Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/07/2023 21:07 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Nấm lưỡi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng bệnh


Nấm lưỡi là bệnh rất phổ biến ở nhiều đối tượng. Bệnh do loại nấm men có tên là Candida albicans gây nên. Đặc biệt ở trẻ em, bệnh nấm lưỡi gây đau nhức, khó chịu, khiến trẻ hay quấy khóc, bỏ bú, ăn uống kém… Mặc dù không nguy hiểm nhưng nó lại khiến người bệnh gặp khá nhiều bất tiện trong ăn uống và cả sinh hoạt hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Nấm lưỡi là gì? 

Nấm lưỡi là tình trạng nhiễm nấm ở vùng niêm mạc bao phủ bên trong khoang miệng, được gây ra chủ yếu do sự phát triển quá mức của nấm Candida albicans, một loại nấm thường trú trong khoang miệng chúng ta. Khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường, Candida albicans có mặt trong khoang miệng với lượng nhỏ, không gây hại cho cơ thể.

Nấm lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Biểu hiện thường thấy là trên lưỡi xuất hiện các bợn màu trắng phủ lên bề mặt và khiến trẻ bị đau, khó nuốt thức ăn. Bệnh gây chứng biếng ăn, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, chữa lâu khỏi và ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nấm lưỡi

Trong giai đoạn đầu, nấm lưỡi có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi tình trạng nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn, sẽ xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Xuất hiện những mảng loang lổ màu trắng kem trên lưỡi. Sau đó chuyển thành những mảng vàng như phomai, xanh, có khi gặp những mảng đen, hoại tử trong trường hợp nặng.
  • Chảy máu lưỡi, đặc biệt là khi chạm vào lưỡi.
  • Cảm thấy đau nhức hoặc đau rát khi nuốt nước bọt. Đặc biệt khi ăn những đồ rắn, cay, nóng càng thấy đau rát hơn.
  • Khó nuốt nhất là khó nuốt những thức ăn cứng. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân hầu như không ăn uống được.
  • Có cảm giác khô lưỡi.
  • Mất vị giác, cảm giác ăn không ngon miệng.

Ở trẻ bị nấm lưỡi thường có các triệu chứng:

  • Bỏ bú, khó ăn uống, quấy khóc liên tục.
  • Đầu lưỡi đỏ, lưỡi loang lổ.
  • Trẻ bú mẹ có thể làm mẹ bị nhiễm nấm gây đầu vú đỏ, ngứa, nứt, da bong trên đầu núm vú, đau rát mỗi khi cho con bú.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nấm lưỡi

Nấm lưỡi tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chúng sẽ lây lan ra và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng:

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra đặc biệt là trẻ nhỏ, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nấm lưỡi

Khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường, Candida albicans có mặt trong khoang miệng với lượng nhỏ. Bình thường, nấm này không gây bệnh. Tuy nhiên một số nguyên nhân tạo điều kiện cho chúng phát triển gây bệnh nấm lưỡi:

  • Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị và xạ trị, có thể làm chết các tế bào khỏe mạnh. Điều này khiến bạn dễ bị nấm lưỡi và các bệnh nhiễm trùng khác.
  • Các tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, chẳng hạn như bệnh bạch cầu và HIV;
  • Mất cân bằng độ pH tại niêm mạc.
  • Vệ sinh miệng không tốt.
  • Bệnh tiểu đường không được kiểm soát sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch và gây ra lượng đường trong máu cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Candida albicans phát triển.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải nấm lưỡi?

