Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/06/2023 12:06 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Chàm môi là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa


Chàm môi là một tình trạng viêm da ở môi mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến di truyền, hệ thống miễn dịch, yếu tố môi trường hoặc một số tình trạng liên quan đến thói quen, lối sống của người bệnh như: Liếm môi, sử dụng son môi dễ gây kích ứng… Biểu hiện từ các mức độ nhẹ với các triệu chứng khô môi, nứt môi, tróc vảy trên môi đến các biểu hiện nặng hơn như đỏ, sưng da môi, ngứa, loét, mụn nước…

Tìm hiểu chung

Chàm môi là gì? 

Chàm môi hay còn gọi là viêm da môi, viêm môi có vảy tiết, đây là bệnh lý khá phổ biến với các biểu hiện ở mức độ nhẹ như khô môi, nứt môi, tróc vảy, ngứa trên môi đến các biểu hiện nặng hơn với các phản ứng viêm lan rộng ra vùng da quanh miệng như đỏ, da phù nề, ngứa, loét, mụn nước… Nguyên nhân có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, hệ thống miễn dịch, yếu tố môi trường hoặc một số tình trạng liên quan đến thói quen, lối sống của người bệnh như liếm môi, sử dụng son môi dễ gây kích ứng…

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của chàm môi

Môi khô, bong vảy.

Môi bị viêm, mẫn đỏ, ngứa.

Các triệu chứng của chàm môi có thể xảy ra ở cả môi trên và môi dưới, lan rộng ra xung quanh môi, khu vực da xung quanh miệng.

Thay đổi màu sắc da xung quanh môi sang màu nâu đỏ hoặc nâu đối với người da trắng, còn đối với người da sẫm màu, da có thể sáng hơn hoặc sẫm màu hơn.

Tác động của chàm môi đối với sức khỏe

Chàm môi gây đau, ngứa, khó chịu, đau rát, môi khô, bong tróc ra từng mảng lớn, nếu nặng gây lở loét, mụn nước mọc xung quanh miệng, gây bất tiện cho người bệnh trong ăn uống, giao tiếp.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chàm môi

Chàm môi nếu không được điều trị dễ gây nhiễm trùng và để lại sẹo, nặng hơn là tình trạng bội nhiễm gây nguy hiểm.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, hoặc khó chịu đến mức tình trạng ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày, nhiễm trùng da quanh môi, các vệt đỏ, mủ, vảy vàng hoặc tiếp tục gặp các triệu chứng mặc dù đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến chàm môi

  • Thói quen liếm môi.

  • Ô nhiễm môi trường.

  • Môi trường lạnh, độ ẩm thấp, gió.

  • Các dị nguyên: Nghề nghiệp tiếp xúc với chất gây kích ứng, chất gây kích ứng trong mỹ phẩm son môi, son dưỡng môi, kem chống nắng, sản phẩm trang điểm hoặc sơn móng tay như hương liệu, dầu thầu dầu, keo ong, myroxylon pereirae và niken..., sản phẩm vệ sinh răng miệng như kem đánh răng và nước súc miệng, và một số loại thực phẩm như xoài, trái cây họ cam quýt và quế.

  • Yếu tố di truyền: Chàm môi có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Bệnh liên quan nhiều giữa anh chị em ruột hơn là giữa con cái với bố mẹ do ảnh hưởng của môi trường trong thời kỳ thơ ấu.

  • Bệnh nhân bị viêm da cơ địa hoặc có tiền sử bệnh cơ địa.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải chàm môi?

Tiền sử gia đình hoặc tiền sử cá nhân bị chàm (viêm da cơ địa), hen suyễn, dị ứng.

Bệnh nhân có sự thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể (bệnh nhân nữ).

Các khuyết tật trên da cho phép hóa chất xâm nhập dễ dàng hơn và khiến bạn dễ bị bùng phát.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chàm môi

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chàm môi, bao gồm:

  • Khói;

  • Phấn hoa;

  • Ăn một số loại thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng;

  • Nhạy cảm với nhiệt hoặc lạnh;

  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên;

  • Tiếp xúc với lông động vật.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chàm môi

Dựa vào các triệu chứng xảy ra trên môi để chẩn đoán bệnh.

Phương pháp điều trị chàm môi hiệu quả

Đối với trường hợp chàm môi mức độ nhẹ, mục đích của việc điều trị để giữ cho môi tránh bị khô, nứt nẻ, ngứa, một số chế phẩm có thể được sử dụng để dưỡng ẩm môi như như vaseline, son dưỡng môi với các thành phần như dầu khoáng, các loại dầu thực vật, bơ hạt mỡ, vitamin E… bôi nhiều lần trong ngày. Các sản phẩm này nên được bôi khi da còn hơi ẩm để giúp hấp thu một cách tốt nhất, tốt nhất là sau khi tắm hoặc khi rửa mặt vào buổi sáng và tối. 

Đối với các trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm (các sản phẩm có 1% hydrocortisone), kháng histamin để giảm tình trạng ngứa nghiêm trọng, trong trường hợp có nhiễm trùng xảy ra các thuốc kháng sinh có thể được chỉ định.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chàm môi

Chế độ sinh hoạt:

  • Cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể (2 - 3 lít/ngày).

  • Sau khi ăn phải vệ sinh kỹ càng môi, da quanh miệng.

  • Hạn chế các đồ ăn nhiều gia vị cay nóng.

  • Hạn chế liếm môi và cạy bóc vảy trên môi.

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng.

Phương pháp phòng ngừa chàm môi hiệu quả

 Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tránh stress, giảm bớt căng thẳng: Tình trạng này có thể làm tăng phản ứng dị ứng của cơ thể (có thể tập thiền, yoga và học các kỹ thuật thở êm dịu).

  • Dưỡng ẩm cho môi thường xuyên: Sử dụng kem dưỡng vào buổi sáng và buổi tối. 

  • Tránh thời tiết khắc nghiệt: Lạnh vào mùa đông và nóng bức vào mùa hè. Tránh xa nhiệt độ nóng, khắc nghiệt.

  • Nếu bệnh chàm của bạn được kích hoạt bởi phản ứng dị ứng, hãy tránh bất kỳ loại thực phẩm và sản phẩm nào có chứa chất gây dị ứng đó. 

  • Đối với các trường hợp chàm môi nghi ngờ khởi phát bởi phản ứng dị ứng, hãy ngưng ngay việc tiếp xúc với tác nhân đó và sau này tránh tiếp xúc lại (ví dụ son môi, các sản phẩm chăm sóc hay thức ăn…) sẽ giúp giảm bệnh và bệnh ít tái phát hơn.

 
Nguồn tham khảo
  1. Mayoclinic: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

  2. Bộ y tế (2015), Hướng dẫn và chẩn đoán điều trị các bệnh da liễu.

  3. https://suckhoedoisong.vn/nhung-dang-thuong-gap-cua-benh-cham-moi-va-cach-xu-tri-tai-nha-169210922135334253.htm

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024