Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/10/2014 09:10 # 1
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Động lực đới đứt gãy kiến tạo


Đứt gãy là một hiện tượng địa chất liên quan tới các quá trình kiến tạo trong vỏ Trái Đất. Đó là những phá hủy dạng mặt mà các đá hai bên đứt gãy có sự dịch chuyển song song tương đối với bề mặt phá hủy đó. Nếu các đá hai bên bề mặt phá hủy không có sự dịch chuyển thì gọi là khe nứt.

Đứt gãy chia làm nhiều loại: đứt gãy thuận, đứt gãy nghịch, đứt gãy ngang (đứt gãy trượt bằng)...

Thông thường đứt gãy phát sinh tại nơi có điều kiện địa chất không ổn định. Với ngành Địa chất Thủy văn, đứt gãy là một trong những dấu hiệu quan trọng trong việc tìm kiếm nguồn nước. Đứt gãy đi đôi với những đới dập nát mà trong quá trình đứt gãy hình thành nên (đứt gãy làm đá hai bên cánh của đứt gãy dịch chuyển hai bên của mặt trượt làm cho đá bị phá hủy). Các đới dập vỡ này là yếu tố quan trọng trong công tác tìm kiếm thăm dò nguồn nước ngầm. Tại các vùng có đá móng là đá vôi thì việc nghiên cứu các đứt gãy là việc làm đầu tiên mà các nhà địa chất thủy văn để ý, tại những nơi có đứt gãy sẽ hình thành các đới dập vỡ mà đó là điều kiện rất thuận lợi cho việc hình thành các hang động và Karst. Tại những vùng đá vôi công tác tìm kiếm thăm dò nước gắn liền với việc nghiên cứu các hang động, Karst.

Ngoài ra, đối với đất nước ta, việc nghiên cứu đứt gãy và khe nứt ở trên diện lộ cũng như trong các đá bị phủ đặc biệt quan trọng cho công nghiệp tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

Việc nghiên cứu tính chất đứt gãy chủ yếu dựa vào các tài liệu địa chấn và địa chất khu vực, còn khe nứt lại không thấy được trên băng địa chấn nên phải dự báo theo mối quan hệ giữa khe nứt sinh kèm đứt gẫy bằng phương pháp đối sánh tương tự với mô hình đứt gẫy và khe nứt sinh kèm đã được nghiên cứu ở lục địa.

Xác định các đứt gãy hoạt động là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn trong công tác nghiên cứu tai biến địa chất (động đất, núi lửa, sạt lở ...). Kiến tạo đứt gãy lãnh thổ Việt Nam được các nhà địa chất, kiến tạo trong nước và nước ngoài quan tâm đến rất sớm, song song với việc thành lập các bản đồ địa chất có tỷ lệ khác nhau. Nhiều công trình có ý nghĩa trong lĩnh vực nghiên cứu này đã được công bố. Song nhìn chung chưa có một công trình tổng thể nào đề cập một cách toàn diện về đứt gãy hoạt động ở lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở một hệ quan điểm và phương pháp luận nhất quán.

Gần đây, Địa động lực Kainozoi miền Bắc Việt Nam lần đầu tiên đã được các nhà khoa học Việt Nam và Ba Lan nghiên cứu khá chi tiết và tương đối toàn diện: từ địa chất - địa mạo kiến tạo; cấu trúc, vi cấu trúc trong đá biến chất cao cũng như trong đá trầm tích trẻ; thạch học trầm tích, tướng thạch học trầm tích, khôi phục lại sự tiến hoá của các bồn trầm tích; sự tiến hoá nhiệt động và các hoạt động macma…đến xử lý kết hợp các số liệu GPS đo chuyển động hiện đại.




 
16/10/2014 09:10 # 2
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Động lực đới đứt gãy kiến tạo


TỪ KIẾN TẠO MẢNG ĐẾN ĐỊA ĐỘNG LỰC CÁC ĐỚI ĐỨT GÃY

Hình 1: Bản đồ kiến tạo mảng

Thuyết kiến tạo mảng cho rằng vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo. Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng kiến tạo nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp.

