Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/09/2023 21:09 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 135/190 (71%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1845
Được cảm ơn: 6
Bí quyết giới thiệu bản thân ấn tượng cho buổi phỏng vấn xin việc


Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội

Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng trước khi bắt đầu giới thiệu về bản thân mình bạn nên cảm ơn nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn. Bạn chỉ cần câu cảm ơn ngắn gọn trước khi đi vào các nội dung khác. Điều này vừa thể hiện thái độ cầu thị với công việc, vừa giúp bạn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Có thể áp dụng mẫu sau:  

"Em chào anh/chị. Trước tiên em xin được cảm ơn anh/chị đã cho em cơ hội được tham gia buổi phỏng vấn này.”

Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội
Cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội

Giới thiệu thông tin cá nhân

Ngay sau khi cảm ơn, bạn sẽ bắt đầu giới thiệu về họ tên của mình. Bất cứ ai trong cuộc gặp gỡ nào cũng đều muốn biết bạn tên là gì, xưng danh ra sao. Đặc biệt hãy luôn thể hiện phong thái tự tin,  tươi cười trong buổi phỏng vấn.

Ví dụ bạn có thể giới thiệu mình như sau:

Em tên là x, họ tên đầy đủ của em là xxxx."

Bạn cũng có thể thêm yếu tố hài hước gây cười vào đoạn giới thiệu của mình:

"Em chào anh chị. Em xin được tự giới thiệu em tên là Dung. Họ tên đầy đủ của em là Phạm Kim Dung, bí danh là Dung bồng bềnh. Còn vì sao em có bí danh này thì anh/chị cứ nhìn ngoại hình của em là biết ạ."

Việc giới thiệu về năm sinh của mình cũng là cần thiết trong buổi phỏng vấn, vì khi biết về năm sinh của bạn, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xưng danh với bạn hơn.

Ngoài ra theo văn hóa Việt Nam thì việc xưng danh theo tuổi tác cũng rất quan trọng. Biết năm sinh, việc xưng danh sẽ thể hiện sự tôn trọng và phép lịch sự cơ bản.

Tự tin trả lời bằng cách chuẩn bị lời giới thiệu bản thân trước đó

Tự tin trả lời bằng cách chuẩn bị lời giới thiệu bản thân trước đó

Tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì?

Mặc dù trong tay nhà tuyển dụng đã có  của bạn và để ngay trước mặt nhưng việc để ứng viên tự giới thiệu về trường học và chuyên ngành cũng là một cách nhà tuyển dụng tôn trọng ứng viên.

Với sinh viên mới ra trường bạn có thể giới thiệu về trường và chuyên ngành theo mẫu sau:

"Thưa anh/chị. Em vừa tốt nghiệp đại học... chuyên ngành và đang tìm kiếm công việc đầu tiên. Em là một người thích du lịch, hướng ngoại và ham học hỏi. Em muốn được làm việc ởmột nhân viên... Và, em sẽ rất vui nếu có cơ hội hợp tác cùng công ty trong thời gian tới."

Kinh nghiệm làm việc, các hoạt động đã tham gia

Giới thiệu về kinh nghiệm làm việc của bản thân là một trong những bước quan trọng nhất. Đây cũng là một trong những điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất.

Tuy nhiên, với các bạn sinh viên mới ra trường có ít kinh nghiệm, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm nhiều đến các hoạt động ngoại khóa của các bạn. Điều quan trọng bạn cần chỉ ra những phẩm chất, kiến thức từ các hoạt động ngoại khóa phù hợp với công việc ứng tuyển ra sao.

Với người đã có kinh nghiệm, hãy điểm ra những kinh nghiệm tích lũy được qua những công việc đã từng làm trong quá khứ. Chú ý nhấn mạnh tới những kinh nghiệm liên quan tới công việc mà bạn đang ứng tuyển và định hướng sử dụng những kinh nghiệm có sẵn ấy đầu tư cho công việc sau này. Đây là một điểm cộng thể hiện sự chuyên nghiệp và tâm huyết của bạn đối với công việc trong mắt nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm làm việc là một yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm

Kinh nghiệm làm việc là một yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm

Điểm mạnh, điểm yếu

Hầu như bất cứ cuộc phỏng vấn nào nhà tuyển dụng cũng yêu cầu bạn giới thiệu về của mình. Đây là câu hỏi thường gặp nên hầu hết các bạn đều có sự chuẩn bị. Với các bạn sinh viên mới ra trường điểm này sẽ rất quan trọng, đây là điểm nhấn để nhà tuyển dụng có thêm cân nhắc lựa chọn người phù hợp với vị trí họ đang tuyển dụng hơn.

 Để gây ấn tượng trong câu hỏi này, bạn kể về trường hợp mà bạn vận dụng được điểm mạnh của mình và với điểm yếu hãy kể về cách khắc phục. Ví dụ:

“Điểm yếu của em là sắp xếp công việc chưa hợp lý. Để khắc phục điều này, em đã lập thời gian biểu chi tiết cho từng công việc và cài đặt nhắc nhở để hoàn thành đúng hạn.”

Mong muốn và nguyện vọng nếu ứng tuyển thành công

Bạn có thể trình bày rất nhiều về mong muốn và nguyện vọng nếu ứng tuyển thành công. Có thể là mong muốn về vị trí làm việc, về thời gian làm việc, về thu nhập... tuy nhiên TopCV đưa ra một gợi ý dành cho bạn đó là, bạn hãy trình bày về cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

Bạn có thể hỏi về các khóa đào tạo chuyên sâu, về việc học thêm các kỹ  năng khác để phục vụ công việc... Hầu như mong muốn này sẽ được rất nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Nhắc lại phần cảm ơn trước khi kết thúc buổi phỏng vấn

Dù là phỏng vấn trực tiếp hay phỏng vấn online thì cách kết thúc tuyệt vời nhất chính là gửi lời cảm ơn. Việc cảm ơn trước khi kết thúc buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Họ cũng sẽ đề cao sự chuyên nghiệp của bạn hơn. Mẫu có thể áp dụng:

“Cảm ơn anh/chị đã tạo cơ hội và dành thời gian phỏng vấn em. Em rất mong sẽ cơ hội được hợp tác cùng anh/chị trong thời gian sắp tới” 

Cảm ơn cuối buổi phỏng vấn là một cách tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024