Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/01/2024 22:01 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Tìm gì trong self-help? Phong trào chữa lành hay ngành công nghiệp mới?


“Bạn nghĩ thế nào, thì cuộc sống của bạn sẽ diễn ra đúng như thế. Đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai, mà hãy đổ lỗi cho chính mình đầu tiên”
Bên trên là một trích dẫn từ cuốn sách mà mình vô tình đọc được khi dạo trong những group về đọc sách. Thoạt nghe, câu nói ấy khiến chúng ta phải nhìn nhận chính bản thân mình khi có bất cứ chuyện gì xảy ra với cuộc sống của mình, dẫu là chuyện tốt hay chuyện xấu. Nhưng, hãy đọc kĩ lại một chút, tại sao bạn lại phải đổ lỗi cho chính bản thân bạn đầu tiên? Tại sao người ta làm hại tôi mà tôi không được đổ lỗi cho họ? Nếu bạn bị cướp giật trên đường, bạn phải đổ lỗi cho chính bạn vì bạn đã mang đồ giá trị ra đường à? bạn không được đổ lỗi cho tên cướp dù cho hắn cướp đồ của bạn và tên cướp sẽ trả lại đồ vì bạn nghĩ thế sao? Nghe thì có vẻ câu trên rất trách nhiệm, vì bạn phải suy xét lại bản thân mình. Nhưng thực tế thì nó lại quá độc hại, bạn mang theo câu nói đó ra ngoài kia khác gì mang theo một tâm hồn thơ mộng để nhìn cuộc đời vậy! Không ai có lỗi, lỗi là ở bạn sao?
Bên trên là một ví dụ điển hình về một trong những “cái xấu” mà self-help mang lại. Bạn có thể hình dung rằng qua câu nói đó, mọi chuyện trong cuộc sống đều là ở bạn, do bạn mà ra, do bạn làm chủ, kể cả bạn có bị cướp thì cũng do bạn không nghĩ rằng bạn không bị cướp, và tên cướp không có lỗi, lỗi là do bạn đầu tiên!
 Vậy self help là gì?
Nói một cách dễ hiểu, self help có nghĩa là tự lực hoặc tự phát triển, tự giúp đỡ bản thân. Trên cơ sở tâm lý học, một cách gọi khác của cụm từ này là self-improvement, chỉ hành động tự phát triển chính mình về phương diện trí tuệ, kinh tế, hoặc tình cảm.
Ngày nay, bạn có thể bắt gặp nội dung self help dưới dạng nhiều hình thức khác nhau, từ sách, podcard, radio hay phim,...Có thể nói không quá phô trương rằng self help là một ngành công nghiệp không khói hái ra tiền.
Nổi lên trong những thể loại đó là sách và podcard, nhưng khoan nói về podcard, bởi vì sách self help thực sự có nhiều cái đáng nói. Nội dung của những cuốn sách ấy có thể là mẩu truyện ngắn hay triết lý đến từ kinh nghiệm và đúc kết của tác giả. Và đặc biệt hơn cả, chúng ta chả được chứng kiến những chuyện ấy, chúng ta chả có cái lý lẽ nào để tin rằng câu chuyện xảy ra đúng như trong sách, trừ khi có video quay lại câu chuyện ấy. 
TẠI SAO NÓI SELF HELP LÀ MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHÔNG KHÓI HÁI RA TIỀN?
Tạm bỏ cái cụm “không khói hái ra tiền” sang một bên. Chúng ta quay lại cái khái niệm self help là tự phát triển chính mình, có nghĩa là chúng ta tự thân giáo dục chúng ta. Vậy tại sao chúng ta lại dựa vào những cuốn sách, những câu  chuyện của người khác để phát triển chúng ta? Đấy là “tự phát triển chính mình theo khuân mẫu” rồi đó chứ. Giáo dục phải hướng con người tới một con người tốt đẹp hơn theo cái cách mà họ muốn, chứ đâu phải hướng con người tới một cái khuân mà được người khác tạo ra. Giống như trường học, cả nền công nghiệp self-help được xây dựng dựa trên sự so sánh và đố kị, chúng ta so bản thân chúng ta với những con người trong sách, so tính cách và cách hành xử với những người có thể được gọi với một danh xưng, đó là “những người có địa vị xã hội cao hơn”. thay vì tin tưởng vào bản thân, chúng ta lựa chọn tin tưởng vào những hình mẫu đã được thêu dệt và tự trách bản thân rằng “vì sao mình chưa được như họ”. đó là một quá trình trình tuần hoàn thật mệt mỏi.
Nếu như ngày xưa, con người được coi trọng vì trí tuệ, vì phong thái, vì bất cứ gì làm nên giá trị bên trong của con người, thì nền công nghiệp self help đã khiến mọi chuyện loạn hết lên rồi. Giờ đây, con người đánh giá nhau qua những thứ hào nhoáng bên ngoài, vô hình chung mà chúng ta đã coi những hào nhoáng đó là tiêu chuẩn của xã hội. Giờ đây, một người nhận mình là một người đọc sách, một người đi tìm chân lý của cuộc đời, hay một người đấu tranh vì một giá trị nhân văn nào đó lại bị giễu cợt, còn những người khoe nhà xịn, xe sang, hay những cuộc chơi “vung tiền như giấy” thì lại được ngưỡng mộ. Chả trách vì sao giờ đây làm gì con người cũng up facebook, tiktok, locket,...cứ như một thủ tục để bản thân cảm thấy thoải mái vậy.  