Đa số các nhà khoa học cho rằng, thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo này thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.

Trong khi di chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau…

Theo thuyết kiến tạo mảng, nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa… là do hoạt động chuyển dịch một số mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất.

John Tuzo Wilson nhận ra rằng do ma sát, các mảng không thể trượt qua nhau một cách đơn giản. Thay vì thế, một ứng suất tạo ra trong cả hai mảng và khi nó đạt tới mức vượt qua ngưỡng sức căng của đá trên một trong hai mặt đứt gãy thì thế năng đã tích lũy sẽ được giải phóng ở dạng sức căng. Sức căng mang yếu tố tích lũy và/hoặc tức thời tùy thuộc vào tính lưu biến của đá; lớp vỏ dễ dát mỏng bên dưới và manti tích lũy biến dạng từ từ qua ứng suất cắt trong khi đó phần vỏ bên trên giòn dễ tạo thành đứt gãy, hoặc giải phóng áp lực tức thời gây ra sự chuyển động dọc theo đứt gãy. Bề mặt dễ dát mỏng của đứt gãy cũng có thể giải phóng ngay lập tức khi mức độ sức căng là quá lớn. Năng lượng được giải phóng từ ứng suất sức căng này gây nên các trận động đất, là một hiện tượng phổ biến dọc theo các ranh giới chuyển dạng.

Ví dụ điển hình của loại ranh giới này là đứt gãy San Andreas ở bờ biển phía tây Bắc Mỹ, và là một phần của hệ thống đứt gãy cực kỳ phức tạp trong khu vực này.

                   

                         Hình 2                                                                  Hình 3

Ảnh phóng đại độ cao của đứt gãy San Andreas                     Ảnh đứt gãy San Andreas chụp từ máy bay

Các ví dụ khác như là đứt gãy Alpine ở New Zealand và đứt gãy Bắc Anatolia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các đứt gãy chuyển dạng cũng được tìm thấy ở dạng vuông góc với sống núi giữa đại dương (như đới đứt gãy Mendocino ngoài khơi bắc California).

Ở các ranh giới phân kỳ, hai mảng di chuyển ra xa nhau và khoảng không giữa chúng dần dần được lấp đầy bởi vật liệu lớp vỏ mới từ nguồn macma nóng chảy bên dưới. Nguồn gốc của các ranh giới phân kỳ mới ở điểm nối ba đôi khi liên quan đến hoạt động của các điểm nóng. Ở đây, các vòng đối lưu cực kỳ lớn mang một lượng rất lớn vật chất của quyển mềm nóng lên gần bề mặt và động năng này cũng đủ để phá vỡ thạch quyển ra thành các phần nhỏ. Điểm nóng có thể xuất hiện vào thời điểm ban đầu tạo hệ thống sống núi giữa Đại Tây Dương, hiện tại nằm bên dưới Iceland với tốc độ mở rộng khoảng vài xentimet một năm.

Hình 4: Thung lũng tách giãn Álfagjá ở tây nam Iceland

Ranh giới phân kỳ trên thạch quyển đại dương tạo ra sự tách giãn của hệ hống sống núi đại dương bao gồm sống núi giữa Đại Tây Dương và đới nâng đông Thái Bình Dương, và trên thạch quyển lục địa tạo ra các thung lũng tách giãn như Thung lũng tách giãn Lớn Đông Phi. Các ranh giới phân kỳ có thể tạo ra các đới đứt gãy lớn trong hệ thống sống núi đại dương. Sự mở rộng thường không đồng đều, do vậy nơi nào có tốc độ mở rộng của các khối sống núi cận kề là khác nhau thì sẽ tạo ra các đứt gãy chuyển dạng lớn. Chúng là các đới đứt gãy, nhiều trong số đó có tên gọi, và là nguồn gây ra các trận động đất lớn dưới biển.

