Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/09/2018 16:09 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 218/400 (55%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8018
Được cảm ơn: 2114
Phát Triển Sản Phẩm Tinh Gọn (Lean Product Development)


Các phương pháp phát triển sản phẩm có thể được phân loại dựa trên việc sản phẩm đó tập trung vào việc xử lý các điều kiện ổn định hay không ổn định. Phát triển sản phẩm tinh gọn (Lean Product Development) là một phương pháp tinh gọn để giải quyết những khó khăn trong việc phát triển sản phẩm.

 

Phát triển sản phẩm tinh gọn (Lean Product Development) có những đặc điểm nổi bật như:

  • Có nhiều giải pháp đổi mới và sáng tạo
  • Giảm thời gian chu kỳ phát triển sản phẩm
  • Nhiều chu kỳ tái phát triển
  • Giảm chi phí phát triển
  • Giảm thời gian chu kỳ sản xuất
  • Giảm chi phí sản xuất 

LỊCH SỬ CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TINH GỌN

Toyota đã bắt đầu hành trình của mình với phát triển sản phẩm tinh gọn tại Toyoda Loom Works (công trình của Toyoda - sáng lập tập đoàn Toyota, được coi là cha đẻ cách mạng công nghiệp tại Nhật Bản), chứ không phải qua cuốn sách "The Machine that changed the world" mà định nghĩa “Lean”/”Tinh gọn” trở nên nổi tiếng.

Khi Toyota bắt đầu phát triển xe hơi, có một sự khác biệt không nhỏ giữa hoàn cảnh tại Nhật Bản và các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ. Toyota có khá ít kỹ sư có trình độ cao. Trong khi đó, các công ty ô tô ở Hoa Kỳ lại có rất nhiều thuận lợi nhờ sự phát triển của  các trường đào tạo kỹ thuật, công nghệ cũng như sở hữu lực lượng lao động chất lượng cao tại các thành phố. Để khắc phục sự thiếu hụt về chuyên môn và kinh nghiệm, Toyota tiến hành một cách thức phát triển gia tăng dựa trên chính điểm yếu này và cách thức đó trở thành nền tảng của hệ thống tinh gọn mà Toyota áp dụng ngày nay.

Allen Ward đã nghiên cứu hệ thống phát triển sản phẩm tinh gọn của Toyota, và tìm thấy sự tương đồng với ngành công nghiệp máy bay của Hoa Kỳ. Ví dụ, phương pháp chế tạo máy bay của anh em nhà Wright đã trở thành một trong những di sản quý giá của ngành hàng không. Phương pháp này cho phép Hoa Kỳ tạo ra một trong những chiếc máy bay chiến đấu thành công nhất trong chiến tranh thế giới lần thứ hai chỉ trong vòng sáu tháng. Sau thế chiến, Toyota đã kết hợp nhiều kết quả của ngành công nghiệp hàng không vào phương pháp phát triển sản phẩm của mình.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TINH GỌN VÀ SẢN XUẤT TINH GỌN

Mặc dù có một số nguyên tắc cơ bản chung được áp dụng trong phát triển sản phẩm tinh gọn và sản xuất tinh gọn, chẳng hạn như giảm chất thải, thế nhưng nhiều ứng dụng trong quá trình phát triển này lại tập trung hơn vào phương pháp sản xuất.

Mục đích của quá trình sản xuất là sản xuất các sản phẩm đáng tin cậy trong tầm kiểm soát. Dòng chảy giá trị phải rõ ràng và mối liên hệ giữa nguyên nhân và hệ quả rất dễ thấy. Ví dụ, phản hồi (feedback) về điều chỉnh tốc độ sản xuất được thực hiện ngay lập tức bằng việc tăng hoặc giảm các vật liệu bị loại bỏ. Bất kỳ quyết định nào được đưa ra đều phải dựa trên nhu cầu thực tiễn tốt nhất.

