Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/06/2023 22:06 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Nếu trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không? Cần lưu ý gì khi cho trẻ tiêm phòng?


Một trong những biện pháp chăm sóc cần thiết và có ý nghĩa suốt cuộc đời đối với sức khỏe của trẻ đó là việc tiêm phòng. Nhưng liệu rằng trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không? Các trường hợp nào được khuyến khích tiêm và các trường hợp nào phải hoãn tiêm? Để trả lời cho câu hỏi này, mẹ đừng bỏ qua bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!

Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không?

Tiêm phòng là một biện pháp giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm do các loại virus khác nhau và giúp xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cho trẻ. Nhiều phụ huynh không biết rằng liệu trẻ bị ho đờm có tiêm phòng được không? Họ nghĩ tiêm phòng sẽ không mang lại hiệu quả tốt nhất khi tình trạng sức khỏe của con đang không ổn định.

Thực tế sẽ không có câu trả lời nào là hoàn toàn chính xác cho câu hỏi trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không. Đáp án cụ thể còn tùy thuộc vào nguyên nhân và biểu hiện triệu chứng ho đờm của trẻ.

Ho có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra, đây là hai nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ho. Trong trường hợp ho do nhiễm vi khuẩn, trẻ cần được thăm khám và điều trị cho đến khi khỏi ho trước khi tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho do virus, bệnh lý này sẽ thường tự khỏi mà không cần sử dụng kháng sinh và vẫn có thể tiêm phòng như bình thường.

Để xác định nguyên nhân gây ho do vi khuẩn hay virus, quý phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín. Khi đến tiêm phòng cho trẻ, hãy thông báo cho nhân viên y tế để họ có thể tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng trước khi tiêm phòng cho trẻ.

Nếu trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không? Cần lưu ý gì khi cho trẻ tiêm phòng? 1
Trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không là băn khoăn của nhiều phụ huynh

Những trường hợp không được khuyến cáo tiêm phòng

Theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em được Bộ Y tế ban hành vào ngày 14/6/2019 tại Quyết định số 2470/QĐ-BYT, quy định các trường hợp tạm hoãn và chống chỉ định tiêm phòng ở trẻ em như sau:

Các trường hợp tạm hoãn tiêm phòng

Đối với các cơ sở tiêm phòng tại bệnh viện và tiêm phòng ngoài bệnh viện, một số trường hợp cần tạm hoãn tiêm phòng sau đây:

  • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan hoặc đang trong trạng thái hôn mê. Tiêm chủng chỉ khi sức khỏe trẻ đã ổn định.
  • Trẻ đang mắc các bệnh cấp tính hoặc bị nhiễm trùng. Tiêm chủng chỉ khi sức khỏe của trẻ đã ổn định.
  • Thân nhiệt của trẻ hạ ≤ 35,5°C hoặc tăng ≥ 37,5°C (nhiệt độ đo tại nách).
  • Tạm hoãn tiêm ngừa vắc xin sống giảm độc lực đối với trẻ dùng các sản phẩm có chứa globulin miễn dịch trừ kháng huyết thanh viêm gan B trong 3 tháng trước đó.
  • Tạm hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực với trẻ đang điều trị hoặc vừa kết thúc điều trị bằng corticoid với liều cao tương đương prednisone ≥ 2mg/kg/ngày, xạ trị, hóa trị trong vòng 14 ngày trước đó.
  • Trẻ có cân nặng dưới 2000g: Chuyển đến bệnh viện để được khám sàng lọc và tiêm chủng.
  • Trẻ có tiền sử phản ứng tăng dần với cùng loại vắc xin sau các lần tiêm chủng trước (Ví dụ: Không có sốt ở lần tiêm trước, nhưng có sốt cao trên 39°C ở lần tiêm sau...) thì chuyển đến bệnh viện để được khám sàng lọc và tiêm chủng.
  • Trẻ mắc bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ tiêu hóa, hệ máu, hệ tiết niệu, hoặc đang trong giai đoạn không ổn định của quá trình điều trị ung thư: Chuyển đến bệnh viện để được khám sàng lọc và tiêm chủng.
  • Các trường hợp tạm hoãn tiêm khác, tuân theo hướng dẫn nhà sản xuất của từng loại vắc xin đó.
Nếu trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không? Cần lưu ý gì khi cho trẻ tiêm phòng? 2

 

Cần tạm hoãn tiêm ngừa đối với trẻ mắc các bệnh mạn tính

Các trường hợp chống chỉ định

Bên cạnh một số trường hợp có thể tạm hoãn lịch tiêm phòng, mẹ cũng cần đặc biệt chú ý đối với một số trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin sau đây:

  • Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin cùng thành phần trước đó. Bao gồm sốt cao trên 39°C kèm co giật, dấu hiệu não/màng não, tím tái và khó thở.
  • Trẻ đang bị suy giảm miễn dịch, bao gồm một số bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn IV hoặc có các biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng: Việc tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực sẽ bị chống chỉ định.
  • Các trường hợp chống chỉ định khác thì nên tuân theo hướng dẫn nhà sản xuất của từng loại vắc xin đó.

Có những lưu ý nào khi cho trẻ tiêm phòng?

Trả lời cho câu hỏi liệu trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không, các chuyên gia nhận định rằng: Không có câu trả lời chính xác cho trường hợp trên. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân, dấu hiệu, tình trạng ho đờm ở trẻ để có cách xử lý phù hợp trên từng đối tượng. Dựa theo các phân tích trên, có thể nhận thấy rằng trong một số trường hợp, bé bị ho đờm vẫn có thể tiêm phòng như:

  • Trường hợp bé ho do virus và có khả năng tự khỏi mà không cần sử dụng kháng sinh.
  • Bé ho và sổ mũi nhẹ mà không có dấu hiệu sốt.
  • Bé đang sử dụng loại siro ho không ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin.

Trường hợp trẻ đến lịch tiêm phòng nhưng bị ốm thì có tiêm được không? Trẻ bị ốm làm nhỡ lịch tiêm phòng sẽ không làm mất hiệu quả của vắc xin. Điều này là bởi hai lý do sau:

  • Độ tuổi tối thiểu: Các mũi tiêm phòng được khuyến cáo tuân theo độ tuổi tối thiểu để đảm bảo trẻ không bị nhiễm các vi khuẩn và virus gây bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ đang ốm sốt và không thể tiêm đúng độ tuổi khuyến cáo, việc hoãn tiêm sẽ không làm giảm hiệu quả vắc xin.
  • Khoảng cách tối thiểu: Theo khuyến cáo về tiêm phòng, quan trọng là tuân thủ khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm. Không có một quy định nào về khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm. Nếu trẻ đã tiêm mũi 1 và đến lịch tiêm mũi 2 hoặc mũi 3 nhưng đang bị ốm sốt, việc hoãn tiêm cho đến khi trẻ khỏe lại cũng sẽ không làm giảm đi hiệu quả của vắc xin.

Tóm lại, khi trẻ bị ốm và không thể tuân theo lịch tiêm phòng, việc hoãn tiêm đến khi trẻ hồi phục không làm mất hiệu quả của vắc xin. Nếu tình trạng sức khỏe hoặc các triệu chứng bệnh của bé ở mức độ nhẹ vẫn có thể cho bé tiêm phòng đúng lịch để đảm bảo hệ miễn dịch phát triển tốt nhất cho bé.

Nếu trẻ ho có đờm có tiêm phòng được không? Cần lưu ý gì khi cho trẻ tiêm phòng? 4

Luôn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi tiêm ngừa cho bé




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024