Ở nơi mà hai mảng lục địa va nhau. Các mảng thường va chạm theo một góc khác 90 độ hơn là đối đầu nhau (như một mảng chuyển động về phía bắc, mảng còn lại về phía đông nam), và có thể tạo nên đứt gãy ngang dọc theo đới va chạm, và có thể là hút chìm hoặc nén ép.

Nhìn chung, vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo là những vùng bất ổn, thường có các hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo nó là các hiện tượng như động đất, núi lửa… hay nói cách khác tại ranh giới các mảng là nơi các bối cảnh địa động lực hoạt động mạnh nên các đứt gãy lớn thường phân bố ở khu vực các ranh giới này.

plate_colour_diagram2.gif (21726 bytes)

Hình 5: Ranh giới các mảng lớn




 
16/10/2014 09:10 # 3
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Động lực đới đứt gãy kiến tạo


CÁC HỆ THỐNG ĐỨT GÃY Ở VIỆT NAM

Cao Đình Triều, Đặng Thanh Hải, Mai Xuân Bách và Ngô Gia Thắng đã sử dụng các tài liệu địa vật lý, chủ yếu là trọng lực và từ, các bản đồ địa chất tỷ lệ khác nhau do Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản và ảnh viễn thám Landsat thời kỳ 1989 – 1993 và tham khảo các kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đứt gãy hoạt động đã được công bố trong các tạp chí trong nước và quốc tế cũng như các báo cáo đề tài cấp nhà nước của Tổng cục Địa chất và Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đã được tổng kết trước năm 2001 đã nghiên cứu các đặc trưng cấu trúc các đứt gãy phía Bắc Việt Nam và phân chia các đứt gãy ra làm 5 nhóm (biểu hiện theo tuổi) như sau:

1/ Nhóm đứt gãy chắc chắn đang hoạt động, có tuổi hoạt động trong lịch sử, từ lớn hơn 200 đến nhỏ hơn 2000 năm;

2/ Nhóm đứt gãy thể hiện hoạt động rõ nét, có biểu hiện hoạt động trong Holocen (khoảng 10.000 năm).

3/ Nhóm đứt gãy có biểu hiện hoạt động, có tuổi hoạt động mạnh trong cuối Đệ tứ (lớn hơn 100.000 đến 130.000 năm).

4/ Nhóm đứt gãy hoạt động trong cuối hoặc giữa Đệ tứ (nhỏ hơn 700.000 – 730.000 năm).

5/ Nhóm đứt gãy hoạt động trong Đệ tứ, biểu hiện màu đen (tuổi hoạt động là nhỏ hơn 1,6 triệu năm).

Sau đó, các  tác giả trên đã tổng kết và xác lập các đứt gãy hoạt động phần phía bắc lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở các tiêu chí như đã mô tả ở phần trên.

Tuy nhiên, các tác giả chỉ mô tả đặc trưng biểu hiện hoạt động của các đới đứt gãy trên phạm vi đất liền miền Bắc Việt Nam.

Đặc trưng hoạt động của đứt gãy khu vực nghiên cứu là:

1/ Các đứt gãy là những đứt gãy có biểu hiện hoạt động trong Kainozoi muộn, có thể có những đứt gãy phát sinh và phát triển trong các giai đoạn trước Kainozoi muộn song tái hoạt động trở lại với mức độ khác nhau. Hiện tại có nhiều đứt gãy trong số đứt gãy đó đang có dấu hiệu hoạt động tích cực. Các đứt gãy phương tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam và phương kinh tuyến - á kinh tuyến chủ yếu có tính chất trợt bằng phải. Trong khi đó các đứt gãy phương vĩ tuyến - á vĩ tuyến lại trợt chủ yếu là bằng trái.