Mục đích của việc phát triển sản phẩm, trái ngược lại, là thiết kế các sản phẩm mới để cải thiện và cung cấp giá trị cho khách hàng. Dòng chảy giá trị chỉ có thể hình dung một cách trừu tượng và nguyên nhân - hệ quả sẽ được tách ra theo thời gian và không gian. Ví dụ, feedback về quyết định thiết kế một tính năng cụ thể sẽ không được đồng thuận cho đến khi sản phẩm đã được xây dựng và nằm trong tay của khách hàng. Điều này có nghĩa là các quyết định được thực hiện trên thử nghiệm chu kỳ ngắn, các tạo mẫu, thiết kế dựa trên đặt hàng và thực tiễn thị trường. Phí bảo hiểm (Premium) được đặt vào việc giảm thiểu rủi ro tại các thời điểm chuyển giao.

Một điểm không thể thiếu trong những khác biệt này được tóm tắt trong lời khuyên của Jim Womack gửi cho Harley Davidson: "Đừng cố gắng đưa sản xuất tinh gọn đi ngược lại quá trình phát triển sản phẩm. Ứng dụng của Lean trong phát triển sản phẩm và sản xuất là khác nhau. Một vài khía cạnh nhìn có vẻ giống nhau, nhưng thực ra là không!”.

Các khái niệm phổ biến nhất liên quan đến phát triển sản phẩm tinh gọn là:

  1. Tạo ra kiến ​​thức có thể sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần.
  2. Thiết lập dựa trên kỹ thuật đồng thời (concurrent engineering).
  3. Đội ngũ nhân lực có trách nhiệm. Các tổ chức phát triển sản phẩm tinh gọn xây dựng các team đa chức năng và hệ thống khen thưởng cho các team và cá nhân.
  4. Thúc đẩy động lực (Cadence and pull). Các nhà quản lý phát triển sản phẩm tinh gọn phát triển các đội nhóm độc lập, các kỹ sư có thể tự lập kế hoạch cho riêng mình và làm việc theo các kế hoạch đó.
  5. Quan sát. Quan sát là một nhân tố chính thúc đẩy phát triển sản phẩm tinh gọn.
  6. Thiết kế hệ thống hoạt động kinh doanh. Tổ chức phát triển sản phẩm tinh gọn giúp một người  có thể đảm nhận nhiều vấn đề về thiết kế kỹ thuật, nghiên cứu thị trường và sự thành công của sản phẩm.

KẾT QUẢ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TINH GỌN

Các kết quả sau đây đã được khẳng định với phát triển sản phẩm tinh gọn:

  • Tăng cường đổi mới gấp mười lần
  • Tăng cường giới thiệu sản phẩm mới gấp 400% đến 500%

Trong năm 2000, Toyota đã tung ra 14 sản phẩm mới hơn cả General Motors Corporation - GMC (công ty sản xuất ô tô đứng đầu tại Hoa Kì). Tại thời điểm đó, Toyota chỉ có 70.000 nhân viên, trong khi GMC có nhiều hơn năm lần (360.000 nhân viên).

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TINH GỌN

Các nhà nghiên cứu phân chia các dự án phát triển sản phẩm theo nhu cầu thị trường như sau:

  • Wished (Mơ ước): không có sản phẩm nào như vậy trên thị trường. Những dự án này là đỉnh cao của những gì có thể làm được.
  • Wanted (Mong muốn): chỉ có một vài sản phẩm cơ bản tương tự trên thị trường và thường đòi hỏi rất nhiều cải tiến.
  • Needed (Cần thiết): Có đủ sản phẩm tồn tại trong thị trường, phổ biến và thậm chí là dư thừa.

Ví dụ: Trong những năm 1990 điện thoại di động là một Wanted product, nó từng được coi là công nghệ dẫn đầu xu thế. Ngày nay nó chỉ đơn giản một Needed product, phổ biến trên thị trường và các công ty nhỏ hoàn toàn có thể sản xuất được một điện thoại di động bền tốt.

Các phương pháp phát triển sản phẩm có thể được phân loại dựa trên việc sản phẩm đó tập trung vào việc xử lý các điều kiện ổn định hay không ổn định. Phát triển sản phẩm tinh gọn là một phương pháp hiệu quả để phát triển sản phẩm nhằm giải quyết các điều kiện không ổn định.

 

NGUỒN : THEO SAGA.VN

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024