Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/04/2014 09:04 # 1
gahondo96
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 5/10 (50%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 15/03/2014
Bài gởi: 5
Được cảm ơn: 0
[DTU20530][Nguyễn Văn khánh] SỐNG THỬ - TỐT HAY XẤU!


                                         SỐNG THỬ  - TỐT HAY XẤU!

 

Trong giới trẻ hiện nay thì tình yêu là thứ được quan tâm đến nhiều nhất, cùng với sự phát triển của xã hội, những mốt mới của các bạn trẻ thì một hiện tượng mới trong tình yêu đã xuất hiện ở nước ta và đang lan tỏa rộng lớn trong giới trẻ. Đó chính là “sống thử” – một cụm từ khá quen thuộc với các bạn trẻ, nhưng lại là vấn đề nóng mà xã hội đang quan tâm. Nhưng tại sao không “thật” mà lại “thử” ? Thế “sống thử” tốt hay xấu ??? Một câu hỏi nan giải đang đặt ra cho xã hội.

 

Thế sống thử là gì ? Sống thử là tình trạng chung sống trước hôn nhân của các cặp nam nữ, tự nguyện về chung sống với nhau như vợ chồng mà không có tổ chức kết hôn cũng như không đăng kí kết hôn. Còn được gọi khác là chung sống vợ chồng phi hôn nhân, đến chung sống với nhau chủ yếu vì tình cảm hoặc những vấn đề khác, thích hợp thì tiến đến hôn nhân không hợp thì chia tay sống với người khác. Chính vì thế sống thử không được pháp luật thừa nhận cũng như không bị ràng buộc về những nghĩa vụ gia đình. Hiện nay sống thử tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, đặc biệt là các trường đại học… Sống thử chủ yếu diễn ra ở giới trẻ, hơn 90% sống thử là ở sinh viên. Việc “góp gạo thổi cơm chung” đã trở thành một trong những mốt mới của giới trẻ hiện nay, sống thử nó đã đặt ra một vấn đề đáng báo động cho xã hội về xu hướng tiếp thu văn hóa phương tây chưa hợp lí của giới trẻ.

 

Mặc dù không được pháp luật thừa nhận sự tồn tại của sống thử, nhưng sống thử cũng góp phần không nhỏ trong xu hướng mới của giới trẻ. Hai hòn sỏi khi được bỏ chung vào ly nước thì chúng sẽ hòa quyện, khắn khít với nhau trong ly nước đó. Sống thử cũng vậy nó giúp hai con người, hai cá tính đến từ hai nơi khác nhau vào chung sống trong một mái nhà, sống lâu ngày họ sẽ hiểu được nhau nhiều hơn, biết quan tâm giúp đỡ nhau trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Khi sống chung thì chi phí sinh hoạt của hai người sẽ ít đi, đặc biệt là đối với các chàng trai sẽ giảm đi bớt các khoản nhậu với khi mình còn độc thân hay giảm được các khoản “tình phí” với người yêu, vì ngày nào cũng ở gần bên người yêu. Còn các “cô nàng” thì sẽ luôn được bạn trai mình quan tâm, không còn sợ người yêu nghĩ đến người khác khi mà chúng mình luôn ở bên nhau, được tâm sự hết những buồn vui cùng người mình yêu, được người mình yêu thương che chở cho mình và hai người sẽ hết cô đơn. Sống thử nó còn giúp “các chàng, các nàng” thực tập trước những công việc làm vợ làm chồng trong tương lai và hình dung được nó sẽ ra sao. Chồng thì sẽ phải đi làm, quan tâm chăm sóc vợ làm những việc nặng trong gia đình, còn vợ thì lo chuyện nội trợ, dọn dẹp nhà cửa và lo chi tiêu hợp lí trong gia đình. Sống thử còn giúp hai người hiểu nhau hơn trong cuộc sống và mức độ hòa hợp sẽ khẳng định điều đó. Sự hòa hợp nhau về những công việc được phân công, về tính cách cũng như về tình cảm hằng ngày đối với nhau và hai người liệu có thực sự hài hòa với nhau được hay không khi chung sống cùng nhau trong một mái nhà thì chỉ có sống thử mới có mà hôn nhân thực sự không thể biết trước được.