2/ Đứt gãy phát sinh động đất chính của khu vực nghiên cứu gồm: Bắc Ninh - Mông Dơng, Vĩnh Ninh, Sông Chảy, Sông Hồng, Mù Căng Chải, Sơn La, Sìn Hồ, Mai Châu - Tam Điệp, Tuần Giáo - Mường ảng, Sông Mã, Điện Biên - Sầm Na, Mường Tè, Sông Cả, Rào Nậy, Lai Châu - Điện Biên, Mai Châu - Mường Lát, Na Mèo - Na Khoang, Thuận Châu - Phù Yên và Dốc Cun - Mỹ Đức; trong số đó các đứt gãy Sơn La và Điện Biên - Sầm Na có biểu hiện hoạt động động đất mạnh (Ms = 6,0 - 6,9). Các đứt gãy còn lại có biểu hiện hoạt động động đất ở mức độ trung bình (Ms = 5,0 - 5,9) và yếu (Ms = 4,0 - 4,9). Hầu hết các đứt gãy phát sinh động đất từ cấp độ mạnh 4,0 độ Richter trở lên đều có biểu hiện rõ nét trên các dấu hiệu địa chất khác như hoạt động nước khoáng nóng tích cực, trượt lở đất và khống chế thung lũng trẻ.

3/ Mức độ hoạt động động đất dọc theo các đứt gãy phát sinh cũng có dấu hiệu không đồng nhất. Chẳng hạn đoạn đứt gãy Sơn La từ Tuần Giáo đến Thuận Châu có biểu hiện phát sinh động đất mạnh mà đặc trưng là động đất Tuần Giáo năm 1983 (Ms = 6,7). Đối với đứt gãy Điện Biên - Sầm Na thì đoạn Phi Cao - Nậm Khun lại có biểu hiện hoạt động động đất mạnh mà động đất Điện Biên năm 1935 (Ms = 6,7) là một ví dụ. Trong khi đó trên phạm vi đới Sông Chảy, biểu hiện hoạt động động đất mạnh lại tập trung ở khu vực Lục Yên, Yên Bái. Như vậy, biểu hiện phân chia các đoạn đứt gãy trên cùng một đới với đặc trưng hoạt động khác nhau là khá rõ nét. Điều này cho phép chúng ta định hướng phân vùng tai biến trên cơ sở phân chia đứt đoạn hoạt động đối với từng nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể.

4/ Rất nhiều đứt gãy được xác định là có biểu hiện hoạt động theo các chỉ thị nhận biết khác song trên thực tế không quan sát thấy có biểu hiện xuất hiện động đất trong thời gian qua.

 

6

 

Ở Miền Nam Việt Nam, theo Phạm Huy Long, Nguyễn Xuân Bao, Cao Đình Triều và Đỗ Văn Lĩnh, qua nghiên cứu các hoạt động kiến tạo trong Kainozoi, khu vực Miền Nam chúng ta nói riêng hay vùng Đông Nam Á nói chung bị tác động bởi các trường ứng suất sau:

1 – Ép nén chung từ phía tây nam và nam do mảng Ấn – Úc bị hút chìm dưới lục địa Âu - Á trong suốt Kainozoi.

2 – Hút chìm, đóng kín vỏ đại dương biển đông cổ dưới vỏ lục địa Bocneo kèm theo trượt bằng phải theo đứt gãy kinh tuyến Hải Nam – Natuna vào Kainozoi sớm.

3 – Căng giãn tạo Rift Kainozoi sớm và tạo vỏ đại dương biển đông hiện nay (Oligocen – Miocen sớm).

4 – Sự va mảng Ấn – Úc và Âu - Á tạo nên quá trình trượt bậc các vi mảng Đông Dương, Sunda về phía đông nam theo các đứt gãy tây bắc - đông nam: Sông Hồng, 3 Tháp, Sông Hậu. Dưới tác động trường ứng suất căng, ép, trượt nêu trên, xuất hiện nhiều ứng suất cục bộ cấp 2, 3.

