Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/03/2017 23:03 # 1
chit1306
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 134/170 (79%)
Kĩ năng: 9/40 (22%)
Ngày gia nhập: 28/09/2015
Bài gởi: 1494
Được cảm ơn: 69
[ĐN] Ăn sạch sành sanh bánh canh mọi miền trên đất Đà Thành


[ĐN] Ăn sạch sành sanh bánh canh mọi miền trên đất Đà Thành

Bánh canh bao gồm nước dùng được nấu từ tôm, cá hay xương heo thêm gia vị tùy theo từng loại, sợi bánh canh được làm từ bột mỳ hay bột gạo. Tùy theo vùng miền thì mỗi loại bánh canh được chế biến khác nhau. Cùng khám phá những món bánh canh với đặc trưng riêng của từng miền đang tụ hội tại Đà Thành nào.

1.Bánh canh cá lóc Huế

Người Đà Nẵng cũng rất yêu thích bánh canh cá lóc, ai đã từng thử qua bánh canh cá lóc Thủy Dương chắc hẳn sẽ trở thành “fan chân  chính” của món ăn này. Lắm lúc thêm dăm ba quả trứng, cây chả, vài cái quẩy nữa là đã có một bữa thật thịnh soạn rồi đó.
 
 
Cá lóc nấu bánh canh chủ yếu là cá ở vùng Thủy Dương – một thị xã của Huế. Cá lóc Thủy Dương khá lớn, thịt cá nhiều và chắc. Sau khi luộc và róc thịt cá để riêng, xương được giã nhuyễn rồi lọc đề nấu, đây chính là bí quyết giúp nước dùng được ngon ngọt tự nhiên. Thịt cá được um với gia vị cho thật thấm.
 
 
 
Nồi nước dùng, nước luộc bột, cá đều được để riêng. Khi có khách gọi bột sẽ được chần qua cho chín, để thêm cá um, hành xắt, chan nước dùng nóng hổi, rắc ít hạt tiêu cay cay rồi đem ra cho khách.
 

2. Bánh canh vịt Quảng Trị

Bột nấu bánh canh vịt cũng có 2 loại bột lọc và bột gạo như nhiều loại bánh canh khác, chỉ khác là sợi bánh canh vịt được cắt to hơn. Vịt ngon được làm thịt, ướp với củ nén cho gia vị cho thật thơm rồi um lên đến khi vịt nhừ. Bột được thảy chung vào nồi nước vịt chứ không chần riêng, người nấu để lửa liu riu giữ nồi ấm, khách đến chỉ việc múc ra tô thêm ít hành lá là xong.
 
 
 
Bánh canh vịt không thể thiếu chén mắm gừng thơm phức cho thêm phần đậm đà. Nước dùng ngọt vị, vịt mềm thấm tháp cùng sợi bột to mềm làm ai nấy cũng phải xao xuyến.
 

3. Bánh canh ram Quảng Bình

Người Quảng Bình thường gọi là cháo canh hơn. Gọi là cháo vì nước dùng trong tô bánh canh sẽ đặc hơn, không trong mà hơi đục đục do hầm từ xương mà ra. Xương và tôm được làm sạch, tẩm ướp và xào qua cho thấm rồi đun lửa thật nhỏ cho đến khi nước bắt đầu ngọt vị, thịt bắt đầu nhừ. Bánh canh Quảng Bình tuy đơn giản nhưng lại có cái vị ngon cực riêng. Sợi bánh canh dai chứ không quá mềm, nước dùng cay cay, đậm đà.
 
 
Ăn kèm bánh canh là ram chứ không phải quẩy như nhiều nơi. Ram nhân thịt, miến, nấm mèo, quấn chắc tay, vỏ bánh ngô chiên ráo dầu và cực giòn, ăn với bánh canh thì miễn chê luôn ấy.
 
 

4. Bánh canh ghẹ Bà Rịa - Vũng Tàu

Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của bánh canh ghẹ. Nhiều người cho rằng món ăn này xuất phát từ Kiên Giang, nhưng đa phần đều cho rằng món bánh canh ghẹ xuất phát từ miền biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều thu hút ở bánh canh ghẹ là nước dùng lấy từ nước ghẹ luộc, vị ngọt thanh. Trên tô bánh canh được trang trí ngay 1 chú ghẹ đỏ chót cực bắt mắt, thêm vài miếng chả cua nữa là đã có một bữa đủ cả chất lẫn lượng.
 
 
 
Ngoài bánh canh ghẹ nguyên con còn có bánh canh thịt ghẹ đã làm sẵn để bạn không phải mất công, nhưng cảm giác tự mình “xử đẹp” một chú ghẹ cũng thú vị lắm đấy.
 
 
Nói đến bánh canh ghẹ ở Đà Nẵng không thể không nhắc đến quán Hai Càng – Bánh Canh Ghẹ & Cua. Ghẹ ở đây thịt khá chắc, nước bánh canh ngọt thơm, sợi bánh canh hơi mềm. Tô bánh canh ghẹ gỡ còn có thêm cả nấm rơm, huyết và chả, vừa ngon vừa bổ dưỡng làm chị em cứ đổ xoành xoạch luôn ấy.
 
 

5. Bánh canh chả cá Nha Trang

Bánh canh chả cá theo nhiều lời đồn đại có xuất xứ từ thành phố biển Nha Trang – nơi dồi dào nguồn tài nguyên thủy, hải sản. Khách du lịch khi đến Nha Trang không thể bỏ qua việc thưởng thức một tô bánh canh nóng hổi với sợi bột dẻo vừa cùng chả cá dai ngọt.
 
 
Bún hay bánh canh chả cá đã trở thành món ăn khoái khẩu từ lâu của dân Đà Thành. Khác với cách chế biến nước lèo làm bún, nước lèo bánh canh được nấu với xương ( hoặc cá tươi nếu có ) cho thật ngọt, nêm nếm gia vị đậm đà, cùng nước màu cho thật đẹp mắt. Sợi bánh canh được chần riêng cho chín, sắp chả cá chiên, hấp, chả cá viên tùy ý vào, thêm rau thơm rồi chan nước dùng.
 
 
 

6. Bánh canh Nam Phổ

Bánh canh Nam Phổ có xuất xứ từ Cố đô Huế. So với nhiều món bánh canh khác, bánh canh Nam Phổ mang một nét rất riêng. Từ khi đến với Đà Nẵng, loại bánh canh này đã trở thành một món ăn đường phố đặc trưng tại nơi đây.
 
 
Bánh canh Nam Phổ được nấu từ cua và tôm nên nước dùng có vị ngọt đặc trưng. Sợi bánh canh được nấu chung nên nước dùng bánh canh Nam Phổ hơi đặc và dẻo. Chả cua ăn cùng mập mạp, đậm đà cực thích.
 
 
Người Đà Thành yêu thích món bánh canh này đến nỗi nó có mặt khắp các ngóc ngách của thành phố, từ chợ Cồn, gánh hàng rong bên đường cho đến những quán xá có thương hiệu.
 
Thực hiện: Thiên Thi
Ảnh: Sưu tầm
Nguồn: foody.vn



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024