Sống thử dù có những điểm tốt, tích cực nhưng những hạn chế của nó thì không hề nhỏ. Vì đã gọi là thử nên không thể biết trước được kết quả như thế nào? Khi kết quả không như mong đợi thì đường ai nấy đi nên việc ngoại tình trong sống thử là rất cao so với cuộc sống trong hôn nhân thật sự, không những thế nó còn làm mất đi ý nghĩa và sự trong trắng cho người bạn đời của mình. Nếu ngày nào cũng là ngày tết, hai người cống hiến hết mình cho nhau để khi thành vợ thành chồng thì có còn mặn nồng như trước nữa không? Hay là chán mà còn ngán vì đôi ta đã quá hiểu nhau rồi mà. Nó còn làm cho bạn mất đi sức khỏe, chất lượng cuộc sống tình cảm giảm suất, dễ mắc các căn bệnh về đường tình dục vì quan hệ không lành mạnh và thiếu an toàn: AIDS, giang mai, viêm nhiễm đường sinh sản…

 

Không chỉ để lại nhưng tiêu cực nhất định mà sống thử còn để lại những hậu quả hết sức nghiêm trọng, một khi vỡ mộng thì các “chàng” thường bỏ của chạy lấy người, để lại cho các “nàng” cái ba lô ngược trên người. Khi không đủ điều kiện để nuôi con sau này thì các bạn trẻ đều nghĩ đến việc nạo phá thai để giải quyết việc trước mắt mà quên nghĩ cho tương sau này là sẽ dễ gây vô sinh không còn có khả năng làm mẹ. Nhưng hằng năm số ca nạo phá thai vẫn cứ tăng lên khi mà mỗi năm nước ta vẫn có 300.000 ca phá thai ở giới trẻ, nước ta đứng đầu về số ca nạo phá thai ở Đông Nam Á và thứ 5 trên thế giới – một con số rất lớn. Những người cha mẹ này đâu biết được những sinh linh bé nhỏ vô tội sắp chào đời lại bị cha mẹ chính chúng bỏ đi, những người cha mẹ này đâu biết họ có lỗi vô cùng lớn với con họ và những đứa con đang trách họ không? Không những đau khổ vì phải bỏ đi đứa con của mình thì sau cú sốc lớn đó cái tình yêu trong họ cũng đã chai sạn rồi, họ không còn tin tưởng vào cái tình yêu mà họ đã đánh đổi quá lớn cho bản thân, cái cảm giác làm vợ, làm chồng bây giờ đã vô nghĩa và họ đã chán ghét hôn nhân hơn bất cứ khi nào. Để rồi họ lại lầm lỗi hơn nữa khi quan hệ tình dục bừa bãi, sống buông thả hờ hợt, không lành mạnh ảnh hưởng tới tương lai sau này.

