Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/07/2014 23:07 # 1
robinson2162
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 14

Kinh nghiệm: 8/200 (4%)
Kĩ năng: 1/140 (1%)
Ngày gia nhập: 24/04/2014
Bài gởi: 1908
Được cảm ơn: 911
Android L vs Windows Phone 8.1 – Bạn chọn ai ?


Android-vs-windows-header
 
Hẳn cho đến bây giờ dư âm của sự kiện ra mắt Android L ít nhiều vẫn còn đọng lại nhiều ấn tượng với các fan công nghệ. Phiên bản mới của hệ điều hành chiếm thị phần lớn nhất trong thế giới di động này  đem đến một luồng gió mới cho các thiết bị di động: giao diện người dùng gần như như được thiết kế lại hoàn toàn, hiệu năng hoạt động và thời lượng pin được cải thiện mộ cách đáng kể, thân thiện hơn với các developer. Có lẽ sau đợt nâng cấp từ Android 2.3 lên 4.0 thì giờ  đây người ta mới ghi nhận một sự quan tâm và hào hứng đáng kể đến như vậy với Android L.
 
Nhưng trong một thị trường đầy tính cạnh tranh như thế này thì không chỉ riêng Google mà bất kì một hãng nào khác muốn tồn tại ở nơi này thì đều phải biết thay đổi chính mình.  Cái tên thứ hai xứng đáng được xướng lên tiếp theo đó chính là Windows Phone – con đẻ của Microsoft. Trong lịch sử phát triển của WP thì có lẽ lần ra mắt của phiên bản 8.1 được coi là gây ấn tượng mạnh nhất với những người dùng trung thành của hệ điều hành này.  Với việc mang lại nhiều cải tiến lớn và nhất là khắc phục được phần lớn những điều bất hợp lý còn tồn tại trong các phiên bản WP cũ, WP 8.1 đã đạt được lượt tải về kỉ lục ngay từ khi vẫn còn là bản Developer Preview.
 
Thế nhưng, đã có bao giờ bạn nảy ra ý nghĩ so sánh giữa 2 cái tên này chưa ?  Bạn đã bao giờ nghĩ ai sẽ làm tốt hơn không ? Để trả lời câu hỏi này, sau đây các bạn hãy cùng sforums cùng điểm qua những thứ điểm cơ bản mà hầu hết mọi người thường chú trọng nhiều nhất khi sử dụng điện thoại. Bài viết không nhằm mục đích đưa ra kết luận cuối cùng cho câu hỏi khó ở đầu bài, mà chỉ đơn giản là giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan hơn về 2 hệ điều hành này.
 

1. Giao diện người dùng

Cả Android và Windows Phone đều được sinh ra với nhiệm vụ là một hệ điều hành thông minh dành cho các thiết bị di động sử dụng màn hình cảm ứng làm nơi nhập liệu chính. Ngay từ cái nhìn đầu tiên chúng ta đã có thể thấy sự khác biệt giữa 2 OS này. Nhắc đến Windows Phone bạn sẽ nhớ ngay đến màn hình chính Live Tiles đặc trưng với các ứng dụng được tổ chức và sắp xếp gọn gàng thành một hàng các ô vuông trên màn hình. Trong khi đó thì Android L lại mang giao diện home screen có phần thoáng  hơn với các shortcut của các ứng dụng, App Drawer và  các widget khác nhau chào đón bạn ngay từ lúc mở khóa màn hình.

 

Widget là một trong số những đặc trưng mà khi nhắc tới mọi người sẽ thường nghĩ ngay đến Android. Đến phiên bản mới nhất là Android L, widget vẫn mang trong mình ý tưởng xuyên suốt từ những phiên bản đầu tiên của hệ điều hành này. Widget thực chất giống như một giải pháp của Android để giúp cho diện tích không gian còn trống trên màn hình của máy điện thoại luôn ở mức lớn nhất có thể. Bạn có thể thay đổi kích cỡ nó to nhỏ tùy thích và hiển thị mọi thông tin bạn cần như dự báo thời tiết ngày mai, xem lại các mail gần đây hoặc là đăng status trực tiếp lên facebook, hầu hết những thao tác bạn muốn đều có thể thực hiện với widget.

