Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/04/2019 15:04 # 1
hoanghuydtu
Cấp độ: 32 - Kỹ năng: 24

Kinh nghiệm: 233/320 (73%)
Kĩ năng: 16/240 (7%)
Ngày gia nhập: 09/04/2010
Bài gởi: 5193
Được cảm ơn: 2776
Trò chuyện với nhà báo trẻ từ Kon Tum


Đối với những bạn trẻ nhiệt huyết, năng động, dám dấn thân thì hai chữ “nghề báo” chưa bao giờ là ngừng “hot”. Với Trịnh Tất Thành cũng vậy.

 
Trò chuyện với nhà báo trẻ từ Kon Tum
Phóng viên Trịnh Tất Thành
 
Với bản tính ham suy luận, thích việc điều tra khai thác thông tin với mong muốn mang đến những góc nhìn đa chiều về thực tế cuộc sống, Thành đã tìm đến học chuyên ngành văn báo chí tại Đại học (ĐH) Duy Tân và hiện đang là phóng viên của báo Kon Tum.
 
- Từ Kon Tum tìm về ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) để học văn báo chí, chắc hẳn Thành có lý do đặc biệt?
 
- Phóng viên (PV) Trịnh Tất Thành: Không thể phủ nhận nghề báo là một trong những nghề nguy hiểm, bởi trong quá trình tìm kiếm và thu thập thông tin, các phóng viên, nhà báo sẽ gặp và đối mặt với vô số tình huống bất ngờ khác nhau. Tuy nhiên, nghề báo mang đến niềm tự hào cũng như mang theo lý tưởng lớn vì một xã hội tốt đẹp hơn nên ai đã theo thì sẽ đam mê tới cùng. 
 
Lựa chọn học văn báo chí tại ĐH Duy Tân cũng vậy, bởi mình đã tìm thấy nơi đây một môi trường giáo dục phù hợp giúp mình theo đuổi đam mê làm báo. Mặt khác, Đà Nẵng là một thành phố trẻ, phát triển sôi động với nhiều thông tin đa chiều, tạo cơ hội để mình làm quen với môi trường báo chí.
 
- Tốt nghiệp, Thành có gặp khó khăn trong quá trình tìm việc?
 
- PV Trịnh Tất Thành: Trong quá trình tìm việc mình gặp khá nhiều khó khăn, các cơ quan báo chí đa phần đều muốn tìm một phóng viên, nhà báo có nhiều năm kinh nghiệm. Việc các sinh viên mới tốt nghiệp khiến các cơ quan báo chí e ngại khi tiếp nhận là điều dễ hiểu. Đồng thời, mình còn đứng trước một thách thức không nhỏ là phải cạnh tranh với rất nhiều sinh viên ngành báo chí đến từ các trường đại học, học viện khác.
 
Tuy nhiên, khó khăn đó không làm mình nản chí. Sau khi ra trường, với kiến thức và các kỹ năng, nghiệp vụ báo chí trau dồi suốt 4 năm đại học, cùng với chút may mắn, mình được nhận vào làm tại báo Kon Tum. Khi bạn đáp ứng được các yêu cầu do nhà tuyển dụng đặt ra cùng với sự nỗ lực, tâm huyết với nghề thì không gì là không thể.
 
Trò chuyện với nhà báo trẻ từ Kon Tum
Phóng viên Trịnh Tất Thành (áo xanh, đứng giữa) tác nghiệp
 
Ngày trước, bạn bè mình cũng hay hỏi vì sao không ở lại TP Đà Nẵng để phát triển sự nghiệp, ở đây có rất nhiều cơ hội mà, nhưng với mình không nơi đâu có thể sánh bằng mảnh đất "chôn nhau cắt rốn", nơi nuôi dưỡng mình từ những ngày thơ bé và cũng bởi thế mình đã rất hiểu về nó. Bên cạnh đó, dù ở môi trường nào thì việc quan trọng nhất vẫn là truyền tải và phản ánh thông tin đến mọi người. Càng ở vùng sâu, vùng xa thì lại càng cần nhiều các nhà báo tâm huyết để truyền tải thông tin, góp phần nâng cao dân trí cho người dân.
 
- Những kiến thức học được giúp Thành thế nào?
 
- PV Trịnh Tất Thành: Không dám nhận mình là giỏi bởi ai đi làm cũng có điểm mạnh cũng như những thiếu sót cần phải khắc phục. Đặc biệt, những phóng viên mới vào nghề cần phải học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Tuy nhiên, tất cả những kiến thức chuyên môn mình được đào tạo tại ĐH Duy Tân đã hỗ trợ rất nhiều trong quá trình làm việc. 
 