Tất cả các trường ứng suất kiến tạo trên đều có tác động mạnh vào lãnh thổ Nam Việt Nam. Kết quả là hàng loạt các đứt gãy thuận - trượt bằng khu vực và nghịch cục bộ có tuổi Kainozoi xuất hiện, phân cắt lãnh thổ làm nhiều khối địa chất có kích thước khác nhau. Các đứt gãy này dễ dàng phát hiện bằng tài liệu giải đoán ảnh, phân tích trường từ và trọng lực, đặc biệt thể hiện rất rõ trên các mặt cắt địa chấn. Các đứt gãy Kainozoi này thường xuyên qua các đới, phụ đới kiến trúc cổ trước Kainozoi và có thể kế thừa toàn bộ hoặc từng phần của các đứt gãy cổ. Theo Iu. G. Gatinski (1986) vào Kainozoi lãnh thổ Đông Nam Á có 2 loại đứt gãy  sâu chính hoạt động mạnh mẽ. Loại 1 phát triển dọc rìa lục địa và ôm lấy lục địa Đông Nam Á. Chúng là các đứt gãy nghịch chờm sâu xuyên thạch quyển. Theo chúng vỏ đại dương của mảng Thái Bình Dương, Ấn – Úc bị hút chìm và tiêu biến dưới mảng thạch quyển lục địa Âu - Á. Thuộc loại này còn có đới khâu Kainozoi sớm Lupar. Loại thứ 2 là các đứt gãy sâu  xuyên qua vỏ trượt bằng trái, hoặc phải: Sông Hồng, Sông Hậu, Semico, Sagang, 3 Tháp, Hải Nam – Natuna, Sorông – Su La, trung Philipin. Các đứt gãy này chia vỏ trái đất lãnh thổ Đông Nam Á thành 6 vi mảng. Vùng nghiên cứu vào Kainozoi thuộc 4 vi mảng sau: Đông Nam Trung Quốc, Đông Dương, Sunda và Bocneo. Ranh giới giữa chúng là đứt gãy sâu Sông Hồng, Sông Hậu (có thể là  3 Tháp), Hải Nam – Natuna và đới tách giãn trung tâm Biển Đông. Sự thành tạo bồn trũng (hoặc Rift, hoặc kéo toạc hoặc sụt lún) và khối nâng cũng như hoạt động xâm nhập, biến dạng uốn nếp, đứt gãy cục bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự dịch chuyển của các vi mảng trên dọc theo các đứt gãy trượt bằng phải hoặc trái. Sự hình thành và phát triển các đứt gãy xuyên vỏ (loại 2) này lại phụ thuộc vào quá trình hoạt động của đứt gãy sâu xuyên thạch quyển (loại 1).

Trong bình đồ kiến trúc hiện nay đứt gãy vùng nghiên cứu được chia làm 4 nhóm chính có phương kéo dài khác nhau: tây bắc - đông nam ; đông bắc – tây nam; kinh tuyến - á kinh tuyến; vĩ tuyến - á vĩ tuyến. Trong 4 nhóm trên, nhóm đông bắc – tây nam phát triển mạnh mẽ và thể hiện rõ hơn cả, chúng thường đóng vai trò ranh giới giữa bồn Rift và địa lũy Kainozoi sớm kéo dài theo hướng đông bắc – tây nam.

Các đứt gãy có tuổi cổ hơn Kainozoi  thường chỉ được ghi nhận trong nội các vi mảng, đới và khối. Việc ghép nối từng đoạn trong bình đồ cấu trúc hiện nay vào vị trí thành tạo ban đầu của các đứt gãy cổ còn ở mức sơ bộ.

Tại lãnh thổ này, theo các tác giả trên, bao gồm các hệ, đới, nhóm đứt gãy sau:

I – Nhóm đứt gãy phương tây bắc - đông nam .