Trong khi đó thì Live Tiles trên Windows Phone lại là một hướng đi riêng của Microsoft khi đây là một sự kết hợp khá lạ giữa một hàng các phím tắt truy cập nhanh ứng dụng và các widget thông báo các thông điệp từ ứng dụng để người dùng có thể thấy và đọc nó. Về mặt tích cực thì Live Tiles làm cho màn hình thông báo trên máy trở nên rõ ràng và chỉnh chu hơn, những gì cần thiết cũng được đưa ra ngay trên màn hình chính và người dùng không phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm.

Tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là bạn gần như không có chỗ trống cho các thứ khác trên màn hình, ví dụ như là hình nền chẳng hạn. Bạn muốn khoe một ảnh nền đẹp mới tìm thấy trên mạng với bạn bè ? Quên điều đó đi nếu bạn đang sử dụng Windows Phone, đơn giản là bạn để hình nền làm gì  khi mà nó sẽ bị che lấp bới cả loạt các ứng dụng trên Live Tiles dài dằng dặc ? May mắn là ở phiên bản mới nhất, WP 8.1 đã cho phép các biểu tượng ứng dụng trên màn hình có thể trở nên trong suốt, do đó đã phần nào giải quyết khá ổn thỏa vấn đề này.

Khi sang đến cách hiển thị cách thông báo thì có vẻ như cả 2 OS này lại đang cùng tiếp cận theo một hướng. Bạn đều có thể truy cập vào thanh thông báo bằng cách vuốt ngón tay từ phía trên màn hình xuống, và khi đó thì sẽ có một danh sách các thông điệp từ các ứng dụng khác nhau được sắp xếp gọn gàng để bạn có thể dễ dàng đọc. Khi cần thì người dùng có thể ấn vào các thông báo đó để vào trực tiếp ứng dụng tương ứng để xem cụ thể vấn đề hơn, còn khi đã đọc xong và muốn nó biến mất khỏi tầm mắt thì chỉ đơn giản là vuốt nhẹ sang hai bên là xong.

Mặc dù vậy vẫn có một số sự khác biệt nho nhỏ khi với Android, các dòng thông báo không chỉ đơn thuần là các dòng text khô khan mà tùy theo từng ứng dụng khác nhau, bạn sẽ có thể có thêm một số các nút chức năng đặc biệt được thêm vào. Ví dụ như khi có thông báo mail mới từ hòm thư, bạn có thể ấn trực tiếp vào Reply ở phía dưới để được đưa thẳng đến màn hình soạn thảo mail với địa chỉ đã được chèn sẵn. Tuy nhiên với Android L thì hiện nó lại đang mắc phải một vấn đề cực kì ngu ngốc, đó là các bạn sẽ phải xóa từng thông báo một khi đã đầy tràn mà không có cách nào để tống khứ nó đi cùng một lúc. Trong khi đó với WP 8.1 và cả các phiên bản Android trước đây, bạn chỉ cần một nút Clear All là mọi chuyện sẽ được giải quyết chỉ trong chưa đầy 1s. Hi vọng vấn đề này sẽ được Google sớm khắc phục trong phiên bản cập nhật sắp tới.

2. Khả năng tùy biến

Zoom level: FIT (42%)Untitled

Nhắc đến vấn đề này thì khỏi cần hỏi mọi người cũng đều đồng ý rằng Android từ trước đến nay luôn có truyền thống linh hoạt hơn trong việc cá nhân hóa chiếc máy điện thoại của mình. Android L cũng không phải là ngoại lệ – bạn có thể tùy biến gần như mọi thứ mình thấy, từ việc lựa chọn hình nền tĩnh cho tiết kiệm pin hoặc bất chấp hi sinh một chút thời lượng pin để có hình nền động độc đáo hơn, hay là tạo và kéo widget đến bất kì nơi nào muốn trên màn hình. Thậm chí nếu muốn nhìn mặt cái giao diện gốc trên máy thì bạn hoàn toàn có thể lên Play Store và tìm cho mình hàng sa số loại launcher mới với số lượng đủ nhiều để bạn thích thay mỗi ngày một cái cũng được. Hôm nay bạn có thể làm cho chiếc máy của mình mang màn hình giả dạng Live Tiles của Windows Phone, trong khi sang đến hôm sau thì lại khiến nó sặc mùi iOS 8 chỉ bằng một cái lựa chọn đơn giản.