Nấm lưỡi là một bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ ai. Tuy nhiên, một số người dễ mắc bệnh này hơn nếu có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi do hệ miễn dịch yếu, khó đẩy lùi được các loại vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
  • Ở những người bị những bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch như HIV, đái đường,...
  • Những bệnh nhân hay dùng corticoid thường xuyên.
  • Dùng kháng sinh kéo dài.
  • Bệnh nhân ung thư đang sử dụng hóa chất.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nấm lưỡi

Các yếu tố làm tăng nguy cơ Nấm lưỡi: 

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ không đúng cách;
  • Có sức đề kháng yếu;
  • Cặn sữa bám trên lưỡi sau khi bú, uống sữa, ăn để lâu ngày sẽ hình thành một lớp màng trắng bao phủ trên lưỡi;
  • Sữa mẹ cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ;
  • Lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá;
  • Nấm lưỡi cũng có thể lây trực tiếp nên có thể lây khi hôn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng với những bệnh nhân bị nấm lưỡi, nấm âm đạo, nấm dương vật, nấm hậu môn…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nấm lưỡi

Nếu bạn thấy một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị bệnh nấm lưỡi. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải, kiểm tra thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm. Những xét nghiệm thường thấy như:

  • Sinh thiết: Bác sĩ sẽ sẽ cạo một phần nhỏ vết sưng từ lưỡi của bạn để quan sát trên kính hiển vi.
  • Nội soi họng: Sử dụng phương pháp cấy gạc họng hoặc nội soi để xác định chẩn đoán bạn có bị nấm lưỡi không.
  • Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để xác định bạn có đang mắc bệnh nào là nguyên nhân gây nấm lưỡi không.

Điều này rất quan trọng để có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

Phương pháp điều trị Nấm lưỡi hiệu quả

Điều trị nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần lựa chọn dung dịch chống nấm có tính an toàn cao, vừa phải đảm bảo diệt nấm cho bé.

  • Dung dịch Nystatin: Đây là dung dịch chứa thuốc kháng nấm, dùng để rơ lưỡi cho bé, bình thường nên rơ 4 lần/ngày trong vòng ít nhất là 7 ngày và nên kéo dài thêm 2 ngày sau khi các mảng trắng biến mất.
  • Kem Miconazole: Cũng là một loại thuốc kháng nấm, thích hợp cho trẻ em từ 4 tháng tuổi.

Điều trị nấm lưỡi ở người lớn

  • Dùng thuốc súc miệng và xịt tại chỗ để chống nấm trong những trường hợp nhẹ.
  • Những trường hợp nặng hơn hoặc điều trị tại chỗ không có kết quả thì cần sử dụng thuốc chống nấm toàn thân. Một số thuốc có thể sử dụng: Nystatin, Miconazol, Fluconazol, Clotrimazol. Trong trường hợp nhiễm nấm nặng có thể sử dụng thuốc amphotericin B.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nấm lưỡi

Chế độ dinh dưỡng:

  • Uống nhiều nước.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho sức khỏe trẻ như đạm, xơ, vitamin nhóm B như gan, thịt, trứng, rau xanh, nấm, vitamin C như các loại hoa quả, rau xanh.

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị;
  • Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng;
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng;
  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị;
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Phương pháp phòng ngừa nấm lưỡi hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Vệ sinh răng miệng tốt. Súc miệng thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý  tạo độ ẩm và sự cân bằng cho hệ thống niêm mạc lưỡi;
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích như rượu, bia,...
  • Tránh dùng chung các đồ vệ sinh cá nhân cũng như những tiếp xúc trực tiếp với những bệnh nhân bị nấm lưỡi, nấm âm đạo, nấm hậu môn hay nấm men dương vật để phòng ngừa lây từ bạn tình bị mắc bệnh.

Đối với trẻ nhỏ, để phòng ngừa bệnh hiệu quả nên:

  • Trẻ nhỏ sau khi ăn hoặc bú cần được vệ sinh răng, miệng và lưỡi sạch sẽ;
  • Sử dụng gạc mềm và nước muối sinh lý lau nhẹ hoặc cho trẻ uống nước sau ăn, bú để làm sạch khoang miệng và lưỡi;
  • Vệ sinh bình sữa, núm vú trước khi sử dụng;
  • Không dùng chung bình sữa, núm vú và các vật dụng cá nhân để tránh lây bệnh;
  • Nên vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ thật sạch sau mỗi lần cho trẻ uống thuốc nhằm giảm khả năng mắc bệnh hoặc giúp bệnh nấm lưỡi tự hết mà không cần dùng loại thuốc khác.
 
Nguồn tham khảo
  1. https://www.healthline.com/health/thrush#treatment.

  2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/178864.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024