Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/12/2023 13:12 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
CÂU CHUYỆN VỀ NHÀ SÁNG LẬP NÊN PHẬT GIÁO


"Phật", "Bồ tát" hay "Thích-Ca" hoàn toàn không phải là một cái tên, mà đó là một danh hiệu dành cho những bậc tu sĩ, những bậc tăng lữ truyền đạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc cùng các phương pháp thực hành, tu tập. Trong tiếng Phạn, “Phật” tức là शाक्यमुनि (Nghĩa là “Một người tỉnh thức”)  luôn được nhắc đến nhằm ngụ ý sự tỉnh táo để nhận biết bản chất thật của thực tại.
Nói một cách đơn giản, Phật giáo dạy rằng tất cả chúng ta đều sống trong một màn sương ảo ảnh được tạo ra bởi những nhận thức sai lầm và “tạp chất” (Tham, Sân, Si). Vị Phật là người đã diệt trừ được sương mù đó. Người ta nói rằng khi một vị phật chết đi thì người đó không tái sinh mà chuyển vào cõi an lạc của Niết bàn, không phải là “thiên đường ” mà là một trạng thái tồn tại đã được biến đổi. Hầu hết qua thời gian, khi ai đó muốn bàn về Đức Phật, thì đó là khi họ đang muốn đề cập đến một nhân vật lịch sử đã sáng lập Phật giáo, một trong ba tôn giáo lớn nhất hiện nay. Và nhân vật đó hoàn toàn không phải là một vị thần linh tối cao ban đầu mà là một đàn ông bình thường có tên là Siddhartha Gautama (सिद्धार्थ गौतम), sống ở vùng ngày nay là miền bắc Ấn Độ và Nepal khoảng 25 thế kỷ trước (Tức khoảng 500 TCN).
Câu chuyện truyền thống bắt đầu với sự ra đời của Siddhartha Gautama ở Lumbini, Nepal, vào khoảng năm 567 TCN. Ông là thái tử của một vị vua, lớn lên trong tòa lâu đài sang trọng với sự bao bọc và che chở đầy chu đáo. Ông đã kết hôn với một hoàng hậu ở vương quốc kế bên và đã có một cậu con trai. Theo truyền thống đạo Phật, Gautama sẽ là người thừa kế của một vương quốc nhỏ thuộc vùng núi Himalaya, Ấn Độ. 
Thế nhưng, cuộc đời của chàng thái tử thực sự thay đổi khi ông 29 tuổi. Trong những chuyến đi xe ngựa bên ngoài cung điện của mình, lần đầu tiên ông nhìn thấy một người bệnh, sau đó là một ông già, sau đó là một xác chết. Điều này đã lay chuyển ông đến cốt lõi của con người, ông nhận ra rằng địa vị đặc quyền của mình sẽ không bảo vệ cũng như cứu giúp được những người thống khổ đó khỏi bệnh tật, tuổi già và cái chết. Khi ông nhìn thấy một người tìm kiếm tâm linh – một “tu sĩ” hành khất – niềm thôi thúc tìm kiếm sự bình yên trong tâm trí ông được nảy sinh.
“Ngài ngồi thiền bên dưới gốc “cây bồ đề” cho đến khi chứng ngộ. Từ đó trở đi, Ngài được gọi là 'Đức Phật'.”
Gautama đã trốn khỏi cung điện vào nửa đêm, bỏ lại đằng sau gia đình và tất cả những gì đang có. Ông du hành như một người không nhà, lang thang khắp miền bắc India, tìm một lối thoát khỏi khổ đau. Ông đã đến những ashram (đạo tràng Hindu) và ngồi dưới chân của của những guru (bậc thày tinh thần) nhưng không gì trả lời hoàn toàn cho câu hỏi về con đường giải thoát – luôn luôn vẫn có một số những không hài lòng tồn đọng. Không tuyệt vọng. Gautama quyết tâm tự mình tìm hiểu về chính sự đau khổ, cho đến khi ông tìm thấy một phương pháp dẫn đến giải thoát hoàn toàn. Ông đã trải qua sáu năm thiền định về bản chất, nguyên nhân và phương pháp chữa trị cho sự thống khổ của kiếp người. 
