Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/07/2023 19:07 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến tụy Một số biểu hiện sớm nhất của căn bệnh nguy hiểm này mà khi có thì bạn nên sớm đi thăm khám: Đau lưng: Đột nhiên xuất hiện triệu chứng đau lưng, cơn đa


Tuyến nước bọt gồm 3 đôi tuyến lớn: Tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Nang tuyến là đơn vị cấu tạo của tuyến, tiểu thuỳ do một số nang tuyến hợp thành, giữa các tiểu thuỳ có xen kẽ tổ chức liên kết mỏng. Thành phần, số lượng và độ pH của nước bọt thay đổi theo tuổi, bệnh tại chỗ và cơ quan tiêu hoá. Khi rối loạn phản xạ thần kinh dẫn đến tiết nước bọt theo phản xạ có điều kiện sẽ mất cân bằng gây giảm hoặc tăng tiết. Các tuyến nước bọt tham gia nhiều quá trình, chức năng quan trọng: Tiêu hoá thức ăn, bài tiết, điều tiết môi trường miệng, chống quá trình lên men, viêm nhiễm.

Tìm hiểu chung

Ung thư tuyến nước bọt là gì? 

Ung thư tuyến nước bọt là tình trạng các khối u ác tính xuất hiện ở các vùng thuộc đầu cổ. Các khối u có thể được bắt gặp ở những vị trí: Lưỡi, phần dưới hàm, mang tai, niêm mạc đường hô hấp,...

Tuyến nước bọt là nơi tạo ra nước bọt và tiết nước bọt. Nước bọt giúp tiêu thụ thức ăn bằng cách nhai và nuốt, làm sạch vùng miệng. Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người bằng cách gây rối loạn các tế bào tuyến nước bọt.

Tuyến mang tai thường xuất hiện khối u tuyến nước bọt nhất. Điều trị ung thư tuyến nước bọt thường liên quan đến phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Ung thư tuyến nước bọt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nắm bắt các thông tin chính xác về ung thư tuyến nước bọt, nguyên nhân và cách phòng tránh sẽ giúp có một sức khỏe.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và khả năng sống sót thấp. Các dấu hiệu và triệu chứng:

  • Có khối sưng ở miệng, má, hàm hoặc cổ;

  • Đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ mà không đỡ;

  • Kích thước hoặc hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hoặc cổ trước khi có khối u có sự khác biệt;

  • Tê một phần khuôn mặt;

  • Yếu cơ ở một bên mặt;

  • Khó mở miệng rộng hơn và khó nuốt;

  • Miệng cảm thấy khó chịu, đau nhức thường xuyên;

  • Cảm thấy đau khi ăn uống;

  • Có dịch bất thường chảy ra từ tai;

  • Tuyến nước bọt đau dai dẳng không khỏi.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như trên, cần nên gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phát hiện ra các triệu chứng bất thường khi ung thư tuyến nước bọt đã ở giai đoạn cuối.

Tác động của ung thư tuyến nước bọt đối với sức khỏe

Ung thư tuyến nước bọt trải qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn I: Tế bào ung thư mới bắt đầu xuất hiện và người bệnh chưa cảm nhận được bất cứ một biểu hiện nào;

  • Giai đoạn II: Tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lây lan sang một số vùng lân cận;

  • Giai đoạn III: Tế bào ung thư phát triển mạnh và bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức và khó chịu;

  • Giai đoạn IV: Khả năng chữa trị cũng như cơ hội sống sót thấp.

Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh nguy hiểm và thường thì bệnh nhân phải tới giai đoạn bệnh nặng với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng mới phát hiện ra bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng và khi ung thư phát triển, lan rộng hoặc đã di căn thì rất khó để điều trị khỏi bệnh và giữ tính mạng cho bệnh nhân.

Biến chứng có thể gặp khi mắc ung thư tuyến nước bọt

Bên cạnh các biểu hiện bất thường gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, dưới đây là một số biến chứng do ung thư tuyến nước bọt gây nên: Liệt mặt, chảy máu, hội chứng Frey, di căn và tử vong.