Self help dạy bạn phải trở nên hoàn hảo? Nhưng tại sao bạn phải trở nên hoàn hảo? Để cuộc sống bạn an nhiên, hạnh phúc hơn, hay để bạn có thể khiến những người bạn ghét phải ghen tị? Người xưa có câu “thánh nhân cũng có khuyết điểm, huống chi bạn còn không phải thánh nhân”, vậy trở nên hoàn hảo để chứng tỏ điều chi? Hãy cứ sống như cách bạn muốn, không thích ai thì cứ tỏ rõ thái độ, tại sao phải lấy lòng tất cả mọi người, tại sao phải khiến tất cả mọi người thích mình?
Cái giá cho lòng tham về sự hoàn hảo là đau khổ. Tìm kiếm sự hoàn hảo để mong hạnh phúc, nhưng càng tìm càng đau khổ thì thật không khôn ngoan. Loài người chẳng bao giờ cảm thấy là đủ, chẳng bao giờ cảm thấy thỏa mãn, bình an và hạnh phúc. Bất cứ lúc nào cũng thấy mình không trọn vẹn, loài người lại đi so sánh với hình mẫu khác, rồi dặn lòng là phải như họ và xoáy sâu khiếm khuyết của chính mình. Quá trình đó khiến ta kiệt quê, hủy hoại sự tự tôn của chính chúng ta. Rồi sau một thời gian chiến đấu, chinh phục ta lại thấy mình nhỏ bé, tự tin, bất an. Ta lại không chấp nhận được điều đó và tiếp tục ném mình vào một cuốn sách, khóa học self-help đắt tiền hơn, học với người thành công hơn, nổi tiếng hơn. Một vòng tuần hoàn mang tên “chữa lợn lành thành lợn què” bắt đầu.
Self help không có lỗi? Đúng. Self help là một ngành công nghiệp hái ra tiền mặc kệ người đọc có ra sao? Không sai.
Những kinh nghiệm, kĩ năng mà self help mang lại không xấu, chúng là những nhân tố tạo nên chúng ta, đó có thể là lòng tốt, sự nhân ái, sự thân thiện. Nhưng không đủ, lòng tốt chỉ có thể xảy ra với những người xứng đáng, sự nhân ái chỉ nên dành cho những người vô tội và sự thân thiện nên thể hiện với những người có cùng thiện chí với chúng ta. Những câu chuyện được viết ra đó đáng lẽ nên được đọc và suy nghĩ, rồi hành động. Thay vào đó, con người lựa chọn đọc, suy nghĩ rồi lại đọc, rồi cảm thấy chưa đủ, và rồi lại đọc, rồi rơi vào hố sâu tuyệt vọng
Chúng ta hay được tiêm vào đầu cái suy nghĩ “hãy nghĩ lớn, hãy mơ lớn”, nhưng mà để làm gì? Có bao giờ các bạn soạn kế hoạch làm việc cho một ngày thật dài, khoảng 20 mục tiêu cần hoàn thành, đinh ninh trong đầu rằng “chúng ta có cả một ngày, vì vậy những mục tiêu này không đáng là bao”, nhưng rồi khi đến cuối ngày, chúng ta không hoàn thành được hết, rồi lại tự dằn vặt chính bản thân mình. Rồi đến ngày hôm sau, chúng ta lại tiếp tục đem những mục tiêu ngày hôm qua gộp vào luôn ngày hôm nay, rồi coi đó là sự trừng phạt cho sự “không cố gắng” của bản thân. Nhưng mà nhiệm vụ lại càng nhiều lên, rồi chúng ta bất lực, chúng ta từ bỏ. Hay giống như việc chúng ta quyết tâm trong vòng 1 tháng, sẽ đọc hết một cuốn sách, vậy là chúng ta lao vào đọc. Không tính tới những người có nhiều thời gian đọc, nhiều lúc việc đặt mục tiêu đó lại khiến chúng ta coi đó là nhiệm vụ sống còn, bất chấp tất cả để đạt được, nhưng rồi lại chẳng tiếp thu được gì từ cuốn sách đó. Việc đặt giấc mơ quá lớn cũng như vậy, nó làm chúng ta cảm thấy chán nản vì nhận ra bản thân không đủ khả năng, hoặc là khiến bản thân lạc trong mớ hỗn độn không biết đi đường nào. Ví dụ khá sát cho việc này có lẽ là việc ôn thi của các bạn sĩ tử, nhiều bạn đặt mục tiêu khá lớn, như là học xong chương a, chương b trong 2 tuần, 1 tháng, Nhưng khi đến hạn, chưa hoàn thành được mục tiêu đó, các bạn ấy lại chán nản, thất vọng vì bản thân. Hoặc là mất đi định hướng trong việc ôn thi, có quá nhiều kiến thức phải học