windows-phone-8-1-features-start

Còn với WP 8.1 thì vẫn hơi tiếc một chút là cho đến giờ này Microsoft chỉ cho phép người dùng lựa chọn giữa một số ít các chủ đề có sẵn với các màu sắc khác nhau. Bước tiến mà theo mình thấy đáng giá nhất ở phiên bản mới nhất này đó là việc giờ đây người dùng đã có thể nhìn thấy hình nền của mình. Vấn đề này mình đã nhắc đến phần trên như một thứ khá bất hợp lý còn tồn tại trên các phiên bản cũ. Lên đến 8.1 thì các lập trình viên đã giải quyết được vấn đề này bằng cách làm cho một số Tiles trở nên trong suốt, nhờ vậy thì hình nền phía dưới sẽ có thể nhìn thấy và nó cũng vô tình tạo được hiệu ứng đồ họa khá đẹp mắt. Ngoài ra bạn cũng đã có thể tăng số lượng cột hiển thị ở Live Tiles lên 3 thay vì 2 như trước đây.

3. Bàn phím và các chức năng nghe gọi cơ bản

Trong Android L, ứng dụng Phone – Contact – Call Log đều được nhồi chung vào một ứng dụng duy nhất và mình tin rằng không mấy ai gặp khó khăn để làm quen với cách làm này trên Android.  Ngay khi bạn mở ứng dụng gọi điện trên Home Screen lên thì nó sẽ được khởi động với màn hình nhập số quen thuộc để gọi điện. Sau đó nếu muốn thì bạn có thể chuyển sang ngay tab bên cạnh để truy cập danh bạ trên máy với các tên liên lạc được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái và có hình đại diện ngay bên cạnh. Chức năng tìm kiếm cũng hoạt động rất tốt và gần như chúng ta không có phàn nàn gì nhiều.

Ngược lại thì WP 8.1 lại có ứng dụng gọi điện và danh bạ tách riêng với nhau chứ không làm giống với cách mà Google đang làm. Nhưng điều đó không có nghĩa là làm người dùng mất thời gian hơn mà hoàn toàn ngược lại. Microsoft sử dụng một ứng dụng riêng mang tên People để quản lý các danh sách liên lạc trong máy, nhưng những gì nó làm được không chỉ có thể. People cũng sẽ đóng vai trò như một trung tâm liên kết bạn bè khi mà mọi hoạt động của họ trên các mạng xã hội cũng sẽ được liệt kê và cho phép các bạn trả lời một cách rất dễ dàng. Đây là một cách tiếp cận hoàn toàn mới của Microsoft so với cách truyền thống mà Google đang làm, và chắc chắn không ai có thể bảo rằng đây là một ý tưởng tồi được.

Sang đến phiên bản Android L mới thì Google đã buộc người dùng phải sử dụng Hangout như là một ứng dụng tin nhắn SMS mặc định của hệ thống. Ứng dụng này hẳn đã được biết đến trên các phiên bản Android trước đó như là một ứng dụng instant message qua internet của Google, và với việc tích hợp này có vẻ như Google đang muốn học tập cách Apple làm với iMessage trên iOS vốn đang rất thành công. Trong khi đó thì WP 8.1 vẫn kiên trì giữ gìn tôn chỉ đơn giản là vàng xuyên suốt từ đầu đến cuối, và trình nhắn tin cũng không phải là ngoại lệ. Nó được sinh ra để làm nhiệm vụ gõ chữ nhắn tin và quản lý các tin nhắn đến, chỉ đơn giản vậy thôi.

Nói đến việc gõ chữ trên màn hình cảm ứng thì chúng ta không thể không nhắc đến chất lượng của các bàn phím ảo trên các hệ điều hành. Với Android L thì mọi chuyện không quá khó khăn khi nếu không ưng bàn phím mặc định của Google thì hoàn toàn có thể thay thế bằng một bàn phím khác từ bên thứ 3 với đủ mọi loại tính năng bạn muốn và có độ chính xác. Trong khi đó với một hệ điều hành đóng như Windows Phone thì việc gõ tiếng Việt trên các phiên bản trước đây thật sự là một thảm họa mà chỉ những ai từng dùng qua mới hiểu hết nỗi khổ của những người phải gõ trên bàn phím QWERTY và sử dụng cách bỏ dấu rắc rối bất tiện hơn cả bàn phím T9 hồi xưa. Nhưng sang đến WP 8.1 thì điều này hoàn toàn biến mất với việc Microsoft đã chính thức hỗ trợ bàn phím Telex và VNI với khả năng Flow và độ chính xác vẫn giữ được y nguyên như vốn có của nó từ trước. Giờ thì không ai còn có thể lôi vấn đề này ra để dìm Windows Phone được nữa.

