Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/12/2013 22:12 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 207/400 (52%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8007
Được cảm ơn: 2114
TIẾNG HÁT CON TÀU


Bài thơ này có liên quan đến sự kiện kinh tế, xã hội vào năm 1958 – 1960, đó là phong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi ở Tây Bắc. Mặc dù bài thơ cũng “phục vụ chính trị” nhưng không phải chỉ là minh hoạ. Mà ở đây sự kiện chỉ là một gợi ý để nhà thơ thể hiện khát vọng về nhân dân, đất nước với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của nhân dân trong kháng chiến đã qua. Tác giả muốn tìm về ngọn nguồn của hồn thơ.

Bài thơ luôn mới bởi những tình cảm và khát vọng sôi nổi, lắng đọng, những suy ngẫm và cảm nhận về đời sống được kết tinh làm người đọc rung động và thích thú.

Bài thơ nói đến sự trở lại Tây Bắc của trái tim đã gắn bó nhịp đập với vùng đất nuôi dưỡng mình trong kháng chiến. Cho nên cảm xúc rất chân thành. Điệp từ “mười năm”

(Mười năm Tây Bắc, kháng chiến mười năm, mười năm tròn, mười năm chiến tranh) cùng với điệp từ “nhớ” (9 lần) được lặp rất nhiều lần khiến cho bài thơ giàu chất suy tưởng khi ôn lại kỉ niệm và bộc lộ thái độ chân thành khi trở về với Tây Bắc.

Nhưng muốn cảm nhận đúng bài thơ có lẽ phải chú ý đến những từ ngữ, hình ảnh mang tính biểu tượng. Xác đáng nhất có lẽ là “con tàu” và “Tây Bắc”.

Chúng ta biết trong thực tế thì chưa có một đường tàu và con tàu nào lên Tây Bắc cả. Cho nên hiện tượng trong bài là do tác giả sáng tạo nên và nó có tính biểu tượng.

“Con tàu” chính là khát vọng ra đi, đến với những miền xa xôi đến với nhân dân, đất nước và cũng còn là đến với mơ ước và những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật.

Vầng trăng chính là biểu tượng của cái đẹp, cái thơ và nghệ thuật. Nếu hiểu như trên ta mới không bỡ ngỡ với những câu thơ… “Tàu đợi những vầng trăng” “Tàu gọi anh đi, sao chưa ra đi? Chẳng có thơ đâu giữa dòng đóng khép, tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”.

Còn “Tây Bắc” ngoài ý nghĩa là vùng đất cụ thể, nó còn gợi đến những miền đất xa xôi của đất nước, nơi có những kỉ niệm không thể quên của tình người trong kháng chiến, nơi mà cuộc sống nhân dân rất gian lao nhưng nặng nghĩa tình. Nơi ấy đang vẫy gọi ta. Ta có thể hiểu hình ảnh biểu tượng này thông qua bốn câu thơ làm đề từ. Thực tế “Tây Bắc” và “Con tàu” nó có tính khái quát và vượt lên tính cụ thể.

Tuy nhiên để cho hai hình tượng có tính biểu tượng trên được nhất quán, tác giả còn dùng nhiều hình ảnh có tính ẩn dụ khác nữa tạo nên hệ thống cho bài thơ (vầng trăng, trái chín, mặt hồng em..)

From: Hội những người học khối D1



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024