm ơn anh Mực Tàu đã hỗ trợ hoàn toàn trong các công đoạn của body painting
Cảm ơn bạn mẫu đã không quản ngại hi sinh thân mình cho các hoàn cảnh chụp khá nhạy cảm này

Cập nhật: Do đây là bài trải nghiệm thiết bị nên mình cố gắng giữ cho hình ảnh chân thật nhất để mọi người có thể thấy được khả năng của một chiếc máy ở một hoàn cảnh chụp nhất định sẽ thể hiện ra như thế nào. Đối với nghệ thuật body painting như mình có nói nói ở đầu bài viết thì có ra được một sản phẩm hoàn thiện đòi hỏi tác giả phải can thiệp rất nhiều trong phần hậu kỳ mới đạt được kết quả cuối cùng đúng với ý tưởng của người làm body painting.

Bên dưới là 1 ảnh minh họa để các bạn tham khảo: 

19104972_1576233589067334_210687601_o.jpg

tinhte.vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024