Ở đó, mình có một môi trường học tập hết sức năng động và thú vị, được tiếp cận với các môn học chuyên ngành như: luật báo chí, báo điện tử, truyền hình, báo nói, tác phẩm báo chí, báo in cùng những kỹ năng cần thiết như: ghi nhanh, viết tin và tường thuật, phỏng vấn, chụp hình, quay phim,…
 
Về cơ bản, ĐH Duy Tân đã trang bị hành trang cần thiết để mình bước vào chặng đường chinh phục sự nghiệp của bản thân. Còn kinh nghiệm va vấp với nghề thì có lẽ không có một trường đại học nào dạy bạn, thay vào đó, bạn chỉ có thể tự đi bằng đôi chân của chính mình và dùng thời gian của cuộc đời để trải nghiệm.
 
Trò chuyện với nhà báo trẻ từ Kon Tum
Lội suối, trèo non mang thông tin đến độc giả
 
- Chương trình đào tạo của các trường đại học cần phải có những thay đổi như thế nào để sinh viên bắt kịp xu hướng của thời đại?
 
- PV Trịnh Tất Thành: Theo mình, sự phát triển mạnh mẽ của các trang quảng cáo online, mạng xã hội Facebook, Zalo,… đã tạo nên những "kênh" mới để truyền đạt và tiếp cận thông tin. Điều này đang là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội. Nếu tận dụng tốt các công cụ này, những người làm báo hoàn toàn có thể giới thiệu tác phẩm của mình đến độc giả một cách hiệu quả.
 
Để bắt kịp và làm chủ trước sự phát triển đa dạng của các kênh thông tin, các chương trình đào tạo của nhà trường cần phải chú trọng xây dựng cho sinh viên kỹ năng nhận định, khai thác và xử lý thông tin từ mạng xã hội.
 
Bên cạnh đó, khi báo chí đang ngày càng có nhiều hình thức truyền tải như vừa là báo viết, báo hình ngay trên các trang web online thì sinh viên tốt nghiệp báo chí cần cùng lúc thuần thục nhiều kỹ năng như: viết, chụp hình và cả quay, dựng đặc biệt trên smartphone (điện thoại thông minh).
 
- Thành có thể chia sẻ triển vọng nghề nghiệp cho các bạn thí sinh đang mong muốn được theo học chuyên ngành này?
 
- PV Trịnh Tất Thành: Theo mình, văn báo chí là ngành có cơ hội nghề nghiệp rất rộng, nghĩa là bạn có thể tiếp cận và làm tốt rất nhiều ngành nghề có liên quan, trong đó có những ngành nghề bạn đã đề cập ở trên. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của mình, khi đang còn là sinh viên, bạn nên tập trung nhiều hơn vào chuyên môn và nghiệp vụ báo chí.
 
Khi nền tảng kiến thức và kỹ năng về nghề đã vững, việc "lấn sân" qua các lĩnh vực khác sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, nhất là khi bạn đã hiểu rõ năng lực bản thân cũng như thực tế công việc.
 
- Thành có thể chia sẻ một chút về công việc của mình tại báo Kon Tum?
 
PV Trịnh Tất Thành: Nhiệm vụ của mình tại báo Kon Tum là phóng viên của Phòng Chính trị xã hội. Công việc chính của mình là tiếp cận thông tin, đưa tin, viết bài. Vì đặc thù của báo chí nên mình cũng thường xuyên đi đến các xã vùng sâu vùng xa để tiếp cận, nắm bắt và kiểm chứng thông tin, thường xuyên tiếp xúc với người dân để phản ánh tâm tư, nguyện vọng cũng như những vấn đề "nóng" của xã hội đang diễn ra trên địa bàn nhằm tìm cách xử lý, khắc phục.
 
Giống như cầu nối giữa chính quyền và người dân, giữa con người với nhau nhằm một mục đích mang đến cho mọi người cuộc sống tốt đẹp hơn nên các phóng viên, nhà báo hiện nay thường được nhận định là đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội, giúp định hướng dư luận và cung cấp những góc nhìn đa chiều xoay quanh đời sống xã hội cho tất cả mọi độc giả.
 
- Cám ơn anh.
 
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về tuyển sinh chuyên ngành văn báo chí của ĐH Duy Tân tại đây: Văn báo chí
 
XEM THÔNG TIN TUYỂN SINH TẠI ĐÂY
 
Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân
 
254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng
Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391
Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn

 



 
Không được phép bỏ link vào chữ ký 
Không Spam link dưới mọi hình thức
Thanks all

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024