Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/12/2023 21:12 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Quite Luxury - Sai lầm giới trẻ thiếu hiểu biết


Dạo gần đây, có một xu hướng thời trang là Quiet Luxury và rất nhiều bạn trẻ theo đuổi phong cách này. 

Quiet Luxury khi dịch sát nghĩa ra tiếng Việt có nghĩa là giàu có thầm lặng. Những người giàu có lối sống này thường không thích phô trương sự giàu có thông qua vẻ bề ngoài, cho nên những sản phẩm họ mang trên người không trưng bày ra bên ngoài tên những thương hiệu nổi tiếng. Đây chính là điểm mấu chốt tại sao nhiều người trẻ thích phong cách này. Thực tế, bất kỳ ai cũng có thể tuỳ chọn những món đồ na ná với phong cách này trên các sàn thương mại điện tử. Chỉ cần bỏ chút thời gian nghiên cứu một chút về thời trang và tỉ lệ cơ thể và ăn mặt chỉn chu, thì đã có được vẻ bề ngoài ấy rồi. 
Mình hiểu, ai cũng có nhu cầu được thể hiện bản thân là mình giàu có vì xã hội này vận hành theo cách đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Nhiều nhân viên ở các cửa hàng đồ hiệu tỏ thái độ hoặc không tiếp đón nồng nhiệt với những người có vẻ bề ngoài bình thường. Thậm chí, những người có vẻ bề ngoài “không đẹp" bị phân biệt đối xử ngoài xã hội, họ là những người hiểu rõ tầm quan trọng của “vẻ bề ngoài” là như thế nào. Tâm lí này ăn sâu vào tư tưởng con người ở bất kì xã hội nào, đó là lí do vì sao nhiều người vẫn bị “Anna Bắc Giang" lừa bịp. 
Mình có hai câu chuyện kha khá giống nhau về việc một bên là bề ngoài Quiet Luxury và một bên là dùng sức nặng của đồng tiền. (Đây chỉ là một ví dụ mà mình được kể lại, mình không có ý kiến bôi nhọ ngành Y tế, vì mình biết ở đâu cũng có người tốt, kẻ xấu.)
Chị họ của mình bị khối u lành ở não cần đi phẫu thuật. Bình thường, chị vẫn đi điều trị ở bệnh viện tư để được hưởng những dịch vụ chất lượng tốt. Vì trường hợp của chị khá đặc biệt, nên chị được bác sĩ ở bệnh viện tư chuyển vào bệnh viện chuyên điều trị (bệnh viện này là bệnh viện công) các khối u ở não để đảm bảo an toàn. Vì là bệnh viện công, bệnh nhân đợi phẫu thuật khá là đông. Sau khi khám bệnh, bác sĩ ở đây cho chị nhập viện. Điều khiến chị bất ngờ là giường chị nằm là chiếc giường ngoài hành lang. Chị chợt nhớ ra, chị có quen biết với một người làm bác sĩ (bác này khá có tiếng trong ngành Y Tế), và chị liên hệ với người này. Chỉ sau một cuộc gọi, giường chị nằm ở hành lang bệnh viện trở thành giường phòng VIP, được các cô điều dưỡng và bác sĩ nhiệt tình giúp đỡ. 
Mẹ của bạn mình bị bệnh ở một bên mắt, bệnh viện ở địa phương xuất giấy nhập viện ở thành phố lớn. Ngày bạn dẫn mẹ lên thành phố khám bệnh, bạn chọn những bộ đẹp nhất và nhìn có vẻ “sang chảnh" nhất, kiểu thể hiện bản thân là “người có tiền". Bạn cũng hiểu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn", nên bạn cũng cố gắng hỏi hang đến nhà bác sĩ phẫu thuật cho mẹ, và gửi bác trước một số tiền nho nhỏ để bác ưu tiên mẹ. Khi ở bệnh viện, bạn cũng tỏ “thái độ" với những người làm ngành y tế, để người ta làm bất cứ thủ thuật nào trên người mẹ cũng phải dè chừng và cẩn thận. Kết quả thì sao, khi đến gần ngày mổ được chỉ định, mẹ bạn vẫn không phải là người được ưu tiên như kế hoạch ban đầu. 