Thuộc nhóm đứt gãy phương tây bắc - đông nam gồm 9 đứt gãy chính: (từ tây nam đến đông bắc)

1 – Đứt gãy Tây Thổ Chu (3 Tháp)                     (F1)

2 - Đứt gãy Hà Tiên – Gành Hào                         (F2)

3 - Đứt gãy Sông Hậu                                          (F3)

4 - Đới đứt gãy Vàm Cỏ Đông – Sông Sài Gòn   (F4)

5 - Đới đứt gãy Bình Long – Chứa Chan              (F5).

6 – Đới đứt gãy EaSup – Krong Pak                             (F6).

7 - Đới đứt gãy Sông Ba                                                 (F7).

8 - Đới đứt gãy Rào Quán – A Lưới                     (F8).

9 - Đới đứt gãy Đảo Lý Sơn – Hòn Trâu              (F9).

II – Nhóm đứt gãy phương kinh tuyến

Thuộc nhóm đứt gãy phương kinh tuyến gồm 8 đứt gãy sau (từ tây sang đông):

1 -  Đứt gãy Tây Nam Du                                     (F10).

2 -  Đới đứt gãy Rạch Giá - Năm Căn                  (F11).

3 – Đới đứt gãy Lộc Ninh – Thủ Dầu Một           (F12).

4 -  Đứt gãy Đak Mil – Bình Châu                       (F13).

5 – Đới đứt gãy Sông PoKo                                 (F14).

6 -  Đới đứt gãy Đèo Mang Yang – An Trung      (F15).

7 – Đới đứt gãy Quảng Ngãi – Củng Sơn             (F16).

8 – Đứt gãy Hải Nam – Natuna                                     (F17).

III – Nhóm đứt gãy phương đông bắc – tây nam .

  Thuộc nhóm đứt gãy phương tây bắc - đông nam là các đứt gãy và đới đứt gãy :

1 -  Đới đứt gãy Hiên – Hòa Vang                       (F18).

2 – Đới đứt gãy Ba Tơ - Kon Tum                       (F19).

3 – Đứt gãy  Biên Hòa – Tuy Hòa                       (F20).

4 – Đứt gãy Đa Nhim – Tánh Linh                     (F21).

5 – Đứt gãy Hòn Khoai – Cà Ná                          (F22).

6 – Đứt gãy Nam Côn Đảo – Phú Quí                           (F23).

7 – Đứt gãy Hòn Hải                                           (F24).

8 – Đứt gãy Trung tâm Biển Đông                       (F25).

IV – Nhóm đứt gãy phương vĩ tuyến.

Thuộc nhóm đứt gãy phương vĩ tuyến là các đứt gãy (từ bắc xuống nam).

1 – Đứt gãy An Điềm – Hội An                           (F26).

2 -  Đứt gãy Tam Kỳ - Hiệp Đức                          (F27).

3 – Đới đứt gãy Trà Bồng – Trà My                              (F28).

4 – Đới đứt gãy  Đak Mil – Krông Bông              (F29).

và một số đứt gãy khác có qui mô bé hơn: đứt gãy Sông Cu Đê, Khánh Vĩnh – Diên Khánh, Mương Mán – Phan Thiết, Sa Đéc – Gò Công, Bạch Hổ.

Hình 7

 

 




 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
16/10/2014 09:10 # 4
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Động lực đới đứt gãy kiến tạo


Phương pháp biến đổi trường dị thường trọng lực và từ trong phát hiện đứt gãy.

Biến đổi bất đẳng hướng trường trọng lực (hay trường từ) thường được sử dụng để phân chia các vùng gradien kéo dài theo tuyến, biểu hiện sự tồn tại các đứt gãy phá huỷ bậc khác nhau. Trường hợp tồn tại các hệ thống đứt gãy chồng chéo lên nhau làm phức tạp hoá bức tranh dị thường thì vấn đề phát hiện đứt gãy trên cơ sở biến đổi bất đẳng hướng là có hiệu quả hơn cả.