Nếu bạn nghĩ rằng chỉ cần ước mơ đủ lớn , chả cần hành động gì, ngồi yên thì thành công sẽ tới. Có khá nhiều dẫn chứng về các vĩ nhân, về các doanh nhân, người thành công mà chúng ta coi họ như tấm gương để mình phấn đấu. Không hề sai, nhưng mà chúng ta đừng lầm tưởng thành công của họ dễ dàng như vậy. Đa phần những kiểu suy nghĩ như vậy được bồi đắp khá nhiều từ những cuốn sách self help đang trôi nổi ngoài kia. Công nhận sách self help đã làm rất tốt trong mảng truyền thông tới tay người đọc, vì nó đánh vào tâm lý khát khao thành công của những người trẻ. Và đặc biệt hơn là nó lấy dẫn chứng từ câu chuyện của những người thành công - những người mà chúng ta ngưỡng mộ. Nhưng có bao giờ các bạn đặt lại vấn đề với những câu chuyện đó chưa, kiểm chứng xem thực tế đã đúng như vậy chưa? Lấy ví dụ như cuốn sách ưa thích của khá nhiều người, Đắc Nhân Tâm, cuốn sách này lấy rất nhiều dẫn chứng từ rất nhiều người thành công, những câu chuyện được kể dường như khá thuyết phục và có vẻ là hợp lý. Nhưng ngày nay chúng ta hoàn toàn có thể kiểm chứng được tính đúng đắn của những dẫn chứng ấy.
Self help mang lại sự kì vọng, nhưng nó cũng khiến cho chúng ta mất đi sự hứng thú với những gì mình từng mong mỏi. Điều này là một mặt trái của kỳ vọng, mà chúng ta rất khó để tránh được. Có câu nói vui rằng “không kỳ vọng thì sẽ không thất vọng”, câu này có nhiều cách hiểu. Một cách hiểu khác của nó là chỉ cần không kỳ vọng quá nhiều vào điều mình muốn, thì khi đạt được điều đó, chúng ta sẽ không cảm thấy quá thất vọng. Có bao giờ bạn kỳ vọng vào một kì nghỉ, một món quà, nhưng sau khi có được những thứ đó, bạn nhận ra nó không làm bạn hứng thú như bạn từng nghĩ. Đấy là cái giá mà chúng ta phải trả khi nghĩ nhiều về mong ước của mình. Chưa chắc bạn nghĩ về cái mình khao khát, bạn hành động để có được nó thì cuộc sống của bạn sẽ như bạn tưởng. 
Câu chuyện về sự thành công của Bill Gates, trên mạng chúng ta chỉ tìm được các dẫn chứng về việc ông ấy bỏ học đại học và thành công khi là người sáng lập Microsoft. Thế nhưng đằng sau câu chuyện thành công đó là một câu chuyện mà ít người biết hơn. Đó là trường cấp 3 mà ông học, Lakeside School, là một trong số ý ngôi trường thời đó ứng dụng máy tính vào học tập sớm nhất. Vì vậy, Bill Gates có cơ may hơn rất nhiều người cùng thế hệ khi được tiếp xúc với máy tính từ sớm.
Hơn hẳn thế, là việc thành công vào thời xưa nó rất khác so với bây giờ. Gần như thời đó chưa có bất cứ thứ gì, việc thành công khá là dễ hơn so với thời nay. Lúc ấy sự cạnh tranh chưa hề nhiều và áp lực từ người tiêu dùng cũng không gay gắt như hiện nay - khi mà mạng xã hội nở rộ.
Một cái điểm chung mà bản thân mình nhận ra từ những tác giả của những cuốn sách self help, họ quy mọi thứ về bản thân con người. Nếu cuộc sống không như bạn nghĩ, thì lỗi là do bạn đầu tiên. Nếu họ đối xử với bạn như này, thì lỗi là ở bạn, vì họ là số đông. Giống với một câu nói “không có lửa sao mà có khói”. self help quy mọi trách nhiệm về chính bản thân con người, điều này đã khiến áp lực của một người trở nên nặng nề hơn và thoái thác đi trách nhiệm của những yếu tố ngoại lai. Giống như đã phân tích ở câu trích dẫn đầu bài, nếu chẳng may bạn bị cướp trên đường, thì bạn sẽ ngồi lại và đổ lỗi cho chính mình à? hay như ví dụ về một bạn học sinh bị cô lập vì ngoại hình không được đẹp, lỗi là ở bạn học sinh ấy, hay ở cái định kiến về xấu đẹp của xã hội trong chính những bạn học sinh khác?
Self help không xấu, nó có đem lại những giá trị tích cực cho con người. Nhưng làm sao để tận dụng được giá trị đó mà không sa vào cơn nghiện “self help” thì cần bản lĩnh rất lớn từ những người đọc. Và đừng phủ nhận rằng, self help không phải là một ngành công nghiệp, vì thực sự self help đang là một nghề được săn đón và hái ra tiền của nhiều người.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024