Do đó, khuyến cáo không được chủ quan các triệu chứng bất thường mà cơ thể gặp phải. Cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến nước bọt

Nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến nước bọt đến hiện tại các chuyên gia y tế vẫn chưa thực sự tìm ra. Tuy nhiên, dựa vào nghiên cứu từ những bệnh nhân bị căn bệnh này, các nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh lý này xảy ra khi các tế bào tuyến nước bọt có đột biến AND. Các tế bào đột biến phân tách và tạo ra nhiều tế bào ác tính, đồng thời các tế bào ADN gốc lại bị tiêu biến dần, tình trạng này tiếp diễn tới khi nhóm tế bào bị đột biến tích tụ tạo thành các khối u.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, có thể kiểm soát được bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư tuyến nước bọt

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh này, như:

  • Tác động của môi trường: Những môi trường ô nhiễm tác động rất lớn đến sức khỏe. Đặc biệt, làm việc trong các môi trường: Mỏ than, sắt, nhựa đường,… nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt càng cao;

  • Tác động của rượu, bia: Một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với ung thư tuyến nước bọt – lý do khiến những người đàn ông hay uống nhiều rượu bia mắc phải ung thư tuyến nước bọt;

  • Tác động tia bức xạ: Tia bức xạ cực kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nguyên nhân gây nên ung thư tuyến nước bọt và các loại ung thư khác;

  • Thói quen sinh hoạt: Nhiều thói quen xấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe: Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, chế độ ăn uống không phù hợp (ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ nhưng lại tiêu thụ rất ít các loại rau xanh), nạp vào cơ thể thức ăn không cần thiết. Thức ăn chưa được chế biến chín, bị nấm mốc,… đều ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến nước bọt và các loại ung thư khác;

  • Hút thuốc: Khói thuốc chứa rất nhiều chất kích thích độc hại, không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà con gây hại đến tuyến nước bọt;

  • Tuổi càng cao thì khả năng mắc ung thư tuyến nước bọt càng cao;

  • Bệnh ung thư tuyến nước bọt xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới;

  • Nhiễm virus: Tăng nguy cơ ung thư tuyến nước bọt. Virus Epstein Barr (EBV) – Ung thư biểu mô bạch huyết là một loại ung thư biểu mô không biệt hóa chiếm < 1% các khối u tuyến nước bọt; ung thư biểu mô bạch huyết có liên quan chặt chẽ với EBV ở những nơi có EBV.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ung thư tuyến nước bọt

Chẩn đoán xác định ung thư là bước đầu tiên khi bệnh nhân đến với bác sĩ. Chẩn đoán bệnh ung thư tuyến nước bọt, bên cạnh việc thăm khám và khai thác tiền sử của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm sau:

  • Sinh thiết: Mẫu bệnh phẩm được lấy đi xét nghiệm để xác định ung thư.

  • Chụp X–Quang: Chụp X–Quang hàm và răng để tìm khối u,... 

  • Chụp cắt lớp (CT): Đánh giá kích thước khối u.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đánh giá được phạm vi, vị trí và kích thước khối u cũng hạch bạch huyết phì đại, tình trạng di căn của khối u.

  • Chụp PET–CT: Xác định tổn thương lành tính hay ác tính của khối u. Ngoài ra, chụp PET/CT có thể giúp:

Phát hiện tổn thương nguyên phát;

Đánh giá giai đoạn bệnh;

Đánh giá, theo dõi đáp ứng của quá trình điều trị ung thư;

Xác định đúng vị trí cần thực hiện sinh thiết;

Lập kế hoạch xạ trị.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến nước bọt

Nguyên tắc điều trị:

  • Ung thư tuyến nước bọt là bệnh phức tạp, khó lường. Việc điều trị căn bệnh này được tiến hành khá thận trọng và tỉ mỉ. Bệnh nhân được xét nghiệm, phân tích kỹ càng, xác định rõ giai đoạn của bệnh rồi sau đó mới bắt đầu lựa chọn phương án điều trị tối ưu.

  • Phác đồ điều trị còn tùy thuộc vào giai đoạn căn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các bác sĩ thường kết hợp từ hai phương án trở lên để tối ưu hóa tỷ lệ sống cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị:

Tùy vào mức độ tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liệu pháp nào để điều trị. Điều trị ung thư tuyến nước bọt thường kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư và khối u tốt nhất. 

  • Phẫu thuật: Phương pháp chính sử dụng điều trị ung thư tuyến nước bọt. Phẫu thuật loại bỏ khối ung thư và các mô khỏe mạnh lân cận để đảm bảo không bỏ sót tế bào ung thư. Mức độ phát triển và xâm lấn của khối u cùng cấu trúc lân cận ảnh hưởng đến việc có thể cắt bỏ hoàn toàn khối u hay không. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật thường kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị để nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Hóa trị liệu: Phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt di căn, tiêu diệt số lượng lớn tế bào ung thư và tế bào lành trong khu vực mắc bệnh này. Vì thế, phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, có thể kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị.