 Nguyên lý phân tích này đã được sử dụng để thiết lập bài toán giải trên máy tính cá nhân nhằm phát hiện các đới đứt gãy có mức độ ảnh hưởng khác nhau trên tài liệu trọng lực và từ hàng không.




 
16/10/2014 09:10 # 5
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Động lực đới đứt gãy kiến tạo


Giải bài toán mô hình trường trọng lực trong nghiên cứu đặc trưng cấu trúc đứt gãy.

Ngoài việc sử dụng tối đa các tài liệu có trước như đặc trưng cấu trúc địa chất, mặt cắt theo giếng khoan, các kết quả thăm dò địa chấn, điện, vv…, một số tác giả còn sử dụng bài toán mô hình lăng trụ tròn nằm ngang trong việc xác định sơ bộ hình thái cấu trúc của các mặt ranh giới cơ bản. Góc cắm cũng như độ sâu ảnh hưởng của đứt gãy cũng phản ánh rõ nét trên mặt cắt gradien ngang và gradien chuẩn hoá toàn phần.

Việc sử dụng các tài liệu ban đầu này đã hạn chế đến mức tối đa tính đa nghiệm của bài toán trọng lực và trên thực tế cho phép chúng ta đánh giá chính xác hơn đặc trưng cấu trúc của đứt gãy.




 
16/10/2014 09:10 # 6
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Động lực đới đứt gãy kiến tạo


Phương pháp phân tích tài liệu ảnh viễn thám:

Các dấu hiệu cơ bản của các đứt gãy phá hủy là sự tồn tại các dịch chuyển nhìn thấy của đất đá hay của các dạng địa hình, ranh giới tiếp xúc của các thể địa chất khác nhau. Biểu hiện trên ảnh đó là những lineament, với đứt gãy thể hiện rõ ràng dưới dạng đường thẳng. Sự dịch chuyển định hướng theo một đứt gãy và vị trí của chúng trong cấu tạo chung có sự liên quan chặt chẽ với nhau, nên có thể xác định các kiểu đứt gãy khác nhau dựa vào việc phân tích mối quan hệ về mặt không gian giữa chúng và mối quan hệ với các nếp uốn.

Một trong những phương pháp phổ biến trong phát hiện đứt gãy là phân tích mật độ lineament được luận giải từ ảnh vệ tinh. Kết quả phân tích này cho thấy các đới phá huỷ kiến tạo lớn thường trùng với các đới dạng dải (hoặc vòng cung, hoặc hình lưỡi liềm có bán kính lớn) dị thường mật độ lineament được tính toán theo các cửa sổ khác nhau. Ngoài ra, giá trị mật độ độ dài của lineament có thể được coi là số đo của hệ số khe nứt và do đó đặc trưng cho ứng suất kiến tạo của vỏ ở độ sâu được xác định bởi đại lượng độ lớn của lưới đã chọn. Điều này dẫn đến việc thành lập một loạt bản đồ mật độ độ dài cho các giá trị đơn vị diện tích khác nhau, mà trong mỗi bản đồ có chứa thông tin về ứng suất kiến tạo của vỏ ở độ sâu tương ứng.

Việc phân tích tài liệu viễn thám cho phép chúng ta vừa xác định được đới đứt gãy sâu, vừa đánh giá được đặc trưng tập trung ứng suất vỏ Trái đất dọc theo các đới đứt gãy chịu lực xiết ép mạnh.




