Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/07/2023 00:07 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt - Nhân viên y tế


Nhân viên y tế là những người có nhiệm vụ hướng dẫn, chăm sóc sức khỏe của người dân. Vì tính chất công việc phải tiếp xúc với người bệnh thường xuyên nên nhân viên y tế chính là đối tượng dễ bị phơi nhiễm do tai nạn rủi ro nghề nghiệp nhất. Hãy cùng tìm hiểu các loại vắc xin cần tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt này trong bài dưới đây nhé!

Các nhân viên y tế luôn phải đối diện với nhiều rủi ro về bệnh lây nhiễm như: Cúm, sởi, thủy đậu, viêm gan B, viêm gan C,... Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng tránh được các bệnh nguy hiểm trên. Bài viết sau đây của trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ giới thiệu 6 loại vắc xin cần thiết để tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt là nhân viên y tế.

Vì sao nhân viên y tế cần được tiêm chủng vắc xin?

Theo Tổ chức y tế thế giới, nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhân viên hành chính tại bệnh viện, sinh viên y khoa, tình nguyện viên bệnh viện,...) là thành phần vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế chất lượng, hướng tới Bao phủ sức khỏe toàn dân (UHC) và đạt được các Mục tiêu phát triển (SDGs) liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên, họ cũng chính là những người thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố dịch bệnh, nguy hại, làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh do nghề nghiệp.

Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt 1

Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt là nhân viên y tế rất quan trọng

Nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm cao hơn

Nguy cơ lây nhiễm của nhân viên y tế bắt nguồn từ các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng,...) tồn tại trong cơ thể bệnh nhân, chất thải y tế, phương tiện trung gian, kết hợp với các điều kiện đặc thù như quá tải, cấp cứu, trực đêm,... sẽ gây ra tình trạng lây nhiễm bệnh thông qua các đường máu, đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp. Trong đó, máu là yếu tố lây nhiễm phổ biến nhất đối với nhân viên y tế. Các tai nạn rủi ro nghề nghiệp thường là do kim tiêm, các vật sắc nhọn bị nhiễm khuẩn.

Theo tạp chí y học dự phòng, ước tính hàng năm trên thế giới có 3 triệu nhân viên y tế tiếp xúc với đường máu có thể lây nhiễm các bệnh HBV, HCV, HIV. Một thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), năm 2000 có 384 000 tổn thương qua da xảy ra với nhân viên y tế bệnh viện, có khoảng 1% nhân viên y tế bị nhiễm viêm gan siêu vi C và 800 người nhiễm viêm gan siêu vi B đều là do phơi nhiễm nghề nghiệp.

Nhân viên y tế được tiêm chủng để bảo vệ bản thân và cộng đồng

Việc lây nhiễm nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến bản thân nhân viên y tế mà còn có thể trở thành nguồn truyền bệnh cho chính gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh. Chính vì thế, vắc xin là chìa khóa may mắn giúp các nhân viên y tế phòng ngừa được bệnh. Hiện nay, việc tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt này là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, với mục đích thông qua vắc xin giúp cơ thể tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch để chống lại các bệnh truyền nhiễm. Từ đó có thể kiểm soát được rủi ro lây nhiễm nghề nghiệp và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

6 loại vắc xin cần tiêm chủng cho nhân viên y tế

Vắc xin phòng bệnh Viêm gan B

Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan và các vấn đề sức khỏe khác. Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm gấp từ 50 - 100 lần, do đó việc tiêm chủng vắc xin này là hết sức cần thiết đối với các nhân viên y tế.

Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt 2

Tiêm chủng vắc xin viêm gan B là hết sức cần thiết đối với các nhân viên y tế

Vắc xin phòng bệnh Cúm

Bệnh cúm xuất hiện là do virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp. Một số trường hợp cúm có thể gây ra nguy hiểm với những biến chứng nặng, cần nhập viện hay thậm chí dẫn đến tử vong. Một nghiên cứu tổng hợp năm 2009 về nhiễm cúm A (H1N1) cho kết quả nhân viên y tế có khả năng bị nhiễm bệnh cao gấp hai lần so với các ngành nghề khác.