  • Xạ trị: Được sử dụng như phương pháp điều trị chính khi không thể tiến hành hoặc không muốn phẫu thuật. Áp dụng khi khối ung thư tuyến nước bọt di căn đến các mô xung quanh. Các tia phóng xạ năng lượng cao được sử dụng để thu nhỏ kích thước khối u cũng như tiêu diệt tế bào ung thư di căn. Kỹ thuật này thường được kết hợp với hóa trị và phẫu thuật để tăng hiệu quả.

  • Liệu pháp điều trị đích: Đây là liệu pháp điều trị ung thư mới đang được nghiên cứu phát triển để điều trị ung thư nói chung và ung thư tuyến nước bọt nói riêng. Phương pháp này sử dụng thuốc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư, tuy nhiên việc ứng dụng điều trị còn nhiều hạn chế. 

  • Điều trị miễn dịch: Phương pháp hứa hẹn là một hướng điều trị mới. Các thuốc miễn dịch: Pembrolizumab, Atezolizumab,… đang được áp dụng vào điều trị, đem lại nhiều kết quả khả quan.

Khi bệnh ở giai đoạn IV, khối u đã lan rộng sang cơ quan xung quanh hoặc di căn đến bộ phận xa hơn thì việc điều trị rất tốn kém và khó khăn, điều trị chủ yếu làm giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp hạn chế diễn tiến của ung thư tuyến nước bọt

Chế độ sinh hoạt:

  • Tăng cường vận động thân thể mỗi ngày. Hạn chế căng thẳng và duy trì lối sống tích cực.

  • Tránh xa các nguồn gây hại cho sức khỏe.

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi có những bất thường xuất hiện trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe.

  • Sau quá trình xạ trị, vùng đầu và cổ thường bị khô miệng gây khó chịu, có thể dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên trong miệng, sâu răng, các vấn đề về răng, khó ăn, khó nuốt và nói.

Bạn có thể hạn chế khô miệng và các biến chứng:

  • Đánh răng: Nên sử dụng bàn chải lông mịn để chải răng nhẹ nhàng nhiều lần mỗi ngày và báo với bác sĩ nếu miệng trở nên quá nhạy cảm ngay cả khi đánh răng nhẹ nhàng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Tham khảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh từ các chuyên gia dinh dưỡng.
  • Giữ ẩm miệng bằng nước hoặc kẹo không đường.
  • Tránh các loại thực phẩm, đồ uống có tính acid hoặc nhiều gia vị.
  • Tránh sử dụng đồ uống chứa caffeine và cồn.
  • Tránh các loại thực phẩm khô.

Phương pháp phòng ngừa ung thư tuyến nước bọt

Để có một sức khỏe tốt và không bị mắc bệnh ung thư tuyến nước bọt, cần có cách phòng tránh cho bản thân mình:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Ít nhất vệ sinh răng miệng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.

  • Không hút thuốc: Thuốc lá cực kì nguy hại cho sức khỏe, ngay từ bây giờ phải cai thuốc lá.

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất: Các loại hóa chất: Thuốc diệt cỏ, benzen,... là một trong những nguy cơ chính cho việc phát triển bệnh ung thư tuyến nước bọt. Trong trường hợp bất khả kháng, cố gắng giảm thiểu thời gian tiếp xúc và mang đồ bảo hộ: Găng tay, khẩu trang,...

  • Tránh tiếp xúc bức xạ: Giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các tia nồng độ cao vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh;

  • Tập thể dục thường xuyên: Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày cho sức khỏe của bạn. Thể dục đã được chứng minh rằng có thể ngăn ngừa ung thư, và ung thư tuyến nước bọt cũng không phải ngoại lệ.

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, đồng thời giảm thiểu tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Bổ sung lượng nước đầy đủ mỗi ngày.

  • Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm những bất thường, đặc biệt đối tượng có nguy cơ cao.

Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là bệnh không thể điều trị được. Điều quan trọng nhất trong việc chống lại ung thư chính là người bệnh cần có thái độ lạc quan và kiên trì điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, những người có thái độ sống tích cực kết hợp với phương pháp điều trị hợp lý đã kéo dài được tuổi thọ và chống lại được căn bệnh ung thư.

 
Nguồn tham khảo
  1. https://www.mayoclinic.org/
  2. https://www.msdmanuals.com/

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024