Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/06/2015 07:06 # 1
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Xói mòn bề mặt (xói mòn gia tốc đất)


* Những nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh, phát triển quá trình xói mòn gia tốc đất:

-    Mưa: Do những trận mưa kéo dài, lưu lượng mưa rất lớn làm cho các tầng phủ trầm tích bở rời ngấm nước làm tăng khối lượng thể tích đất, các chỉ tiêu độ bền của đất giảm sút nhanh, mối liên kết giữa các hạt đất giảm, khoảng các giữa các hạt đất tăng gây trương nở đất, hạt mưa có kích thướt trọng lượng và tốc độ rơi càng lớn thì động năng của các hạt mưa rơi càng cao và càng có khả năng tách bóc các hạt đất ra khỏi mặt đất dẫn đến xói mòn gia tốc đất.

-    Dòng chảy lũ: Quá trình này gây ra quá trình xâm thực ngang của sông suối, quá trình này thường đào phá bề cong lõm chuyển sang bờ cong lồi.  Sự đào phá đã làm thay đổi trắc diện cân bằng làm sườn dốc bị sập lở.

-    Dòng chảy mặt: Hệ số dòng chảy mặt α = 0,68 thuộc cấp 4. Dòng chảy mặt một phần tạo thành dòng chảy lôi cuốn các hạt đất trên bề mặt sườn dốc, phân cắt thành các bề mặt rãnh xói, mương xói. Một phần nước ngấm xuống đất ở trong các lỗ rỗng, chính sự có mặt của nước trong lỗ rỗng đã làm giảm độ bền của đất dẫn đến xói mòn bề mặt và xói ngầm.

-     Gradient dòng ngầm: Trong những trận mưa kéo dài, bề dày tầng nước bằng 50% bề dày tầng trầm tích. Do khu vực có độ dốc bề mặt lớn, khi tầng chứa nước tăng trên sườn dốc sẽ tạo ra áp lực thuỷ động với gradient dòng ngầm Jw = 0,7 làm cho  các hạt đất di chuyển cùng chiều với hướng nước chảy dẫn đến xói mòn.




 
17/06/2015 07:06 # 2
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Xói mòn bề mặt (xói mòn gia tốc đất)


* Những nguyên nhân gián tiếp:

-    Khai thác gỗ, đốt rừng: Nạn khai thác gỗ, đốt rừng làm nương rẫy đã làm cho khu vực trở thành đồi trọc tán cây chỉ còn 40%, hiện tượng này làm cho đất bị hoang hoá, đất không có vật cản dẫn đến bị xói mòn.

-    Hệ số xói lở bờ sông: Các con sông có xói mòn gia tốc đất hay không thì hệ số xói mòn cũng là một yếu tố rất quan trọng.




 
17/06/2015 07:06 # 3
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Xói mòn bề mặt (xói mòn gia tốc đất)


* Những điều kiện làm phát triển quá trình xói mòn gia tốc đất:

-    Hình thái địa hình: Độ chênh cao địa hình lớn, độ phân cắt mạnh, các hình thái địa hình này có tác dụng làm tăng dòng chảy mặt dẫn đến xói mòn.

-    Tầng đất phong hoá: Khu vực đồi núi có tầng đất phong hoá sét-sét pha dày 5-10mét. Đây là điều kiện lý tưởng cho quá trình trượt lở đất đá trên sườn dốc khi khu vực có độ dốc sườn lớn 20­0-400, vào mùa mưa lũ độ ngậm nước của tầng đất này là rất lớn làm cho khối lượng thể tích tăng lên đồng thời làm mất cân bằng trọng lực dẫn đến trượt lở đất làm cho xói mòn xảy ra ma mạnh mẻ.

-    Độ đục: Độ đục của nước sông càng lớn thì xói mòn càng xảy ra mạnh mẻ.

-    Hệ số thấm: Đá biến chất phủ đồi núi ở phần trên cùng bị phong hoá hoàn toàn mặt khác có hệ số thấm K = 1,2.10-5cm/s thuận lợi cho xói mòn.

- Vận động nâng tân kiến tạo: khu vực nghiên cứu mặc dù cường độ nâng tân kiến tạo thuộc loại nhỏ, tuy nhiên quá trình này về lâu dài càng làm cho độ cao địa hình và góc dốc bề mặt sườn dốc tăng làm tăng khả năng trượt lở đất.




 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
17/06/2015 08:06 # 4
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Xói mòn bề mặt (xói mòn gia tốc đất)


* Phân biệt "nguyên nhân" và "điều kiện"

+ Nguyên nhân phát sinh phát triển là các yếu tố ảnh hưởng có tính chất động, tự nhiên hoặc nhân sinh có khả năng gây ra các quá trình sườn dốc, bao gồm các nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.

VD: dòng chảy tạm thời trên sườn dốc (vận tốc dòng chảy, mực nước, lưu lượng nước), nguyên nhân gián tiếp chủ yếu là mưa, các hoạt động canh tác và sử dụng đất đai trên sườn dốc của con người (xét về mặt tiêu cực), quá trình phong hóa đất đá, ảnh hưởng của nước dưới đất, các quá trình xâm thực...

Điều kiện phát sinh phát triển là các yếu tố ảnh hưởng, mà thường là các yếu tố tự nhiên, tĩnh tại, có vai trò hỗ trợ hoặc hạn chế phát sinh, phát triển các quá trình sườn dốc.

VD: Đất đá bị phong hóa dưới dạng tàn - sườn tích dày 10m, thành phần chủ yếu là đất sét pha lẫn dăm vụn, tảng.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024