Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/05/2021 19:05 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 108/190 (57%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1818
Được cảm ơn: 6
Công bố bức ảnh đầu tiên chụp trực tiếp ngoại hành tinh bằng tia UV


Xin chào tất cả mọi người!

Theo Sci-Newsngoại hành tinh nói trên mang tên PDS 70b, quay quanh một ngôi sao lùn màu cam cách chúng ta 370 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Centaurus.

Đây là một hệ sao rất trẻ với ngôi sao mẹ chỉ 5,4 triệu tuổi, còn hành tinh khổng lồ được chụp ảnh chỉ mới trong giai đoạn thành hình. Nhưng "đứa bé sơ sinh" này cực kỳ khổng lồ: nó có kích thước tương đương Sao Mộc của hệ Mặt Trời, nhưng nặng gấp 5 lần Sao Mộc, tương đương hơn 1.590 lần Trái Đất!

Công bố bức ảnh đầu tiên chụp trực tiếp ngoại hành tinh bằng tia UV - Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Yifan Zhou, một nhà thiên văn từ Đại học Texas ở Austin (Mỹ), đã sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble nổi tiếng của NASA/ESA để chụp ảnh PDS 70b bằng tia cực tím (tia UV).

Ngôi sao mẹ PDS 70 thật ra chứa tới 2 đĩa tiền hành tinh là PDS 70b và PDS 70c, nhưng chỉ có PDS 70b đã thực sự thành hình và có thể chụp ảnh được. Hành tinh này nằm cách sao mẹ tới 21 đơn vị thiên văn (AU), tức xa như Sao Thiên Vương đối với Mặt Trời. 1 AU chính là khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời.

PDS 70c hình thành sau này sẽ xa tận 34,5 AU, tương đương với khoảng cách Sao Hải Vương - Mặt Trời.

Ngôi sao lùn cam này cũng chứa một đĩa khí bụi lớn khác trải dài từ khoảng cách 40 AU trở đi, nơi cũng có thể hình thành thêm những đĩa tiền hành tinh khác.

Hành tinh được chụp ảnh PDS 70b đang có sự gia tăng khối lượng không ngừng, nhưng đang giảm mạnh. Dù trong 5,4 triệu năm nó đã đạt được khối lượng bằng 5 lần Sao Mộc, nhưng trong 1 triệu năm tới nó chỉ tăng thêm khoảng 1% khối lượng Sao Mộc.

Trong bài công bố trên Astronomical Journal, các nhà khoa học cho biết đây là cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu sự ra đời của một hành tinh.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024