Cuối cùng, ông đã đi đến nghiệm thức rằng đau khổ không phải là do bất hạnh, chiến tranh, bệnh tật, tuổi già, hay bởi bất công xã hội, hay bởi ý tưởng tuỳ tiện, ngẫu nhiên nào của thần linh. Đúng hơn, đau khổ gây ra bởi những mô thức hành vi ứng xử của não thức của chính mỗi người. Thị kiến, hay cái nhìn sâu sắc, của Gautama là rằng bất kể não thức kinh nghiệm những gì, nó thường phản ứng với tham ái, tham ái và luôn luôn liên quan với bất mãn. Khi não thức trải nghiệm một gì đó khó chịu, nó khao khát thoát khỏi được những ray rứt bực dọc. Khi não thức trải nghiệm một gì đó dễ chịu, nó khao khát rằng niềm vui sẽ vẫn còn mãi, và sẽ tăng thêm. Do đó, não thức luôn luôn không hài lòng và không ngừng nghỉ. Điều này là rất rõ ràng khi chúng ta gặp những điều khó chịu như đau đớn. Chừng nào vẫn tiếp tục đau, chúng ta không hài lòng và làm tất cả những gì có thể để tránh nó. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta trải nghiệm những điều thú vị, chúng ta không bao giờ hài lòng. Hoặc chúng ta lo sợ rằng niềm vui có thể biến mất, hoặc chúng ta hy vọng rằng nó sẽ tăng thêm. Người ta mơ ước hàng năm để mong tìm thấy tình yêu nhưng hiếm khi hài lòng khi tìm được nó. Một số trở nên lo lắng rằng người yêu của họ sẽ bỏ đi; những người khác cảm thấy rằng họ đã thoả thuận khá nhanh chóng dễ dãi, và đáng lẽ đã có thể tìm thấy một người nào đó tốt hơn. Và tất cả chúng ta đều biết có những người xoay sở để làm cả hai. 
Ngay cả khi chúa trời có ban cho chúng ta nắng mưa, sự công bằng, sức khỏe, ấm no và sự may mắn, nhưng không ai trong số họ có thể thay đổi những mô hình não thức cơ bản của con người. Do đó, ngay cả những vị vua vĩ đại nhất cũng phải chịu sống trong cảm giác thấp thỏm lo lắng, liên tục chạy trốn đau buồn và khổ não, mãi mãi đuổi theo những lạc thú lớn hơn. 
Gautama thấy rằng có một cách để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này. Nếu khi não thức trải nghiệm một gì đó dễ chịu hay khó chịu, nó chỉ đơn giản là hiểu những sự vật việc như chúng hiện đang là, thì không có đau khổ. Nếu ta gặp nỗi buồn mà không bồn chồn ao ước rằng nỗi buồn biến ngay đi mất, bạn tiếp tục cảm thấy buồn nhưng bạn không phải khứng chịu vì nó đè nặng. Có thể thực sự có sự phức tạp đáng ngẫm nghĩ trong nỗi buồn. Nếu ta có kinh nghiệm vui sướng mà không thèm muốn rằng niềm vui kéo dài mãi và tăng thêm, ta tiếp tục cảm thấy niềm vui mà không mất đi sự bình an của não thức.
Nhưng làm thế nào để chúng ta có được não thức đi đến chấp nhận những sự vật, sự việc như chúng hiện đang là, mà không thèm muốn? Để chấp nhận nỗi buồn như nỗi buồn, niềm vui như niềm vui, nỗi đau như nỗi đau? 
Gautama phát triển một tập hợp những kỹ thuật thiền định để huấn luyện não thức trải nghiệm thực tại như nó là, với không tham ái. Những thực hành này huấn luyện não thức suy tưởng tập trung tất cả sự chú ý của mình vào câu hỏi, '‘Tôi đang trải nghiệm gì bây giờ?'’ Hơn là ‘'tôi đúng ra nên trải nghiệm gì bây giờ?”. Đó là khó khăn để đạt được trạng thái này của não thức, nhưng không phải không thể. Gautama đặt vững những kỹ thuật thiền định này vào trong một tập hợp gồm những quy tắc đạo đức có nghĩa là để làm cho nó dễ dàng hơn cho mọi người để tập trung vào kinh nghiệm chân thực và để tránh rơi vào những thèm khát và những hoang tưởng. Ông hướng dẫn cho những người theo học ông để tránh sát sinh, quan hệ tình dục bừa bãi và trộm cắp, vì những hành vi thế đó nhất thiết phải thổi bùng ngọn lửa tham ái (cho quyền lực, cho thú vui nhục dục, hoặc cho sự giàu có). Khi những ngọn lửa được dập tắt, thèm muốn được thay thế bởi một trạng thái thoả mãn toàn hảo và thanh thản tĩnh lặng thì đó là lúc chúng ta hoàn toàn được giải thoát khỏi tất cả đau khổ bởi trải nghiệm thực tại với rõ ràng đến cực điểm, sạch hết những hoang tưởng và ảo tưởng. Trong khi chúng ta rất có thể sẽ vẫn gặp phải những khó chịu và đau đớn, những kinh nghiệm đó không gây cho ta đau khổ. 
Bởi một người không tham ái sẽ không còn hứng chịu khổ đau nữa.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024