Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/07/2023 19:07 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Ung thư vòm họng: Bệnh lý ác tính các tế bào niêm mạc vòm mũi họng


Ung thư vòm họng là bệnh lý ác tính các tế bào niêm mạc vòm mũi họng. Bệnh thường phát hiện muộn do đặc điểm về giải phẫu dẫn đến khó khám và hiểu biết về bệnh của người dân còn thấp.

Tìm hiểu chung

Ung thư vòm họng là gì? 

Ung thư vòm họng là một loại ung thư đầu cổ hiếm gặp. Nếu được điều trị sớm và kịp thời, bệnh có tiên lượng tốt. Tuy nhiên, ngay cả ở giai đoạn muộn thì việc điều trị cũng đưa lại kết quả khả quan trong việc nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sống ở người bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hầu hết bệnh nhân ung thư vòm họng thường vào khoảng 30 – 50 tuổi.

Ung thư vòm họng được phân chia theo giai đoạn từ giai đoạn 0 (giai đoạn sớm nhất) đến giai đoạn IV (giai đoạn nặng nhất):

  • Giai đoạn 0 được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.

  • Giai đoạn I là ung thư vòm họng giai đoạn đầu chưa di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận xa của cơ thể.

  • Giai đoạn II là ung thư vòm họng có thể đã lan đến các mô và hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa lan đến các bộ phận xa của cơ thể.

  • Giai đoạn III và IV được coi là nâng cao hơn vì kích thước khối u, mức độ lan rộng đến các mô lân cận, các hạch bạch huyết.

  • Nếu ung thư vòm họng quay trở lại, nó được gọi là ung thư tái phát.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vòm họng

Giai đoạn sớm:

  • Đau đầu âm ỉ, không thành cơn;

  • Ù tai: Đa số một bên, ù như tiếng ve kêu;

  • Ngạt mũi một bên lúc nặng lúc nhẹ, đôi khi xì ra máu mũi.

Các triệu chứng lâm sàng này rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của các loại bệnh nội khoa, thần kinh,… Tuy nhiên, các triệu chứng của ung thư vòm họng thường ở cùng bên và tăng dần. Các phương pháp điều trị như chống viêm, chống đau không đỡ.

Giai đoạn muộn:

  • Đau đầu tăng lên dữ dội, liên tục, có điểm đau khu trú;

  • Ù tai liên tục, thính giác giảm nghe kém, thường có thương tổn thực thể màng nhĩ bên bệnh, có thể điếc;

  • Ngạt mũi liên tục, chảy mủ mũi. Nếu muộn, bệnh nhân chảy mủ lẫn máu lờ lờ như máu cá;

  • Nổi hạch góc hàm;

  • Triệu chứng mắt: Do u chèn ép, tổn thương thần kinh chi phối vận động của nhãn cầu: Lác, nhìn đôi, sụp mi, giảm hoặc mất thị lực.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến ung thư vòm họng

Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng cho tới nay chưa được xác định rõ ràng.

Vi rút

Từ 1980 Degranges, Dethe’, Micheau, Hồ, Zang cho thấy bệnh này có liên quan đến Virus Epstein – Barr (E.B.V). Người ta thấy tỷ lệ kháng thể kháng Virus Epstein – Barr và IgA/ EA dương tính cho phép chẩn đoán sớm ung thư vòm họng loại ung thư biểu mô không biệt hóa. Ở Việt Nam, theo giáo sư Phan Thị Phi Phi cũng thấy tỷ lệ IgA/ VCA dương tính 96% trên những bệnh nhân ung thư vòm họng loại ung thư biểu mô không biệt hóa.

Môi trường – thức ăn và cách chế biến

Kiều dân Trung Quốc di tản sang Mỹ ít bị ung thư vòm họng nhiều hơn ở trong nước, làm cho người ta nghĩ tới vai trò của yếu tố môi trường tác động đến bệnh này. Tổn thương chức năng tế bào lympho T kèm theo nhiễm EBV mạn tính là 2 yếu tố có nguy cơ cao đã được xác định.

Trong các thức ăn chế biến qua các khâu lên men như rượu, bia, cà muối, dưa muối, xì dầu, nước mắm có chứa chất nitrosamine. Chất này có liên quan đến một số loại ung thư, trong đó có ung thư vòm họng.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải ung thư vòm họng?

Những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư vòm họng bao gồm:

  • Tiền sử hút thuốc lá, uống rượu;

  • Có tiền sử gia đình cũng bị ung thư vòm họng;

  • Hầu hết bệnh nhân ung thư vòm họng thường ở độ tuổi từ 30 – 55, chiếm tỷ lệ 70%;

  • Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới. Tỷ lệ nam/ nữ = 2,5/ 1.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng như:

  • Tia xạ;

  • Thực phẩm có chứa nhiều muối hoặc lên men: Cá muối, dưa muối, bia... Hoặc do ăn trầu hay ăn ít rau quả tươi.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư vòm họng

Chẩn đoán xác định ung thư vòm họng nhất thiết phải có sự khẳng định bằng mô bệnh học. Trên thực tế, ung thư vòm họng thường được chẩn đoán dựa vào 3 phương pháp: Lâm sàng, tế bào học và chẩn đoán hình ảnh.

Bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi về các triệu chứng, tiền sử bệnh và tiền sử gia đình của bạn, đồng thời tiến hành khám sức khỏe. Điều này sẽ mang lại một cái nhìn chi tiết về tai, mũi và cổ họng của bạn. Hầu hết bệnh nhân ung thư vòm họng đều có khối u ở cổ. Đây là dấu hiệu cho thấy ung thư đang di căn đến các hạch bạch huyết.

Các xét nghiệm hình ảnh có thể giúp phát hiện ung thư vòm họng hoặc xác định xem nó có di căn hay không. Các xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm:

Chẩn đoán tế bào học.

Chẩn đoán mô bệnh học là xét nghiệm bắt buộc phải có để xác định chẩn đoán.

Chẩn đoán hình ảnh như X-quang tư thế Hirtz, Blondeaux; CT scan hoặc MRI vòm và sọ não; Siêu âm vùng cổ; Xạ hình xương, xạ hình thận…

Chụp PET/ CT với 18F-FDG trước điều trị để chẩn đoán u nguyên phát, chẩn đoán giai đoạn bệnh; chụp sau điều trị để theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn; mô phỏng lập kế hoạch xạ trị.

Xét nghiệm miễn dịch tìm virus Epstein Barr như IgA/ VCA, IgA/ EBNA… công thức máu, sinh hóa, điện tim… đánh giá tình trạng toàn thân.

Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u (tumor marker): SCC; Cyfra 21-1; CEA; CA 19-9 nhằm theo dõi đáp ứng điều trị, theo dõi, phát hiện tái phát, di căn xa.

Xét nghiệm sinh học phân tử: Giải trình tự gen nhiều gen.

Phương pháp điều trị ung thư vòm họng hiệu quả

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Nó thường là một phần của phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu.

Xạ trị chiếu ngoài bằng máy gia tốc theo kỹ thuật thông thường (3D). Nếu có phần mềm chuyên dụng thì tốt nhất nên xạ trị theo kỹ thuật điều biến liều (IMRT), xạ trị điều biến thể tích (VMAT) nhằm giảm thiểu các biến chứng của tia bức xạ. Nó có thể gây ra ít tác dụng phụ hoặc biến chứng hơn so với điều trị bằng bức xạ thông thường vào mũi họng, có thể dẫn đến:

Khô miệng;

Viêm niêm mạc miệng và cổ họng;

Mù lòa;

Chấn thương thân não;

Sâu răng.

Hóa trị và điều trị đích

Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Bản thân nó thường không hữu ích cho việc điều trị ung thư vòm họng. Nhưng nó có thể giúp bạn sống lâu hơn khi kết hợp với xạ trị hoặc thuốc sinh học.

Phẫu thuật 

Phẫu thuật cắt bỏ khối u thường không được thực hiện vì vị trí của khối u gần dây thần kinh và mạch máu. Nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt và các cấu trúc lân cận khác.

Không phải tất cả những người bị ung thư vòm họng đều có thể phẫu thuật. Bác sĩ sẽ xem xét vị trí và giai đoạn của khối u khi thảo luận về các lựa chọn điều trị của bạn.

Điều trị miễn dịch

Thuốc điều trị miễn dịch bao gồm các kháng thể đơn dòng như: Cetuximab (Erbitux), pembrolizumab (Keytruda) và nivolumab (Opdivo). Thuốc sinh học hoạt động khác với thuốc hóa trị và có thể được sử dụng thường xuyên hơn trong các trường hợp ung thư giai đoạn muộn hoặc tái phát.

Liệu pháp giảm nhẹ 

Mục tiêu của điều trị giảm nhẹ là kiểm soát các triệu chứng liên quan đến ung thư và điều trị ung thư và làm cho bạn thoải mái nhất có thể.

Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư vòm họng

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • 3 năm đầu cần khám lại 3 tháng/lần những năm tiếp theo 6 - 12 tháng/lần.

Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tham khảo chế độ dinh dưỡng từ chuyên gia y tế.

Phương pháp phòng ngừa ung thư vòm họng hiệu quả

Nhiều trường hợp ung thư vòm họng không thể ngăn ngừa được, nhưng thực hiện các bước sau có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vòm họng:

  • Tránh cá và thịt ướp muối;

  • Không hút thuốc;

  • Không uống nhiều rượu.

 
Nguồn tham khảo
  1. Quyết định số 1514/QĐ-BYT ngày 01/04/2020 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu

  2. Bài giảng Ung thư học, Trường Đại học Y Hà Nội

  3. https://www.healthline.com/

  4. https://www.mayoclinic.org/

  5. https://www.medicalnewstoday.com/

  6. https://www.webmd.com/

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024