4. Google Now và Cortana

Như mọi người đã biết thì đây là tên của hai trợ lý ảo nổi tiếng của 2 hệ điều hành này. Với Android thì các bạn có Google Now, với câu nói “OK Google” quên thuộc thì bạn có thể gọi trình trợ lý ảo thông minh này ra và nó sẽ cố gắng hiểu bạn đang nói gì và dựa trên sự phân tích các thói quen tìm kiếm của người dùng và nhiều dữ liệu khác để đưa ra được kết quả tìm kiếm hợp lý nhất.

google-cortana-ui
Còn với cô nàng Cortana  thì hẳn các bạn đã  quá biết nhờ vào sự tiên đoán tài tình trong World Cup vừa qua.  Về bản chất thì nó cũng là một cỗ máy trở lý ảo hỗ trợ các yêu cầu của người dùng thông qua giọng nói giống như Google Now. Khi được kích hoạt thì mặc định Cortana đã học thuộc được hết toàn bộ mọi thứ trên máy bạn, từ địa chỉ liên lạc, số điện thoại và email của một người bạn nào đó trong danh bạ của mình để khi cần thì nguời dùng  có thể ra lệnh gọi điện đến số liên lạc đó bằng giọng nói. Ngoài ra bạn có thể yêu cầu Cortana  báo thức, hoặc thậm chí là đọc email mới nhất của bạn, hoặc là liên kết với cả các ứng dụng khác của bên thứ 3 và các dịch vụ mạng xã hội như Skype hoặc Facebook.
 

5. Bạn chọn Chrome hay IE11 ?

 
 Đây là tên của hai trình duyệt mặc định được tích hợp trên 2 OS này. Với Chrome thì chúng ta nói thế nào nhỉ, hoạt động tốt, duyệt web nhanh, và dễ sử dụng.  Nó cũng cho phép các bạn đồng bộ bookmark và password cùng nhiều dữ liệu khác trên máy tính thông qua tài khoản gmail khi đăng nhập. Chrome cũng cung cấp khả năng nén dữ liệu để tiết kiệm chi phí khi phải duyệt web qua 3G, một điều cực kì hữu ích tại Việt Nam.
 
Trong khi đó thì Internet Explorer 11 mang trong mình lợi thế không nhỏ từ kinh nghiệm tối ưu giao diện người dùng trên các thiết bị cảm ứng – điều mà Microsoft đã làm khá thành công trên Windows 8. Phiên bản mới nhất của trình duyệt nhiều năm tuổi này cung cấp cho người dùng khả năng duyệt web theo thẻ, cũng có khả năng nén dữ liệu như Chrome. Ngoài ra IE còn cung cấp chế độ Reader mode khá hữu ích cho những bạn chỉ có nhu cầu đọc và bỏ được hết tất cả những hình ảnh gây rối mắt ra khỏi màn hình.
 

5. Kết luận

Đây chỉ  là một trong số nhỏ các tiêu chí được đưa ra để có thể so sánh một phần nào đó 2 hệ điều hành đang khá phổ biến trên thị trường di động hiện nay.  Cả 2 đều có những ưu và khuyết điểm riêng còn tồn tại, tuy nhiên nhiều khi vấn đề quyết định nằm ở ý thích của mỗi người dùng. Mặc dù hiện nay Android đang có thị phần lớn hơn khá nhiều so với WP nhưng không phải vì thế mà đồng nghĩa với việc Windows Phone là một hệ điều hành không đáng để trải nghiệm, bằng chứng là hiện vẫn có một số lượng người không hề nhỏ vẫn trung thành với những thiết bị chạy hệ điều hành này bởi những điểm mạnh về sự ổn định mà nhiều khi Android vẫn không thể bằng được.
 
Nguồn: sforum.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024