Sống thử không chỉ để lại hậu quả cho chính những người sống thử mà nó còn làm ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác nữa. Một khi gia đình biết chuyện thì chuyện nhỏ xé ra to, mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều, bạn sẽ bị mọi người coi thường vì đã mất đi danh dự của chính bản thân mình. Một người con ngoan, hiền lành trong mắt ba mẹ bạn giờ không còn nữa thay vào đó là những lời oán trách, mắng chửi vì mọi lí do, bạn có cảm thấy rằng mình quá có lỗi với gia đình không? Tất nhiên là có rồi, bạn cảm thấy xấu hổ với bạn bè, với những người mình quen biết và họ càng ngày càng xa lánh bạn. Bạn bây giờ chỉ muốn đi thật xa, muốn biến mất đi mà thôi và con đường của sự tuyệt vọng đó là bạn chỉ muốn chết đi thôi, chết để quên đi tất cả để chấm dứt hết ư? Nhưng có chết thì cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì mà càng làm cho hậu quả nghiêm trọng hơn thôi. Một hậu quả quá khủng khiếp cho những ai muốn sống thử, bạn có nghĩ rằng sẽ có người đến sau chấp nhận bạn với tất cả tình yêu thương không ? Bạn có nghĩ rằng những đứa con sinh ra từ những cuộc tình sống thử không có cha có mẹ sẽ ra sao? Tương lai chúng sẽ như thế nào? Có thể chúng không biết được cha mẹ mình là ai, chúng thiếu đi sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, dễ mắc vào các vấn đề của xã hội, dễ bị lợi dụng tình cảm cao và rồi tương lai chúng sẽ giống như cha mẹ chúng tiếp tục tối tăm mù mịt. Như vậy sống thử để lại những hậu quả không chỉ cho bản thân những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới gia đình, xã hội và những hệ lụy cho tương lai sau này.

 

Những tích cực, tiêu cực và những hậu quả của sống thử làm ảnh hưởng đến giới trẻ là không hề nhỏ, nhưng sống thử ở nước ta bắt nguồn từ đâu mà hiện tượng này đã lan tỏa rộng khắp trong giới ở Việt Nam. Sống thử ở Việt Nam xuất phát từ sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng tình dục thập niên 70 của thế kỉ XX ở phương tây tràn vào đã làm bùng nổ lên tình trạng sống thử ngày càng nhiều và đang trở thành xu thế mới hiện nay trong giới trẻ. Cùng với sự thiếu hiểu biết về kiến thức xã hội và những định hướng về tương lai đã làm cho tình trạng sống thử ngày càng tăng cao. Các bạn trẻ quá dễ dãi, coi sống thử là chuyện bình thường chỉ nghĩ đơn giản là chỉ “thử” thì không sao, không có hậu quả gì, nên rất muốn sống thử trước hôn nhân một số khác thì a dua theo bạn bè, tò mò muốn sống thử. Những suy nghĩ mang tính trào lưu đã khiến các bạn trẻ dễ thả mình vào sống thử, “thích thì đến với nhau, không hợp thì chia tay sống với người khác” .Các bạn trẻ giờ đây không còn xem việc hệ trọng cả đời là hôn nhân và gia đình nữa!

 

Gia đình là nơi chứa đựng hạnh phúc nhưng không biết cách giữ được hạnh phúc thì nó sẽ tan vỡ, chính gia đình cũng góp phần vào việc sống thử ở các bạn trẻ bởi vì sự thiếu quan tâm của gia đình. Gia đình hạnh phúc, cha mẹ quan tâm tới con cái, con cái thì lại hiếu thảo ngoan hiền thì sẽ có ý thức những việc cho tương lai của mình nên sẽ không dại dột mà đâm đầu vào sống thử. Nhưng khi cuộc sống gia đình không hạnh phúc, cha mẹ không quan tâm đến con cái, thường xuyên cãi vả, có khi lại cảnh “ông ăn chả, bà ăn nem” khiến cho con cái họ không còn tin vào và nghĩ đến hôn nhân nữa. Những đứa con này coi hôn nhân là sự ràng buộc mất tự do cho hai người, hay là để người ta lợi dụng nhau như bố mẹ mình thôi. Cha mẹ không quan tâm đến đời sống, nhu cầu tình cảm cũng như tình dục của con mình, không động viên con sống lành mạnh chỉ biết phó mặc cho nhà trường quản lí. Nhưng họ đâu biết được con họ đang trong độ tuổi yêu đương cần có người để cùng đồng hành và chia sẻ.

