Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/06/2023 22:06 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Bị ho nên uống gì và kiêng gì? Những lưu ý dành cho người bị ho


Tình trạng ho tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài có thể khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Nhiều người bị ho thường tìm tới các loại thuốc để giảm ho nhanh chóng, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng cần thiết và tốt cho sức khỏe. Một chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp cải thiện ho hiệu quả. Vậy bị ho nên uống gì và kiêng gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!

Bị ho nên uống gì?

Bị ho nên uống gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số thức uống giúp cải thiện tình trạng ho của bạn hiệu quả:

Trà gừng mật ong

Gừng có tác dụng làm dịu cơn ho bằng cách làm ấm họng, kháng khuẩn và làm tan đờm. Bên cạnh đó, mật ong có tính kháng viêm, sát khuẩn cao, có thể làm giảm những cơn ho cấp tính ở cả trẻ em và người lớn hiệu quả. Sự kết hợp giữa mật ong và gừng là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang thắc mắc bị ho nên uống gì.

Bạn chỉ cần pha một tách trà gừng ấm, sau đó cho thêm một chút mật ong (khoảng 1 thìa cà phê) là đã có một thức uống vừa thơm ngon, vừa ấm bụng lại có tác dụng trị ho hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi sử dụng mật ong để tránh nguy cơ ngộ độc.

Bị ho nên uống gì và kiêng gì? Những lưu ý dành cho người bị ho 1
Trà gừng mật ong là câu trả lời không thể bỏ qua cho câu hỏi “Bị ho nên uống gì?”

Nước ép trái cây

Các loại nước ép rau củ, trái cây giúp hạn chế tình trạng mất nước, đồng thời làm loãng đờm, giúp đờm dễ dàng tống ra khỏi cơ thể hơn, từ đó làm giảm các cơn ho hiệu quả. Bên cạnh đó, rau rau củ quả, trái cây còn chứa hàm lượng vitamin cao, giúp cơ thể nâng cao sức khỏe miễn dịch, tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Một số loại nước ép trái cây bạn nên sử dụng thường xuyên như nước ép cam, bưởi, dứa, táo…

Tuy nhiên, nếu bạn bị bệnh lý về dạ dày như trào ngược dạ dày và có thể đây chính là nguyên nhân gây ho thì bạn nên tránh các loại nước ép trái cây có hàm lượng acid cao như cam, chanh, bưởi.

Bị ho nên uống gì? Nước chanh mật ong

Trong chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, vừa giúp long đờm hiệu quả, vừa giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thêm vào đó, mật ong có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao. Sự kết hợp chanh và mật ong giúp bạn cảm thấy cổ họng dễ chịu, thoải mái hơn, đờm dễ loại bỏ ra ngoài hơn.

Bạn chỉ cần hòa tan từ 1 - 2 muỗng cà phê mật ong vào một ly nước chanh ấm là đã có ngay một loại nước uống ngon và giảm ho hiệu quả ngay tại nhà.

Nước ấm

Bị ho nên uống gì? Câu trả lời là nước ấm. Trên thực tế, việc uống nước ấm là rất cần thiết cho những người bị viêm họng, ho, kể cả ho khan hay ho có đờm. Với người bị ho khan, nước ấm giúp cấp ẩm cho cổ họng, giúp cổ họng ít kích thích hơn, từ đó hạn chế được tình trạng ho khan. Đối với người bị ho có đờm, uống nước ấm giúp làm long đờm, từ đó giúp loại bỏ đờm ra ngoài dễ dàng.

Bị ho nên uống gì và kiêng gì? Những lưu ý dành cho người bị ho 2
Bạn nên uống nước ấm để giữ ấm và làm ẩm họng khi bị ho

Tắc chưng đường phèn

Tắc chưng đường phèn là một sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn khi bị ho. Bạn đừng bỏ qua thức uống đơn giản nhưng giúp làm giảm ho hiệu quả này nhé. Quả tắc có chứa nhiều tinh dầu cùng các hoạt chất giúp kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus, giúp làm long đờm, giảm ho hiệu quả. Bạn có thể rửa sạch quả tắc, sau đó cắt làm đôi rồi đem hấp cách thủy cùng đường phèn và uống khi vẫn còn ấm nhé.

