Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/12/2023 21:12 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Sáu chiếc mũ tư duy (Six Thinking Hats)


Trong cuộc sống, hàng ngày chúng ta phải đối mặt với nhiều lựa chọn, từ những quyết định đơn giản như hôm nay ăn gì, mặc gì, … đến những quyết định gây ảnh hưởng lớn như lựa chọn bạn đời, hay ký hợp đồng trong kinh doanh. Phương pháp sáu chiếc mũ tư duy sẽ giúp những cá nhân và nhóm tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ để đưa ra quyết định hợp lý. 
Sáu chiếc mũ tư duy là gì? 
Sáu chiếc mũ tư duy ( six thinking hats) là một hệ thống tư duy được đưa ra bởi Edward de Bono. Sử dụng phép ẩn dụ về sáu chiếc mũ, phương pháp này được giảng dạy và sử dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới, chúng giúp ta “suy nghĩ như nào”, thay vì “suy nghĩ điều gì”. 
Theo De Bono, phương pháp này giúp mọi người trong nhóm tập trung vào một yếu tố mỗi một lần. Từ đó tránh tình trạng bất đồng quan điểm trong các cuộc họp. 
Mỗi chiếc mũ tượng trưng cho sáu màu khác nhau, mỗi màu đại diện cho một kiểu tư duy. Cụ thể như sau: 
1. Chiếc mũ trắng: thể hiện thông tin, dữ liệu thực tế. Khi đội chiếc mũ này, các nhóm sẽ thu thập những thông tin xác thực.
Những câu hỏi đặt ra khi sử dụng chiếc mũ này thường là:
chúng ta có những thông tin nào liên quan đến vấn đề này?
những thông tin đó có ý nghĩa gì?
những thông tin nào còn thiếu? làm sao để thu thập chúng?
2. chiếc mũ đỏ: cho phép mọi người bày tỏ cảm xúc, quan điểm cá nhân. Những ý kiến đó có thể là: 
“Tôi không nghĩ ý tưởng đó sẽ có hiệu quả’’
“Tôi có cảm giác không ổn về vấn đề này’’
“Tôi có linh cảm rằng nhu cầu về sản phẩm này sẽ giảm’’
Việc cân nhắc những vấn đề nảy sinh có thể giúp chuẩn bị tốt nhất để xử lý chúng. 
3. Chiếc mũ đen: phán xét, rủi ro và phòng ngừa. Nó có thể được xem như chiếc mũ tiêu cực, khi đội chiếc mũ này, chúng ta sẽ xét đến những rủi ro của một vấn đề. Mọi quyết định lớn đều tồn tại những điểm yếu. Nó có thể tiềm ẩn những thách thức và điềm xấu, nhưng việc dự trù trước và lên kế hoạch xử lý chúng sẽ giúp ta phòng tránh những mối đe dọa. 
4. Chiếc mũ vàng: đây là chiếc mũ tượng trưng cho năng lượng tích cực. Khi sử dụng chiếc mũ này, các nhóm sẽ cân nhắc những khía cạnh tốt của vấn đề, trong khi vẫn giữ được tính logic của nó. Tập trung vào mặt tốt của vấn đề có thể giúp họ xây dựng sự tự tin và tạo ra động lực chung. 
5. Chiếc mũ xanh lá: sáng tạo và đổi mới. Chiếc mũ này giúp cho những nhà thiết kế thỏa trí tưởng tượng phong phú của mình và tìm ra những ý tưởng mang tính quyết định. Không có một quan điểm tiêu cực nào tồn tại trong quá trình này. 
6. Chiếc mũ xanh dương: tầm nhìn. Chiếc mũ này thường được các lãnh đạo hay những người tổ chức cuộc họp sử dụng để nhìn lại toàn bộ quá trình trước đó, để rà soát và tìm ra điểm mạnh và yếu trước khi ra quyết định cuối cùng. 
