Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/06/2014 16:06 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 189/400 (47%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7989
Được cảm ơn: 2102
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI ĐH NĂM 2014 MÔN NGỮ VĂN


A. KỸ NĂNG LÀM CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
* Câu NLVH có nhiều dạng đề.
- Dạng đề phân tích cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ, một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Dạng đề nghị luận về tình huống truyện, nhân vật, chi tiết trong tác phẩm...
- Dạng đề so sánh, đối chiếu: hai nhân vật, hai chi tiết, hai tư tưởng...
- Có dạng đề tích hợp nghị luận xã hội.

1. Yêu cầu
- Cần nắm vững nội dung kiến thức tác phẩm.
- Đọc kỹ đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề. Phải hiểu đề thi đang hỏi ta điều gì?
- Xác định đề thi thuộc dạng đề thi nào? Chứng minh một nhận định hay phân tích một hình tượng, một đoạn thơ, một bài thơ… hay so sánh đối chiếu giữa các tác phẩm với nhau?
- Xác định đúng đề rồi thì tiến hành lập dàn ý. Lập dàn ý là cách tốt nhất để không viết sót ý khi làm bài.

2. Những lưu ý khi làm bài.

I. MỞ BÀI: nêu được yêu cầu của đề bài.
II. THÂN BÀI
1. Khái quát về tác giả, tác phẩm, xuất xứ (Phần này rất quan trọng vì trong đáp án của Bộ, học sinh làm tốt những yêu cầu này sẽ đạt 0,50 điểm)
- Giải thích nếu đề thi có phần ý kiến hoặc có khái niệm.
2. Nội dung
- Trong phần nội dung của bài làm, học sinh phải xác lập được các luận điểm chính rồi từ đó dựa vào các thao tác: chứng minh, bình luận, phân tích, cảm nhận… để làm rõ luận điểm.
- Nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch để ý được rõ ràng, giám khảo chấm cũng dễ cho điểm.
- Đối với thơ hay truyện thì phải lấy nghệ thuật để phân tích phần nội dung (Nhất là phân tích thơ).
- Khi hành văn, cần tránh những câu từ sáo rỗng. Cần viết thật cô đọng, giọng văn phải kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc.
- Để tăng chiều sâu cho bài viết, cần có sự so sánh, đối chiếu giữa nhân vật này, nhân vật kia, tác phẩm này, tác phẩm nọ. Cần đưa một số lời phê bình, nhận định văn học vào trong bài làm. Cần có dẫn chứng thêm ngoài tác phẩm. Những yếu tố vừa nói trên đây sẽ làm cho bài văn của các em thêm phong phú và có chiều sâu, chắc chắn sẽ được giám khảo cân nhắc mà cho điểm cao.
- Tránh gạch bỏ quá nhiều trong bài làm, làm bẩn bài làm sẽ gây phản cảm cho người chấm.
3. Phần tổng kết nghệ thuật: theo đáp án, trước khi kết bài sẽ có phần tổng kết nghệ thuật. Học sinh cần có đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm (phần này đáp án cho từ 1,00 điểm đến 1,50 điểm)
III. KẾT BÀI: đánh giá chung về đề bài.

B. NÊN TẬP TRUNG ÔN CÁC TÁC PHẨM 12 (vì nó mới học xong, kiến thức còn mới. Sau khi ôn xong 12 thì cuối tháng 6 đầu tháng 7 ôn lại văn 11). Những tác phẩm mới thi có thể bỏ. Cần học hết nội dung, không nên học tủ vì đề thi càng ngày càng khó và càng mới.

- TÁC PHẨM 12 CẦN ÔN
1. Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
2. Đất Nước - Nguyễn KHoa Điềm
3. Việt Bắc - Tố Hữu
4. Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo
5. Sóng - Xuân Quỳnh
6. Ai đã đặt tên cho dòng sông
7. Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân.
8. Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
9. Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
10. Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
11. Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành (chỉ khối D)
12. Vợ nhặt - Kim Lân
13. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài (chú ý nhân vật A Phủ và giá trị nhân đạo)

Nguồn : Thầy Phan Danh Hiếu



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024