Trà bạc hà

Lá bạc hà trước giờ nổi tiếng với đặc tính chữa nhiều bệnh. Chính vì vậy, người ta không chỉ thường xuyên cho lá bạc hà vào những loại thức ăn, đồ uống mà còn tạo ra các loại tinh dầu bạc hà nhằm giảm các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, giảm ho. Bạn có thể uống trà ấm và cho thêm một vài lá bạc hà tươi sẽ thấy hiệu quả giảm ho đáng kinh ngạc.

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Việc súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp làm sạch họng và làm loãng đờm. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng bằng nước muối còn giúp sát khuẩn, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng, từ đó giúp làm giảm đau họng và giảm các cơn ho hiệu quả. Bạn có thể duy trì súc miệng bằng nước muối sinh lý vào sáng sớm và vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bị ho nên uống gì và kiêng gì? Những lưu ý dành cho người bị ho 3
Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp giảm ho hiệu quả

Bị ho nên kiêng gì?

Bên cạnh việc quan tâm tới vấn đề bị ho nên uống gì, bạn cũng cần lưu ý tránh uống một số loại đồ uống sau để hạn chế nguy cơ bị đau họng, ho khan hay ho có đờm. Cụ thể như sau:

  • Các loại nước lạnh, nước đá;
  • Các loại nước ngọt, nước có ga;
  • Các loại đồ uống có chứa caffeine như cà phê;
  • Các loại thức uống chứa cồn như bia, rượu, các chất kích thích khác.

Uống các loại thức uống bổ ích kết hợp với việc kiêng những loại thức uống độc hại đã giúp bạn giảm thiểu cũng như ngăn ngừa các cơn ho khó chịu.

Bị ho nên uống gì và kiêng gì? Những lưu ý dành cho người bị ho 4
Bạn cần kiêng các loại nước có ga, nước đá khi bị ho

Những lưu ý dành cho người bị ho

Bên cạnh những loại thức uống nên uống và nên tránh hàng ngày, khi bị ho người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để tình trạng ho được cải thiện và ít tái phát. Cụ thể như sau:

  • Tránh việc ăn quá no vào bữa tối: Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên những cơn ho, nhất là vào ban đêm. Chính vì vậy, hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày cũng góp phần làm giảm tình trạng ho. Việc kiểm soát lượng thức ăn thu nạp vào buổi tối giúp bạn tránh được nguy cơ trào ngược dạ dày gây ho.
  • Không hút thuốc lá: Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất độc hại, không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới đường hô hấp mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm lên nhiều lần. Chính vì vậy, tránh xa thuốc lá giúp phòng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm cũng như giảm các cơn ho hiệu quả.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày: Răng miệng không sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng, ngứa họng, ho hay các bệnh lý hô hấp khác. Thói quen này nên được duy trì đều đặn ít nhất là 2 lần/ngày vào sáng và tối.
  • Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài, nhất là nơi đông người hay những nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh như bệnh viện, đường xá ô nhiễm giúp bạn tránh mắc các bệnh lý lây truyền qua đường hô hấp, từ đó tránh được những cơn ho nguy hiểm.
  • Thường xuyên luyện tập thể thao: Việc luyện tập thể thao giúp bạn có một sức khỏe tốt, nâng cao sức đề kháng, từ đó chống chọi tốt hơn trước các tác nhân gây bệnh.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất dinh dưỡng giúp bạn có một sức khỏe miễn dịch tốt, từ đó ít mắc các bệnh lý lây truyền cũng như giảm ho hiệu quả.
Bị ho nên uống gì và kiêng gì? Những lưu ý dành cho người bị ho 5

Không hút thuốc lá để tránh tình trạng ho cũng như mắc các bệnh lý nguy hiểm




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024