Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/06/2023 22:06 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Một số kiến thức về hiện tượng thở Kussmaul


Tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thở Kussmaul. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về dạng rối loạn nhịp thở này thông qua bài viết sau của nhà thuốc Long Châu nhé!

Nguyên nhân dẫn đến thở Kussmaul

Thở Kussmaul được đặt theo tên của tiến sĩ Adolf Kussmaul, một bác sĩ người Đức, người đã miêu tả kiểu thở này lần đầu vào năm 1874. Rối loạn nhịp thở kiểu Kussmaul là kết quả khi cơ thể cố gắng duy trì mức độ pH trong khoảng 7,35 - 7,45, có như vậy cơ thể mới cân bằng mà không bị đảo lộn. Nếu pH cơ thể tăng hoặc giảm quá mức thì cần phải bù đắp để đảm bảo sự ổn định. Thở Kussmaul được kích hoạt trong trường hợp này.

Một số kiến thức về hiện tượng thở Kussmaul 1

Thở Kussmaul là một dạng rối loạn nhịp thở

Những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi pH và thở Kussmaul có thể bao gồm:

Tiểu đường dẫn đến nhiễm toan ceton

Thở Kussmaul thường do nhiễm toan ceton trong tiểu đường, một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường loại 1 và 2. Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc không xử lý glucose đúng cách, đó có thể dẫn đến mất nước và phân hủy chất béo để tạo năng lượng, với kết quả là ceton tích tụ trong máu, gây ra tình trạng nhiễm toan ceton. Các sản phẩm phụ chất béo, như ceton, có tính axit mạnh, có thể tích tụ axit trong cơ thể bệnh nhân.

Quá trình nhiễm toan ceton do tiểu đường dẫn đến thở Kussmaul được giải thích như sau: Tăng lượng ceton trong cơ thể làm tích tụ axit trong máu, kích thích hệ thống hô hấp hoạt động để thở nhanh hơn. Thở nhanh hơn giúp loại bỏ hơn khí CO2 (hợp chất có tính axit trong máu). Nếu mức độ axit vẫn tiếp tục tăng mà không được điều trị, cơ thể sẽ gửi tín hiệu cho phép thở mạnh hơn, dẫn đến tình trạng khó thở dạng Kussmaul với hơi thở sâu và nhanh để giải phóng nhiều CO2 nhất có thể.

Một số kiến thức về hiện tượng thở Kussmaul 2

Tiểu đường có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến thở Kussmaul

Một số nguyên nhân khác

Có một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra chứng thở Kussmaul bao gồm suy nội tạng (suy gan, suy tim, suy thận), một số loại ung thư, lạm dụng rượu trong thời gian dài, ăn phải các chất độc như salicylat, etanol, metanol hoặc chất chống đông, co giật, nhiễm trùng huyết và vận động quá sức. Tất cả những trường hợp này đều dẫn đến tích tụ axit trong máu. 

Trừ việc vận động quá sức, hầu hết các nguyên nhân gây ra chứng thở Kussmaul đều liên quan đến các yếu tố chuyển hóa. Điều này cho thấy các cơ quan chịu trách nhiệm lọc các chất thải trong cơ thể không đáp ứng được nhu cầu lọc thải như mong muốn. Những chất thải có tính axit sẽ tích tụ trong máu và buộc cơ thể phải thở Kussmaul để giữ cho pH cân bằng.

Triệu chứng của thở Kussmaul

Các triệu chứng của thở Kussmaul bao gồm: Thở sâu, nhịp thở nhanh, đều và nhất quán về nhịp điệu và tỷ lệ. Một số người miêu tả cảm giác thở Kussmaul tương tự như bị "đói không khí", khiến họ thở hổn hển hoặc trong trạng thái lo lắng. Những người mắc chứng rối loạn nhịp thở kiểu Kussmaul không thể kiểm soát được cách thở và thường có hơi thở sâu và mạnh, sản sinh tiếng hít rõ ràng khi hít vào và thở ra.

Việc nhận diện các dấu hiệu cảnh báo tình trạng này rất quan trọng, bởi vì thở Kussmaul thường là biểu hiện của nhiễm toan ceton do đái tháo đường. Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm lượng đường trong máu cao, buồn nôn hoặc nôn ói, cực kỳ khát nước, tiểu nhiều lần, lo lắng, hơi thở có mùi ngọt hoặc mùi trái cây, nồng độ ceton trong nước tiểu cao và kiệt sức.

Một số kiến thức về hiện tượng thở Kussmaul 3

Cần lưu ý khi cơ thể có dấu hiệu thở Kussmaul

Phương pháp điều trị thở Kussmaul

Để điều trị chứng rối loạn nhịp thở kiểu Kussmaul, cần giải quyết nguyên nhân gây ra nó. Thông thường, khi xuất hiện triệu chứng này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhập viện. Điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường bao gồm điều trị bù dịch và điện giải qua đường tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể được sử dụng insulin thông qua đường tĩnh mạch để hạ đường huyết về mức ổn định. Trong trường hợp tăng ure máu, bệnh nhân có thể cần được lọc máu để giảm sự tích tụ của các chất độc dư thừa trong máu mà thận không thể lọc kịp.

Cách phòng ngừa chứng thở Kussmaul

Để ngăn chặn khó thở dạng Kussmaul, bệnh nhân cần quản lý cẩn thận các bệnh lý mãn tính. Cụ thể:

  • Nếu bạn bị tiểu đường, cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị, bao gồm: Sử dụng thuốc theo chỉ định, ăn uống lành mạnh và khoa học, nạp đủ nước cho cơ thể, theo dõi lượng đường trong máu và kiểm tra nồng độ ceton trong nước tiểu khi cần thiết.
  • Nếu bạn gặp vấn đề liên quan đến thận, cần áp dụng chế độ ăn uống tốt cho thận, tránh sử dụng rượu bia, cung cấp đủ nước cho cơ thể và kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Thở Kussmaul là tình trạng đặc trưng bởi kiểu thở nhanh và thở sâu, là dấu hiệu cho thấy độ pH trong cơ thể mất cân bằng và cần loại bỏ CO2 (hợp chất có tính axit trong máu). Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng của rối loạn nhịp thở kiểu Kussmaul, nên đến trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024