 
16/10/2014 09:10 # 7
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Động lực đới đứt gãy kiến tạo


Phương pháp phân tích bề dày vỏ Trái đất và cấu tạo lớp mỏng trong nghiên cứu đặc trưng động học của đứt gãy:

Nhằm xác định trường ứng lực vỏ Trái đất và các đới phá huỷ chịu trường lực nén ép hoặc tách giãn, có hai phương pháp phân tích sau: phân tích trường ứng lực vỏ Trái đất và vận tốc dịch chuyển vỏ trong tân kiến tạo trên cơ sở biến động bề dày vỏ Trái đất và phương pháp xác định đặc trưng nén ép hoặc tách giãn của đới đứt gãy trên cơ sở mô hình cấu tạo lớp mỏng. Ưu việt của các phương pháp này là cho phép chúng ta xác định được phương chung nhất của trờng ứng suất vỏ, từ đó có thể dự báo đặc trng dịch trợt ngang của đới đứt gãy lớn cũng như xác định đợc đới đứt gãy nào đang nằm trong trạng thái tách giãn hoặc nén ép. Kết quả phân tích theo hướng này ngoài việc cho phép đánh giá đặc trưng dịch chuyển ngang của đứt gãy còn cho phép chúng ta dự báo đới đứt gãy đang hoạt động.




 
16/10/2014 09:10 # 8
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Động lực đới đứt gãy kiến tạo


Ý kiến trao đổi

Trái Đất chúng ta luôn vận động. Các hoạt động kiến tạo thường xuyên xảy ra và đứt gãy, khe nứt có thể phát hiện trên mọi lãnh thổ. Các tai biến địa chất do các hoạt động kiến tạo, nhất là các hoạt động động đất, núi lửa gây ra là những tổn thất vô cùng nặng nề và quy mô lớn rộng không những đối với con người mà với tất cả sinh vật sống trên Trái Đất.

          Việc nghiên cứu các đới đứt gãy, khe nứt cũng như các bối cảnh địa động lực đã xảy ra tại đó có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển khoa học dự báo, cảnh báo động đất, núi lửa nhằm giảm thiệt hại đến mức thấp nhất có thể.

          Đứt gãy và khe nứt phân bố rất rộng rãi nhưng quy mô, tính chất và bối cảnh địa động lực giữa chúng là không hoàn toàn giống nhau do điều kiện hình thành, cơ chế phát sinh, phát triển là rất khác nhau.

          Đới đứt gãy sông Hồng ở nước ta là một địa điểm thú vị cho các nhà địa chất quan tâm đến vì tính chất, quy mô của nó là thuộc một trong số ít đứt gãy cấp hành tinh hội tụ những luận điểm, luận cứ nghiên cứu mà các nhà địa chất có thể luận giải ra những cơ chế, hoàn cảnh, điều kiện hình thành, phát sinh, phát triển và vận động. Đó là điểm nóng của những tranh luận của những học thuyết không những của các nhà địa chất Việt Nam mà ngay cả với toàn thế giới trên nhiều lĩnh vực của khoa học địa chất.

          Với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ, cần cập nhật và hiện đại hóa, chính xác hóa các nghiên cứu, phân tích vào chuyên ngành địa động lực các đới đứt gãy nhằm giúp cho con người chúng ta có các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các tác động xấu đến công trình, môi trường tự nhiên và xã hội./.




 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
18/11/2014 21:11 # 9
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Động lực đới đứt gãy kiến tạo


Bạn nào quan tâm đến vấn đề này, nên đọc trước phần kiến thức phổ thông trong bách khoa toàn thư (phần khoa học Trái đất) hoặc các trang wikipedia để có khái niệm trước đã nhé!




 
18/11/2014 22:11 # 10
liangluc
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 105/120 (88%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 17/12/2012
Bài gởi: 765
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Động lực đới đứt gãy kiến tạo


Nội dung bài viết khá bổ ích nhưng không nhìn thấy hình ảnh minh họa thầy Giang ah.



Hãy làm việc hết mình thay vì lo lắng hết mình!


 
21/11/2014 14:11 # 11
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Động lực đới đứt gãy kiến tạo


Chưa biết cách thể hiện hình ảnh trên đây T.Lực ạ!

Nếu T.Lực biết thì chỉ giúp!

Thanks




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024