Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/10/2012 14:10 # 1
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phân loại đất đá theo quan điểm ĐCCT phục vụ XD


 

Phương pháp phân loại này còn được gọi là phương pháp nhóm đất đá (là thể địa chất bao gồm đất đá có độ bền, biến dạng và tính chất ổn định đối với nước gần giống nhau). Theo phương pháp này đất đá được chia thành các cấp: Nhóm, loại nguồn gốc và loại thạch học. Dựa trên cơ sở đó, V.Đ. Lomtadze đã bổ sung và chia đất đá cấu tạo vỏ Trái đất thành 5 nhóm chính: Nhóm đá cứng (Rn ≥ 500 kG/cm2); nhóm đá nửa cứng (Rn­ = 25 - 500 kG/cm2); nhóm đất mềm dính (Rn < 25kG/cm2); nhóm đất rời (Rn < 25kG/cm2) và nhóm đất có thành phần, trạng thái và tính chất đặc biệt (Rn < 0.5 kG/cm2) (bảng 3.8). Mỗi nhóm đất đá được đặc trưng bởi các loại nguồn gốc khác nhau, mỗi loại nguồn gốc lại được chia chi tiết hơn theo điều kiện thành tạo (đối với magma), theo đặc điểm cấu tạo (đối với đá biến chất) và theo đặc điểm thành phần và nguồn gốc (đối với đá trầm tích).

Cách phân loại này có những ưu điểm là: Quan điểm phân chia đất đá phù hợp, gần gũi với điều kiện sử dụng nên khả năng áp dụng để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu của các nhà thiết kế vì đã đưa được các chỉ tiêu cơ lý lên hàng đầu; Tiếp theo là nó cho phép dự đoán được một số đặc tính ĐCCT của đất đá sát với điều kiện sử dụng hơn. Tuy nhiên, phương pháp này ít chú ý đến việc biểu thị các thông tin tối thiểu về địa chất, cũng như lịch sử tự nhiên của quá trình hình thành và biến đổi đất đá. Chưa có sự thống nhất trong cách phân chia các loại thạch học từ nguồn gốc, chẳng hạn như nguồn gốc được chia theo điều kiện thành tạo đối với magma, nhưng lại chia theo đặc điểm cấu tạo đối với đá biến chất và theo đặc điểm thành phần, nguồn gốc đối với đá trầm tích. Ngoài ra, đối với lãnh thổ rộng lớn mức độ nghiên cứu ĐCCT còn sơ lược không thể phân chia đất đá thành 5 nhóm riêng biệt, do trong một đơn vị địa tầng thông thường gồm đất đá có tính năng xây dựng thuộc 2, 3 nhóm cho nên nó chưa phản ánh đúng thực tế. Hơn nữa, khi đất đá có tính chất xây dựng giống nhau nhưng có thành phần khác nhau và biến đổi theo thời gian thì sự đánh giá tác dụng của nó lại rất khác nhau. 

Đặc điểm mỗi nhóm xem thêm ở file đính kèm!

File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
25/06/2013 19:06 # 2
luthimdieu
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 25/06/2013
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Phân loại đất đá theo quan điểm ĐCCT phục vụ XD


Cam on

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024