Những ví dụ thế này nếu bạn để ý một chút, thì bạn sẽ thấy đâu đó trong cuộc sống thường nhật. 
Người giàu thật sự thì họ rất có khí chất. Khí chất này được di truyền nếu họ được sinh ra trong gia đình giàu có, lớn lên được thừa hưởng những vật chất mà người nhà họ đã nổ lực rất nhiều để có nó. Khí chất này còn có thể hình thành được nếu như họ giàu tự thân (tức là giàu lên qua một quá trình, chứ không phải giàu lên qua một đêm). Sự giàu có bền vững này chính là nền tảng của khí chất sang trọng. 
Nhiều người cảm thấy khó chịu vì nghe nói rằng người giàu rất chảnh choẹ và xem thường người khác, thái độ khinh người. Và hình như, những điều ta nghe có vẻ tiêu cực và một chiều. Thay vào đó, hãy nhìn nhận vấn để dưới một góc độ khách quan hơn. 
Bạn hay thấy người giàu khó tính, vậy bạn có điều gì khiến họ khó tính như vậy không? Lấy ví dụ từ khoang thương gia trên máy bay. Người giàu bỏ tiền ra để mua sự ưu tiên để họ có thêm thời gian và chất lượng chuyến đi tốt hơn, họ hiểu vì sao họ được ưu tiên. Nếu chất lượng dịch vụ không tốt và gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, họ có quyền được lên tiếng. 
Còn người nghèo thì sao? Họ dễ dàng bỏ qua những tiểu tiết vì nghĩ rằng, mình bỏ tiền ít thì thôi cũng đừng đòi hỏi. Nên khi có một sự cố xảy ra ở khoang hạng thường, họ cũng không có dám phàn nàn. Chỉ bực mình trong âm thầm. Họ có ít nhu cầu hơn được đòi hỏi hơn nên khi thấy người giàu phàn nàn về một vấn đề nào đó, họ sẽ nghĩ những người này là “có tiền muốn làm phiền thiên hạ"
Dừng lại ở đây một chút nhé! Không phải người giàu nào cũng lịch sự, và người nghèo nào cũng vô văn hoá. Ở một bài viết như thế này, mình chỉ nêu rõ một góc nhìn khác chứ mình không muốn vơ đũa cả nắm nhé! 
Mình đưa ra những ví dụ điển hình như vậy, bạn cũng hiểu nom na rằng là sức nặng đồng tiền ở đây có giá trị thực sự như thế nào trong cuộc sống. Quay lại về vẻ bề ngoài “Quiet Luxury". Giới trẻ thường chỉ quan tâm về việc sao cho người ta nhìn mình để người ta nghĩ mình là người giàu. Và nếu chỉ quan tâm tới vẻ bên ngoài mà quên đi cái giá trị cốt lõi bên trong, thì tầm nhìn của bạn bị giới hạn bởi những cái có vẻ chung chung, ai cũng có khả năng có được. Còn trải nghiệm thực sự về một món đồ có chất lượng thật sự và có giá trị thực sự về mặt tiền bạc thì bạn thì không có. 
Nếu quan tâm đến giới giàu có, chắc bạn biết Thái Công, một người với câu nói nổi tiếng: Kiến Thức, Kinh Nghiệm và Trải Nghiệm. Những điều đó tạo nên một con người có giá trị thực sự. 
Theo đuổi phong cách Quite Luxury không tạo nên một con người có giá trị. Cho nên nếu muốn theo đuổi phong cách này, bạn không thể nào thiếu một trong ba yếu tố mà Thái Công đề cập đến. 
Thiếu kiến thức bạn chẳng biết gì về thời trang thực sự. 
Thiếu kinh nghiệm và trải nghiệm, bạn chỉ mua một món đồ mà không hiểu được món đồ đó có giá trị thực sự gì khi mang lên cơ thể mình… 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024