Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/02/2024 20:02 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
CHA MẸ ĐỘC HẠI: TỔN THƯƠNG DƯỚI DANH NGHĨA TÌNH THƯƠNG


Nếu bạn không may mắn sinh trưởng trong một gia đình độc hại, hy vọng bài viết này sẽ đem lại một chút an ủi và giúp bạn xoa dịu nỗi đau của mình. 
--- 
Mọi người thường cho rằng cha mẹ là bến đỗ an toàn nhất của con trẻ, mọi chuyện cha mẹ làm đều là vì yêu thương con. Tuy nhiên có một số bậc cha mẹ có những hành vi tiêu cực và gây tổn thương cho con cái họ. Đó là những bậc cha mẹ độc hại: toxic parents.
Không ai có quyền chọn cha mẹ, nếu bạn không may mắn sinh trưởng trong một gia đình độc hại, bài viết này hy vọng đem đến cho bạn một chút an ủi và tìm thấy chìa khóa cho những nỗi đau của mình.
1. Nỗi đau của những đứa trẻ có cha mẹ độc hại
Những hành vi độc hại của cha mẹ thường được ngụy trang bằng những lý lẽ: cha mẹ đã nói là đúng, thương cho roi cho vọt, tất cả những gì cha mẹ làm là vì thương con,…
Có thể kể đến một số hành vi độc hại tiêu biểu như:
▪️ Đề cao ý nguyện của bản thân và không quan tâm đến cảm xúc hay quan điểm của con trẻ.
▪️ Thường có cảm xúc quá khích, giận dữ, phản ứng thái quá, thất thường.
▪️ Hà khắc với con cái, đánh đập, chỉ trích, bắt lỗi, ít hoặc không khen ngợi con.
▪️ Thao túng tinh thần, đổ lỗi, không chịu thừa nhận lỗi lầm của mình và dùng những lý lẽ tốt đẹp để ngụy biện cho những lỗi lầm đó.
▪️ Không tôn trọng sự riêng tư của con, xâm phạm đời sống cá nhân của con cái, đưa ra những lời khuyên hoặc sự giúp đỡ, mặc cho con cái có cần hay không.
▪️ Dựa dẫm vào con cái quá mức, thường xuyên áp đặt lên con cái những vai trò vốn dĩ là của cha mẹ. 
//Với những đứa trẻ có cha mẹ độc hại sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?//
Một nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ bị trừng phạt thể xác từ năm 3 tuổi sẽ có xu hướng giận dữ và kích động hơn khi lên 5. Trong một nghiên cứu khác, trẻ em thường xuyên bị đánh đập sẽ có chỉ số IQ sụt giảm hơn những đứa trẻ cùng trang lứa. Những đứa trẻ bị bạo hành thể xác thuở nhỏ khi trở thành cha mẹ cũng sẽ áp dụng phương pháp tương tự đối với con của họ. 
2. Nỗi đau cần được chữa lành
Con cái bị xem là vật sở hữu của cha mẹ, bị áp đặt phải nghe theo ý nguyện của cha mẹ. Việc phản ứng lại những hành vi vô lý của cha mẹ hay chọn rời xa những người thân độc hại để có cuộc sống riêng cho mình có thể bị xem là bất hiếu.
Mô hình gia đình độc hại là một mô hình có hệ thống và có tính di truyền. Hệ thống gia đình thiết lập nên toàn bộ thế giới quan của đứa trẻ. Vết thương thể xác sẽ lành nhưng vết thương tâm lý sẽ luôn âm ỉ và dai dẳng. Hậu quả của những hành vi tiêu cực từ thuở ấu thơ của họ sẽ nối tiếp sang những đời sau.
//Vậy thoát khỏi sự độc hại và tự chữa lành như thế nào?// 
- Hiểu rằng bạn không bắt buộc phải tha thứ
- Đừng cố thay đổi cha mẹ
- Thiết lập những ranh giới rõ ràng
- Tránh xa họ nếu cần
- Tự chăm sóc cho bản thân
💚 Bạn có thể tham khảo "Khám phá đứa trẻ bên trong bạn" - một cuốn sách tâm lý thấu hiểu bản thân, cung cấp những phương thức chữa lành từ bên trong, giúp bạn thoát khỏi sự độc hại và xoa dịu đứa trẻ nội tâm



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024