Trung tâm Phòng và kiểm soát bệnh tật của Mỹ (CDC) khuyến nghị tất cả người trưởng thành nên chủng ngừa cúm hàng năm, tốt nhất là trước thời điểm mùa cúm xảy ra. Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt chẳng hạn như nhân viên y tế là cách hữu hiệu nhất để phòng ngừa căn bệnh này.

Vắc xin phòng bệnh Thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây lan trực tiếp hay gián tiếp. Nhiều người nghĩ bệnh thủy đậu ngoài da không gây nguy hiểm, tuy nhiên bệnh này có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo Hội Y học Dự phòng Việt Nam cho biết, riêng năm 2018 thống kê có đến 31 000 ca thủy đậu được ghi nhận trên cả nước. Vì vậy, tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu là bệnh pháp tối ưu cho tất cả mọi người, bao gồm cả nhân viên y tế.

Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella

Một nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy các nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm sởi cao gấp 13 lần so với người bình thường. Và mặc dù quai bị và rubella có xu hướng ít nghiêm trọng hơn nhưng nhân viên y tế cần chủng ngừa 3 loại bệnh này để giảm nguy cơ mắc bệnh từ các bệnh nhân. Ngày nay đã có vắc xin kết hợp giúp ngăn ngừa cùng lúc 3 bệnh sởi, quai bị và rubella rất an toàn và thuận tiện.

Vắc xin phòng Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván

Từ năm 2015, tại Việt Nam liên tục ghi nhận số lượng ca mắc do bạch hầu, ho gà, uốn ván có xu hướng gia tăng và dịch bệnh có thể trở lại. Do đó, dù mọi người đã tiêm ngừa nhưng nếu không tiêm nhắc lại vẫn có khả năng mắc bệnh.

Để bảo vệ cơ thể xuyên suốt, WHO khuyến cáo tất cả mọi người nên thực hiện các mũi tiêm nhắc lại với vắc xin phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván. Trong đó, tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt là các nhân viên y tế vô cùng cần thiết để giảm việc mắc cũng như lây lan bệnh.

Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt 3

Khuyến cáo tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván

Vắc xin phòng các bệnh do não mô cầu khuẩn

Nhân viên y tế có thể bị lây nhiễm viêm màng não trực tiếp qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Đây là bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao, vì vậy, tất cả mọi người kể cả nhân viên y tế nên đăng ký tiêm vắc xin này để bảo vệ không chỉ chính sức khỏe của bản thân mà còn là cả cộng đồng.

Một số điều cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, dưới đây là một vài thông tin mà bạn cần lưu ý sau khi tiêm vắc xin:

  • Ở lại để được theo dõi: Bạn cần ở lại tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng để được theo dõi tình hình sức khỏe. Sau khi chờ theo dõi, nếu không có biểu hiện bất thường bạn có thể ra về và tự theo dõi sức khỏe tại nhà.
  • Lường trước một số tác dụng phụ: Một số tác dụng có thể xuất hiện cho thấy hệ miễn dịch đang làm việc để tạo ra kháng thể chống lại virus. Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ,... là những tác dụng phụ hầu hết mọi người đều gặp. Tuy nhiên nếu có các dấu hiệu nặng hơn hoặc bất thường như sốt cao, co giật, da tím tái,... cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
  • Chế độ dinh dưỡng: Sau khi tiêm vắc xin, đối tượng tiêm chủng cần uống nhiều nước và bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, D, C, E và kẽm để tăng cường sức đề kháng, biệt hóa tế bào miễn dịch. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,... không ăn các loại thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa để không gây ức chế miễn dịch và tăng phản ứng viêm có hại cho cơ thể.
Tiêm chủng cho nhóm đối tượng đặc biệt 4

Cần theo dõi tình trạng sức khỏe sau khi tiêm chủng

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024