Gia đình và xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sống thử ở các bạn trẻ. Thế nhưng nguyên nhân chính bắt nguồn từ chính các bạn trẻ, dưới sự ảnh hưởng của lối “yêu nhanh sống gấp” các bạn trẻ thời hiện đại nên yêu rất hiện đại, yêu với một tốc độ chóng mặt. Khi yêu thì yêu hết mình chính vì hết mình nên nhu cầu tình dục của đã được thúc đẩy mạnh, nhằm thỏa mãn bản thân chẳng nghĩ gì đến tương lai cả. Theo thống kê của bộ Y Tế vào năm 2013 ở nước ta thì có đến 44% thanh niên và vị thành niên muốn quan hệ tình dục trước hôn nhân, một con số không hề nhỏ. Họ muốn tự do hưởng thụ những nhu cầu cá nhân mà không cần quan tâm đến những giá trị thực của đời sống. Chỉ vì bản thân tò mò, muốn tiết kiệm, vì chạy theo lối tây hóa để được sống hưởng thụ mà họ quên mất đi những quy chuẩn đạo đức của người phương đông.

 

Những cái lợi mà sống thử mang lại bao giờ cũng ít hơn mặt hại của nó, để lại biết bao hậu quả khôn lường. Vì các bạn trẻ sống chưa chân thật, chưa có trách nhiệm đối với cuộc sống của chính bản thân mình, các bạn ấy chỉ nghĩ đơn giản là “thử” mà thử thì không còn quan tâm đến kết quả ra sao, cũng giống như tờ giấy, nháp xong thì bỏ thôi đâu quan tâm làm gì nhưng đã sống thì không như thế, không như tờ giấy nháp kia. Xã hội nên cần cảm thông và bao dung hơn với những người sống thử, tuyên truyền phổ biến rõ hơn sống thử như thế nào là đúng nhất, tốt nhất cho mỗi bạn trẻ trong xã hội biết rõ, để những con người đó không đi vào ngõ cụt, để họ có trách nhiệm với chính việc làm của mình. Ngoài ra gia đình cha, mẹ cần quan tâm tới con cái của mình biết cảm thông và chia sẻ cùng con của mình, có thể gia đình không nên ngăn cấm con mình sống thử mà hãy cho con mình biết khi sống thử con được gì và mất gì, khuyên con khi đã sống thử thì phải biết gắn trách nhiệm của gia đình cho bản thân sau này, để con mình không lầm đường lạc lối cho tương lai sau này.

 

Sống thử - một hiện tượng mới, một mốt mới trong giới trẻ của xã hội hiện nay, tuy nó gây ra những ảnh hưởng không hề nhỏ đến tương lai của các bạn trẻ nhưng sống thử cũng có những cái tốt và cái xấu của nó. Nó sẽ tốt khi bạn biết đặt trách nhiệm và những nguyên tắc riêng mà bạn và người ấy cần ràng buộc nhau khi sống thử và nó sẽ xấu khi bạn cho rằng sống thử là để hưởng thụ chẳng cần phải quan tâm đến gì cả. Tôi sẽ không ủng hộ cách sống một cách sai lầm này của các bạn trẻ khi mà lạm dụng tự do để được sống theo lối hưởng thụ, nhưng tôi cũng không cho rằng sống thử là một hiện tượng xấu cần loại bỏ ra khỏi giới trẻ. “Sống thử” thật sự không xấu, xấu hay không là ở cách ta sống như thế nào mà thôi!




 
19/06/2014 19:06 # 2
gahondo96
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 5/10 (50%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 15/03/2014
Bài gởi: 5
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: [DTU20530][Nguyễn Văn khánh] SỐNG THỬ - TỐT HAY XẤU!


Cảm Ơn Mọi Người Đã Quan Tâm Tới Bài Viết !




 
19/06/2014 19:06 # 3
gahondo96
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 5/10 (50%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 15/03/2014
Bài gởi: 5
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: [DTU20530][Nguyễn Văn khánh] SỐNG THỬ - TỐT HAY XẤU!


Trích:

Cảm Ơn Mọi Người Đã Quan Tâm Tới Bài Viết !

Không gì là không thể làm được, nếu không có quyết tâm, sự cố gắng và lòng kiêng trì !



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024