Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/11/2023 10:11 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Dùng trực giác để đưa ra quyết định


Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên phải đưa ra quyết định, quyết định học trường học nào, quyết định chọn học ngành gì, quyết định làm công việc nào, quyết định chọn người yêu nào, và vô số quyết định khác dẫn đến cuộc sống của bạn hiện tại ngày hôm nay.
Với tôi định nghĩa thì có 2 loại quyết định, là quyết định theo bản ngã và quyết định theo trực giác. Quyết định theo trực giác mà tôi muốn nói đến ở đây là loại trí tuệ cao. Nhưng trước tiên tôi muốn phân tích rõ sự khác nhau của hai loại quyết định này và sau đó là làm sao để có thể phát triển loại trí tuệ của trực giác đó.
Vậy quyết định theo bản ngã là gì?
 
Quyết định theo bản ngã, là theo những gì mà chúng ta thường được học ở trong quá khứ mang tính lý trí logic, dựa vào ai đó để đưa ra những quyết định, . Quyết định theo cảm xúc, có thể cảm xúc lúc vui, hưng phấn hoặc có thể lúc buồn, lo lắng, quyết định bởi những áp lực. Những quyết định đó mang tính nghi ngờ tiêu cực, không tin tưởng vào khả năng của bản thân.
Còn quyết định theo trực giác là gì?
Là quyết định dựa theo những điều trái ngược bởi bản ngã, nó tự do bay bổng, trong đó không có tính chỉ tiêu về thời gian, môi trường, áp lực hay so sánh. Nó mang tính chất sáng tạo khác biệt hơn người khác. Nó không có sự do dự hay phân vân, bạn cũng không thể biết nó chính xác ra sao nhưng bạn hoàn toàn tin vào quyết định đó, dù cho kết quả đó thế nào đi nữa.
Kết quả của hai loại quyết định
Bản ngã: thường dẫn đến quyết định sai lầm, cảm giác không tự hào về quyết định đó. Bản ngã thường không mang lại nhiều tính sáng tạo cá nhân, không mang lại hiệu quả được tối ưu.
Trực giác: thường cảm nhận được sự tự tin vào kết quả, dễ chịu với kết quả. Trực giác thường dẫn đến những quyết định đột phá, làm thay đổi hoặc cải thiện một tình huống, sản phẩm, hoặc chiến lược kinh doanh. Những quyết định như vậy có thể mang lại thành công nhanh chóng và lợi nhuận lớn. Trực giác thường đưa đến sự sáng tạo, giúp người ra quyết định tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới, hoặc phương pháp làm việc mới mà không ai trước đó đã thực hiện.Trực giác thường giúp trong việc giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nó có thể là một cách nhìn nhận vấn đề từ góc độ mới hoặc tìm ra giải pháp mà không cần phải đi qua các bước phân tích chi tiết.
Làm thế nào để phát triển trực giác để đưa ra những quyết định đúng đắn?
Trong mỗi chúng ta đề có trực giác hay còn gọi là giác quan thứ 6 này, chỉ có điều là nó có được bạn phát hiện ra hay nó có được phát triển hay không.
Những kinh nghiệm cá nhân của tôi để phát triển trực giác:
Tâm trí bình tĩnh, thiền định quay về với hơi thở, buông xuôi tất cả mọi thứ xuống, buông xuôi những ham muốn của cá nhân xuống.
Thiền quan sát những suy nghĩ đang diễn ra trong tâm trí, khi những nỗi sợ đến, định kiến nó đến với tôi, phát hiện và  không phán xét nó, chỉ quan sát, quan sát đủ lâu, nỗi sợ sẽ dần dần tan biến. Khi lo lắng, áp lực biến mất, tâm trí bình tĩnh là lúc trực giác của bạn trở nên nhạy bén. Nên nhớ là nếu có ý muốn cố gắng tìm kiếm một trực giác thì cũng quan sát nó, để lòng tham trực giác nó cũng phải buông xuôi. 
Ghi lại nhật ký mỗi ngày, những suy nghĩ, những chuyện, những vấn đề mà bạn gặp phải. Là một cách để hiểu rõ và định hình tính cá nhân của bản thân. 
Đặt niềm tin vào bản thân, trở về với chính bạn, hãy là chính bạn. Điều này rất quan trọng, vì khi trở về với chính bạn, bạn là con người của bạn, mỗi người có những hoàn cảnh riêng, điểm khác biệt riêng, không bị ảnh hưởng bởi người khác, không để ý kiến của người khác tác động lên bạn, cuộc đời bạn thì bạn là người đưa ra quyết định cuối cùng, những ý kiến khác chỉ nên tham khảo, và cũng chỉ có bạn mới là người hiểu bạn rõ nhất.
Đặt một câu hỏi tự vấn cho bản thân về vấn đề của bạn “tôi phải làm như thế nào?”, rồi hãy quên nó đi. Câu trả lời tự đến bất cứ lúc nào. ( Nếu đây là quyết định lâu dài) 
Cơ thể khỏe mạnh, tập thể thao để giải phóng năng lượng tiêu cực ra khỏi cơ thể, đạp xe, chạy bộ, yoga,….
Quan sát thể giới xung quanh bạn.
Đi đến những nơi yên tĩnh hoặc có nhiều cây cối, đến những nơi mới lạ.
Cuối cùng là bạn không cần rập khuôn và những lời khuyên của tôi, mà tin vào viên ngọc chỉ dẫn ở trong bạn. Bạn không cần nghe theo bất cứ khái niệm nào hết. Và buông bỏ ý muốn trở nên tốt hơn, bởi vì ý muốn trở nên tốt hơn chính là rào cản bạn nhận ra mọi thứ, Hãy cứ như mặt hồ tĩnh lặng. Viên ngọc trực giác của ta vốn tỏa sáng nhưng bị che mờ bởi ham muốn.
Những câu nói của người nổi tiếng về trực giác
Albert Einstein: "Logic sẽ đưa bạn từ A đến B. Trực giác sẽ đưa bạn mọi nơi."
Steve Jobs: "Trực giác là điều tôi tin tưởng nhiều hơn là logic hay nhận thức."
Carl Jung: "Trực giác là khả năng hiểu biết không thông qua lý trí."
Nikola Tesla: "Tôi không làm bất kỳ thí nghiệm nào trước. Tôi thấy chúng trong tâm trí tôi. Sau đó, tôi thử nghiệm.
"Eleanor Roosevelt: "Trực giác là một cái gì đó nói với bạn khi bạn phải làm điều gì đó nhưng bạn không thể giải thích tại sao.
"Dalai Lama: "Trực giác là sự hiểu biết không cần giải thích.
"Ralph Waldo Emerson: "Trực giác là sự đánh thức của trí tuệ nằm nằm sâu bên trong.
"Vincent van Gogh: "Trực giác là một cách nhìn vào cái gì đó và thấy điều gì đó mà người khác không thể thấy.
"Isaac Newton: "Tôi cảm nhận mình như một đứa trẻ chơi trên bờ biển và tìm thấy hòn biển dáng đẹp hơn bất kỳ hòn biển nào tôi từng có được, trong khi biển tri thức bao la nằm trước tôi.
"Oprah Winfrey: "Tôi luôn tin tưởng vào trực giác của mình. Đôi khi bạn không thể lý giải tại sao bạn cảm thấy như vậy, nhưng trực giác thường mang lại những quyết định đúng đắn nhất."
Chúc bạn nhận được những điều hữu ích, luôn bình an trong cuộc sống.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024