Những lợi ích khi áp dụng Sáu chiếc mũ tư duy
- Kích thích tư duy song song
- Giảm thiểu số lần thảo luận
- Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề
Trình tự áp dụng những chiếc mũ có thể khác nhau tùy theo bạn lựa chọn. Tuy nhiên, thứ tự giúp cho cuộc thảo luận trơn tru hơn có thể là: 
1. xanh dương
2. đỏ
3. vàng
4. xanh lá
5. trắng 
6. đen
Ví dụ về Six Thinking Hats:
Một công ty may mặc nhận được thông tin rằng xu hướng màu sắc trong năm nay là xanh lá. Điều này làm dấy lên một câu hỏi, liệu họ có nên đi theo xu thế để phù hợp với thị hiếu, hay tiếp tục sử dụng màu xanh dương làm màu chủ đạo trong bộ sưu tập của họ, vốn đã rất thành công?
Một cuộc họp do các lãnh đạo cấp cao của tổ chức được diễn ra, để bàn bạc về vấn đề này. Tất cả đồng thuận sử dụng chiếc mũ Xanh dương để thảo luận về mục tiêu của cuộc họp như “ làm thế nào để tối ưu chi phí để tạo nên một bộ sưu tập hợp thời nhưng vẫn mang lại lợi nhuận? hay nếu quyết định dùng màu xanh thì nên có nên chọn màu xanh lá nhạt? 
Khi hoàn thành việc thảo luận với chiếc mũ xanh dương, họ chuyển sang chiếc mũ Đỏ. Ở bước này, họ đặt mình vào vị trí khách hàng và mỗi người đưa ra ý kiến cá nhân. Đối tượng khách hàng của họ sẽ là những ai? những đối tượng này sẽ ưu tiên xu hướng nào? Họ thu thập các lý do vì sao họ, với tư cách người tiêu dùng, lại chọn màu xanh lá thay vì xanh dương và ngược lại. Một vài ý kiến cho rằng màu xanh dương không bao giờ lỗi mốt, trong khi xanh lá là xu hướng theo mùa. 
Tiếp đến, họ chuyển qua chiếc mũ Vàng, tổng hợp các quan điểm tích cực rút ra từ hai luồng ý kiến trước đó. Một số lập luận rằng màu xanh lá cho cảm giác gần gũi với thiên nhiên, hay những người da sẫm hơn thể hiện xu hướng mặc màu xanh lá. Trong khi màu xanh dương lại phù hợp với những người tinh tế. Hơn nữa, xanh dương còn là màu của kinh doanh, nên những doanh nhân thành công thường chọn màu này. 
Cuộc thảo luận tiếp theo diễn ra khi họ đội chiếc mũ màu Xanh lá. Đây là lúc những nhà thiết kế thể hiện kỹ năng sáng tạo ưu việt của mình và trình bày những ý tưởng phá cách. Có thể nói, lúc này là “ sân khấu” dành cho những ý tưởng táo bạo và có thể tạo nên khác biệt so với các sản phẩm còn lại của thị trường. 
Sau đó là đến chiếc mũ trắng và họ sẽ thu thập những dữ liệu quan trọng nhất. Ở giai đoạn này, những thông tin cần thiết như xu thế màu sắc trong các năm qua, hay thế mạnh thương hiệu của họ so với những đối thủ cạnh tranh khác sẽ được xem xét.
Cuối cùng, họ sẽ đội chiếc mũ Đen và xét đến những khía cạnh tiêu cực và thách thức. Họ sẽ đặt câu hỏi và phản biện những ý tưởng tích cực và sáng tạo sau đó tập hợp lại những rủi ro có thể xảy ra để kịp thời tìm cách xử lý. Điều này giúp họ có một cái nhìn toàn diện nhất về vấn đề trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. 
Phương pháp này sẽ là một công cụ hữu ích giúp bạn đưa ra quyết định một cách thông thái và hợp lý. Nó có thể giúp xử lý tốt các vấn đề và cải thiện chất lượng cuộc sống.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024