Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/08/2014 10:08 # 1
Nguyenthitham
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 104/120 (87%)
Kĩ năng: 52/70 (74%)
Ngày gia nhập: 17/09/2013
Bài gởi: 764
Được cảm ơn: 262
NGHIÊN CỨU SỰ LÀM VIỆC ĐỒNG THỜI CỦA CỌC , MÓNG & NỀN ĐẤT DƯỚI ĐÁY MÓNG ĐƯỢC GIA CỐ BẰNG TOP-BASE


Tóm tắt: Phần kết cấu móng nhà nhiều tầng gồm có nhiều bộ phận phục vụ các chức 
năng khác nhau như cọc và tường chắn đất, kết cấu đài cọc và đáy tầng hầm,…….tất cả 
các bộ phận này đều có khả năng chịu tải khá tốt. Nhưng trong thực tế thiết kế móng hiện 
nay lại chỉ xem xét riêng rẽ sự làm việc của các bộ phận này cho một chức năng chính mà 
không xem xét sự làm việc đồng thời của tất cả các bộ phận này như vốn có. Hơn nữa 
hầu hết các nhà thiết kế nền móng đều bỏ qua một số yếu tố có khả năng giảm tải trọng 
của công trình tương đối lớn như khối lượng đất đào bỏ đi trong khi thi công các tầng 
hầm, do đó gây ra sự tốn kém lớn trong thiết kế và thi công phần móng nhà nhiều tầng. 
Nội dung bài viết này đề cập đến các kết quả nghiên cứu đã thực hiện tại TADITS (một 
công ty chuyên phát triển các công nghệ xây dựng mới tại Việt Nam) nhằm hướng tới hệ 
kết cấu móng khai thác triệt để khả năng chịu tải của các bộ phận vốn có trong kết cấu 
móng như cọc móng, móng bè, và hệ tường chắn đất trong kết cấu móng nhà nhiều tầng, 
nhờ đó tiết kiệm đáng kể chi phí và giảm thời gian thi công phần kết cấu móng của nhiều 
tầng. 
Báo cáo cũng đề cập đến hiệu quả ứng dụng biện pháp gia cố nền Top base dưới móng 
nông để tăng khả năng chịu tải của móng và giảm số lượng cọc, mang lại hiệu quả lợi ích 
kinh tế cao cho xã hội. 
 
File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024